CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn điều tra
4.1.1. Tình hình chung các hộ chăn nuôi
Hiện nay, phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Savannakhet đều tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, con dê thịt, gà thịt, lợn thịt, gà trứng, cá, riêng người dân của 3 huyện Kaisonphomvihan, Outhumphone và Xaybouly ngoaì phát triển chăn nuôi dê thịt, gà thịt, bò thịt còn phát triển chăn nuôi lợn khá mạnh vì con lợn được xem là vật nuôi nằm trong chiến lược sản xuất thực phẩm của Chính phủ. Trong chăn nuôi lợn các hộ thường kết hợp giữa lợn nái sinh sản và lợn thịt (chiếm 75.55%), chi có 24.44% hộ chủ yếu nuôi lợn thịt.
Các hộ chăn nuôi lợn trên cơ sở tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp và thức ăn thừa trong sinh hoạt của gia đình.
Hình 4.1. Hình thức chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra
Lực lượng lao động trực tiếp tham gia chăn nuôi lợn tại 3 huyện chủ yếu là nam chiếm 88.57% vì lực lượng này đủ sức khỏe để đảm nhiệm các công việc khó nhọc trong sản xuất nông nghiệp. Còn về trình độ học vấn của các hộ điều tra thì các hộ có trình độ học vấn ở 3 huyện tương đối còn thấp, cấp 1 và 2 là chủ yếu chiếm 62.85%, cấp 3 là 28.57 %, số còn lại 8.57% là trung cấp, cao đẳng và đại học (xem phụ lục 2)
Hình 4.2. Trình độ học vấn của các hộ chăn nuôi lợn tại 3 huyện điều tra Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra
Xu hướng thu hẹp gia đình 3 và 4 thế hệ sang gia đình cơ bản 2 thế hệ đã làm cho số nhân khẩu trong các gia đình giảm xuống còn 4,3 người/hộ. Một nửa số thành viên trong các nông hộ đang ở độ tuổi lao động và hầu hét các thành viên đó đều tham gia vào chăn nuôi lợn thịt. Bên cạnh đó, trẻ em và người già cũng tham gia một phần vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các 3hộ gia đình. Việc chăm sóc lợn hàng ngày không quá phức tạp cho nên sự phân bố lao động cho việc chăn nuôi lợn ở các hộ cũng không cố định, các hộ quy mô nhỏ thường sử dụng lao động gia đình là chủ yếu (Phụ lục 2)
Nghề nghiệp chính của những người tham gia điều tra phỏng vấn được chia thành 2 loại, đó là nghề chính và nghề phụ dựa vào các tiêu chí: quỹ thời gian sử dụng, nguồn thu nhập của ngành nghềđóng góp cho kinh tế nông hộ.
Hầu hết những người tham gia phỏng vấn trên 100% trả lời nghề chính của hộ chăn nuôi là nghề làm ruộng và chăn nuôi, và làm công nhân nghề tại các xí nghiệp trên địa bàn chỉ là nghề phụ.
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TH,CD,DH
37.14
25.71
28.57
8.57
Bảng 4.l. Tình hình chung của các hộ điều tra Huyện
Kaisonphomvihan Outhumphone Xaybouly
Tổng % Tổng % Tổng %
Giới tính người phỏng vấn
Nữ 4 11.42 2 10 10 28.57
Nam 31 88.57 18 90 25 71.42
Trình độ chủ hộ
Cấp 1 13 37.14 7 35 19 54.28
Cấp 2 9 25.71 6 30 13 37.14
Cấp 3 10 28.57 7 35 3 8.57
TH,CĐ,ĐH 3 8.57 0 0 0 0
Tổng số người trong hộ
2 0 0 0 0 0 0
3 2 5.71 2 10 2 5.71
4 8 22.85 4 20 4 11.42
5 14 40 8 40 22 62.85
6 6 17.14 4 20 5 14.28
7 5 14.28 2 10 2 5.71
Số người trực tiếp nuôi
1 1 2.85 0 0 0 0
2 26 74.28 18 90 35 100
3 1 2.85 0 0 0 0
4 7 20 2 10 0 0
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra
Các hộ chăn nuôi đều có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn, bình quân khoảng 8,07 năm và hầu hết các hộ đều tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ
thuật chăn nuôi thú y, hơn 75% hộ biết tổ chức ghi chép và quản lý đàn lợn của mình bằng các biểu mẫu cá nhân do hộ tự thiết kế hoặc các biểu mẫu cá nhân do các cơ quan khuyến nông, thú y, hội nông dân,...cung cấp nên nhìn chung trình độ về chăn nuôi của các hộ cũng tương đối khá. Tuy nhiên, vẫn ở mức chăn nuôi thủ công, tận dụng diện tích sẵn có và lao động nhàn rỗi trong gia đình để chăn nuôi, do đó chưa mang tính chuyên môn hóa cao. Các hộ thường để nước và chất thải trong chăn nuôi chảy tự nhiên, rất ít hộ xây dựng các hố ủ chứa riêng biệt nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đặc biệt, hơn 15%
các hộ chăn nuôi, nhất là các hộ có quy mô lớn (từ 50 con trở lên) đã xây dựng hố ủ phần tạo ra các lợi ích trong chăn nuôi lợn và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường(xem phụ lục 2)