Các yếu tố kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN

3.3. Các yếu tố kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt

Con giống là yếu tố tiên quyết trong phát triển đàn gia súc, quyết định sự thành công trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chủ hộ không thể phát triển quy mô đàn nếu không tìm được con giống chất lượng cao. Vì yếu tố con giống tốt là cấp bách và cần thiết phải đựợc triển khai thực hiện, chủ hộ cần lựa chọn những con giống chất lượng cao, được nhập từ nước ngoài và hiện được lai tạo ở một số trại chăn nuôi quốc doanh và tư nhân trên địa bàn Tỉnh.

Chọn giống

Chọn những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, thích nghi với điều kiện thực tế của địa phương cho phối với lợn nái thuần, hoặc lợn nái lai 2 máu tạo ra con lai thích nghi với môi trường khí hậu của nước Lào. Một số giống lợn thịt phổ biến cho năng suất cao hiện nay là:

- Lợn lai 1/2 máu ngoại: ví dụ lợn F1 (ĐB X MC); F1 (LR X MC) đó là lợn F1 (bố ngoại X mẹ địa phương).

- Lợn lai 3/4 máu ngoại: đó là lợn F2 (bổ ngoại X me Fl), ví đụ lợn F2 [LR X (ĐB X MC)] hoặc F2 [ĐB X (LR X MC)].

- Lợn lai 7/8 máu ngoại: yí đụ con lai {LR X [ĐB X (LR X MC)]}.

- Lợn ngoại thuần: Yorkshire và Landrace.

- Lợn lai ngoại X ngoại (2;3;4;5 máu ngoại).

- Lợn lai càng có tỉ lệ máu ngoại cao thì tốc độ lớn càng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng càng giảm và tỉ lệ nạc càng cao. Tuy nhiên, lợn lai có tỉ lệ máu cao (> 75%) thì đòi hỏi điều kiện dinh dưỡng cao hơn so với lợn lai có tỉ lệ máu ngoại thấp (50%). Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần biết rằng lợn lai có tỉ lệ máu ngoại thấp dù được nuôi với chế độ dinh đưỡng cao cũng không đạt được tỉ lệ nạc cao như lợn lai có nhiều máu ngoại và lợn ngoại. Việc lựa chọn lợn con giống nuôi thịt phụ thuộc vào khả năng kinh tế, điều kiện chuồng trại và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi.

Ngoại hình, thể chất

Ngoại hình thể chất thể hiện tình hình sức khỏe và phẩm giống của lợn.

Khi chọn lợn con giống để nuôi thịt cần chú ý các đặc điểm sau:

- Chọn những con mình dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở, gốc đuôi to, chân thanh, thẳng và chắc chắn, có 12 vú trở lên (thể hiện sự di truyền đầy đủ các tính trạng tốt của bố mẹ). Lợn con sau cai sữa 60 ngày tuổi phải đạt 14 -16 kg (lợn lai), 18 - 20 kg (lợn ngoại).

- Chọn những con có thể chất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt (những con da sần sùi, lông dày là lợn bệnh, nuôi sẽ chậm lớn), mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn, phàm ăn.

- Chọn đàn lợn đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lở mồm long móng.

3.3.2. Thức ăn

Thức ăn và nuôi dưỡng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất lợn. Thức ăn chiếm từ 70 - 75% tổng giá thành sản phẩm. Vì thế, chúng ta cần phải tính toán giảm chi phí thức ăn nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn.

Trong những năm gần đây nhiều công ty và các tổ chức nước ngoài đã kết hợp với Viện, Trường, Cục khuyến nông, Hội chăn nuôi và các tổ chức khác trong nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo để giới thiệu về nhu cầu dinh dưỡng và các loại thức ăn phục vụ chăn nuôi lợn.

Với nguồn thức ăn công nghiệp từ các công ty liên doanh, nước ngoài trong nước đang sản xuất tại nước Lào với nhiều loại thức ăn đa dạng có chất lượng tốt đã tăng năng suất chăn nuôi lợn. Mặt khác các kết quả nghiên cứu của Viện, Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất thức ăn và các chủ nông trại tự trộn.

Đối với các loại lợn thương phẩm cao sản sử dụng thức ăn hỗn hợp sẽ có hiệu quả cao hơn những giống địa phương về năng suất và chất lượng thịt. Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi và từng chủ nông trại có thể áp dụng ba phương pháp khác nhau sau đây để tự tạo nguồn thức ăn cung cấp cho lợn ở từng cơ sở.

3.3.3. Chuồng trại

Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh mưa tạt gió lùa. Hướng chuồng theo hướng Đông Tây để tránh bức xạ mặt trời. Nhiệt độ quá nóng lợn sẽ ăn ít, chậm lớn và ngược lại. Nền chuồng nên làm bằng bê tông, dốc 2-3%, không tô láng. Máng ăn uống riêng biệt, đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân, nước thải và hố xử lý phân. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, thiết bị phục vụ chăn nuôi... Mật độ nuôi

tối đa 15 - 30 con/ô chuồng (1,0 -1,2 m2/con ). Nêu mật độ quá cao không đủ chỗ cho lợn ăn uống, ngủ nghỉ.

3.3.4. Phòng trừ dịch bệnh

Áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi vói các khu vực xung quanh. Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long mỏng, dỏng dấu, tụ huyết trùng... theo quy định của cơ quan thú y. Phòng và xử lý tốt các bệnh thường gặp ở lợn. Hạn chế việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh có tính lưu tồn cao. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.

3.3.5. Quản lý chăm sóc

Muốn nuôi lợn nhiều nạc cần tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng giai đoạn. Tốt nhất là chọn nuôi lợn từ lúc sơ sinh hay cồn theo mẹ, nếu không thì cũng phải chọn nuôi từ sau cai sữa. Lợn lai hướng nạc nhiều máu ngoại thì không cần thiến. Lợn lai F1 (ngoại X nội) phát dục sớm hơn, khi được 60 - 70 kg đã xuất hiện động dục và đòi phối giống, nên nuôi lợn F1 lấy thịt (đạt 90 - 100 kg) cần phải thiến. Lợn đực thiến 20-21 ngày tuổi, lợn cái thiến lúc 3 tháng tuổi khi đạt khối lượng 25 - 30 kg. Lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại nuôi thịt (cả đực và cái) không cần thiến vì lợn sinh trưởng phát triển nhanh hơn, khi có dấu hiệu động dục, lợn đã có khối lượng giết thịt (90 -100 kg). Lợn mới mua phải nuôi cách ly 15 - 20 ngày mới nhập đàn. Hạn chế người, vật lạ vào khu vực chăn nuôi. Để theo dõi khả năng tăng trọng ta có thể ước tính khối lượng theo bảng tính sẵn hoặc theo công thức:

Khối lượng (kg ) = Vòng ngực (m) x Dài thân (m) x 87,5 Giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (1 – 15 kg ):

Chọn lợn sơ sinh và lợn cai sữa dạt tiêu chuẩn của phẩm giống. Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Lợn con đẻ ra phải lau sạch, cắt rốn, bấm răng nanh (nếu có) và úm cho lợn. Cho lợn bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất sau 2 giờ. Lợn nhỏ con yếu ớt cho bú vú trước và chích Glucoza trợ sức để lợn sinh trưởng tốt và đồng dều. 2-3 ngày và 15 - 16 ngày tuổi chích sắt Fedextran, Fedextrin hoặc Gleptofron..., hàm 100 - 200mg/cc, liều lượng 2 - 3cc/con để phòng bệnh thiếu máu. Có thể chích ở đùi hay gốc tai. 7 - 10 ngày tuổi phải tập cho lợn con biết ăn sớm; 7-14 ngày tuổi cần thiến lợn đực. Tập cho lợn con biết ăn sớm (7-10 ngày) để có thể cai sữa sớm khi lợn con được 30 - 40 ngày tuổi, thể trọng đạt 5 - 7kg và ăn được ít nhất 100gr TA/con/ngày. Thức ăn cho lợn giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ và thức ăn tập ăn sớm (thức ăn có thể thay thể sữa mẹ) dồi dào dinh dưỡng, nhất là đạm, sinh tố, khoáng...

Giai đoạn sau cai sữa (16 - 30kg):

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa thật chu đáo. Đặc biệt 7-10 ngày đầu mới cai sữa phải nuôi thật tốt. Tuyệt đối không được thay dổi nguyên liệu chế biến thức ăn, cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn.

Không để lợn con bị đói và rét, tránh dồn chuồng, chuyển đàn... hạn chế gây tiêu chảy, nhất là tiêu chảy phân trắng, làm lợn còi cọc chậm lớn. Cần tẩy giun sán cho lợn trước khi đưa lợn vào nuôi thịt.

Giai đoạn lợn choai (31 - 60 kg) :

Giai đoạn này lợn phát triển chiều cao, dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn vỗ béo. Nên tăng cường thức ăn thô xanh và cho lợn vận động để cơ thể phát triển tổt.

Giai đoạn vỗ béo (61 - 90 kg) :

Giai đoạn này cần đảm bảo nhu cầu thức ăn giàu năng lượng và giảm vận động để cơ thể đỡ tiêu hao năng lượng không cần thiết. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng 3-5 ngày, trước khi nuôi lứa khác (Nguồn Oudom PHONKHAMPHENG, "Kỹ thuật chăn nuôi lợn ", Nhà xuất bản ĐH Nông Lâm Nabong2005)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)