CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích hồi quy
4.3.1 Thảo luận kết quả hồi quy
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig
Collinearity Statistics B Std
error Beta Toleranc
e VIF
1
(Constant) 46.284 2.080 22.254 .000
TACMCL .037 .008 .215 4.796 .000 .544 1.838
SNTTN -.101 .267 -.022 -.377 .707 .322 3.109
TGNXC .430 .018 .864 24.146 .000 .856 1.168
DTCT -.001 .003 -.039 -.168 .867 .021 48.555 TDLTH -.002 .006 -.060 -.238 .813 .017 57.325 SLDTGLTH .467 .242 .090 1.934 .057 .512 1.954
NGCG .609 .259 .092 2.355 .021 .712 1.405
Nguồn: tính toán của tác giả
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
Biến THUCANCHOMOTCONLON: Có hệ số +0.037, có quan hệ cùng chiều với biến TRONGLUONGXUATCHUONG. Khi thức ăn tăng thêm 1%, trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng thêm 0.037%.
Biến THOIGIANNUOIXUATCHUONG: Có hệ số +0.43, có quan hệ cùng chiều với biến TRONGLUONGXUATCHUONG. Khi thời gian nuôi xuất chuồng tăng thêm 1%, trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng thêm 0.43%.
Biến SOLANDUOCTHAMGIALOPTAPHUAN: Có hệ số +0.467, quan hệ cùng chiều với biến TRONGLUONGXUATCHUONG. Khi tham gia lấp tập huấn tăng thêm 1%, trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng thêm 0.467%.
Biến NGUONGOCCONGIONG: Có hệ số + 0.609, quan hệ cùng chiều với biến TRONGLUONGXUATCHUONG. Khi chọn được nguồn gốc con giống tốt tăng thêm 1%, thì trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng thêm 0.609%.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa:
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của 4 biến độc lập như:
Biến THUCANCHOMOTCONLON: Có hệ số + 0.037; Biến THOI GIANNUOIXUATCHUONG: Có hệ số + 0.430; Biến SOLANDUOC THAMGIALAPTAPHUAN: Có hệ số +0.467; Biến NGUONGOC CONGIONG: Có hệ số +0.609. Có thể chuyên thành dạng phần trăm như sau:
Hệ số 1 = 0,037 là hệ số co giãn của thức ăn và trọng lượng xuất chuồng cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi lượng thức ăn tăng lên 1% thì trọng lượng con giống khi xuất chuồng sẽ tăng 0,037%.
Hệ số 2 = 0,43 là hệ số co giãn giữa thời gian nuôi xuất chuồng và trọng lượng suất xuất chuồng, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi thời gian nuôi để nuôi lợn thịt tăng lên 1% thì trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng 0,43%.
Hệ số 3 = 0,467 là hệ số co giãn giữa số lần được tham gia lớp tập huấn và trọng lượng suất xuất chuồng, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi trình độ lớp tập huấn kỹ thuật để quản lý chăn nuôi lợn thịt tăng lên 1% thì trọng lượng xuất chuồng sẽ tăng 0,467%.
Hệ số 4= 0,609 là hệ số co giãn giữa nguồn gôc con giống và trọng lượng suất xuất chuồng, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi lựa chọn được nguồn gốc con giống từ các trại chuyên sản xuất con giống thì trọng lượng xuất chuồng cao hơn thì trọng lượng con xuất chuồng sẽ tăng 0,609%.
Biến thức ăn cho một con lợn đóng góp 2.39%, biến thời gian nuôi xuất chuồng đóng góp 27.87%, biến số lần được tham gia lớp tập huấn đóng góp 30.27%, biến nguồn gốc con giống đóng góp 39.47%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến trọng lượng xuất chuồng là „biến nguồn gốc con giống‟, „số lần được tham gia lớp tập huấn‟, và „thời gian nuôi xuất chuồng‟ rồi mới đến „thức ăn cho một con lợn‟.
Từ kết quả hồi quy chúng ta nhận thấy: trong các yếu tố ảnh hưởng thì thức ăn chăn nuôi, thời gian nuôi xuất chuồng, số lần được tham gia lớp tập huấn và nguồn gốc con giống là các nhân tố có tác động mạnh nhất đến trọng lượng xuất chuồng tại các nông hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 3 huyện Kaisonphomvihane, Outhumphone và Xaybouly.
Lượng thức ăn là yếu tố quan trọng thúc đẩy hình thành và phát triển của chăn nuôi lợn thịt quy mô nông hộ trong tương lai. Kết quả phân tích cho thấy cần tăng thêm lượng thức ăn hỗn hợp để có thể làm tăng trọng lượng thịt khi xuất chuồng. Nếu tăng 1% cám hỗn hợp có thể làm tăng 0,037% kg thịt. Hiện nay có thức ăn hỗn hợp tự làm hoặc cùng thức ăn đậm đặc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất xuất chuồng của đàn lợn thịt. Tuy nhiên, lượng thức ăn có đạt tới mức tối ưu để cho lợi nhuận tối đa hay chưa sẽ được phân tích trong phần tiếp theo.
Yếu tố thời gian nuôi xuất chuồng cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất xuất chuồng. Thời gian nuôi càng dài thì năng suất xuất chuồng tính theo thời gian sẽ giảm. Hiện nay thời gian nuôi xuất chuồng tại 3 huyện tính bình quân theo số liệu điều tra khoảng 118 ngày. Trọng lượng bình quân giống khi nhập đàn để nuôi là 12 kg đến khi xuất chuồng có trọng lượng bình quân là 99,38 kg trong thời gian 118 ngày. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài, và kết quả phân tích của mô hình đã nói lên điều này. Vì vậy, cần rút
ngắn thời gian nuôi lại để hạn chế thức ăn, công lao động, và các chi phí khác.
Việc rút ngắn thời gian nuôi này có liên quan đến trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật, biết tổ chức quản lý, chăm sóc thú y tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và có thể làm gia tăng năng suất đầu ra. Kết quả mô hình cho thấy nếu rút ngắn 10% số ngày nuôi thì sẽ tăng 4.30 % kg thịt khi xuất chuồng.
Yếu tố số lần được tham gia lớp tập huấn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất xuất chuồng, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật cao, sẽ biết tổ chức quản lý, chăm sóc thú y tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và có thể làm gia tăng năng suất đầu ra. Kết quả mô hình cho thấy nếu tăng thêm tập huấn 1% số lần tham gia lấp tập huấn thì sẽ tăng 0.467 % kg thịt khi xuất chuồng.
Yếu tố nguồn gốc con giống đại diện cho chất lượng con giống. Các hộ nuôi kết hợp giữa lợn nái và lợn thịt thì chọn lọc con giống từ đàn sẵn có (hoặc mua trôi nổi không nguồn gốc rõ ràng), chất lượng con giống xấu sẽ cho trọng lượng xuất chuồng thấp hơn con giống tại các trại chuyên sản xuất giống lợn thịt khoảng 0,017kg. Vì vậy, chọn lựa con giống cần phải chọn những con khỏe, đẹp, có thể chất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn, phàm ăn. Những con này sẽ có mức tăng trọng cao, nhanh lớn và năng suất sẽ cao, điều này có liên quan mật thiết đến trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi trong khâu lựa chọn con giống để nuôi cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng con giống hiện nay rất đáng được quan của Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp thực hiện từ năm 2005 đến nay đã có nhiều kết quả trong việc xác định các tính trạng nổi trội của từng cá thể lợn như: độ dày mỡ lưng, số con sơ sinh/ổ, tỷ lệ sống, trọng lượng 90
ngày tuổi, để ghép đôi giao phối tạo ra nhiều cá thể con có năng suất cao, chất lượng thịt tốt. Tuy nhiên, phạm vi thực hiện phương pháp này còn giới hạn, chỉ thực hiện ở hầu hết các trại, xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh chưa có điều kiện triển khai ở các nông hộ.