1. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất a. Hiện tượng trôi dạt lục địa
* Ví dụ:
Hình 17.3. Hiện tượng trôi dạt lục địa (Nguồn:internet)
- Cách đây 180tr năm siêu lục địa Pangaea bắt đầu phân tách thành 2 lục địa Bắc (Laurasia) và lục địa Nam (Gondwana).
- Tiểu lục địa Ấn Độ cách đây khoảng 10tr năm đã sát nhập với lục địa Âu-Á làm xuất hiện dãy núi Himalaya.
- Lục địa Bắc Mĩ vẫn đang tách ra khỏi lục địa Âu-Á với tốc độ 2cm/năm.
* Định nghĩa
Là hiện tượng các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
* Diễn biến
Cách đây 250tr năm, toàn bộ lục địa kết nối với nhau thành một siêu lục địa (Pangaea), cách đây 180tr năm tách thành 2 lục địa Bắc và lục địa Nam và sau đó liên tiếp tách ra rồi lại sát nhập và cuối cùng phân tách thành các lục địa như ngày nay.
* Vai trò
Hiện tượng trôi dạt lục địa làm thay đổi khí hậu, từ đó quy dịnh, hình thành nên hệ sinh vật tương ứng.
b. Các đại địa chất
* Căn cứ phân chia thời gian địa chất: Các biến đổi địa chất
* Bản chất: Biến đổi về địa chất →Biến đổi về khí hậu → Quy định hệ sinh vật tương ứng.
* Sinh vật trong các đại địa chất:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Hình 17.4. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Nội dung này có thể xem thêm trong SGK. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu cách nhớ những nội dung chủ yếu:
BẢNG MẸO NHỚ CÁC SỰ KIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THỜI KÌ ĐỊA CHẤT
ĐẠI CỔ TRUNG TÂN
KỈ C O S D
C (Than
đá)
P
TRI (Tam điệp)
JURA
CRE (Phấn trắng)
TAM TỨ
Địa chất
Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên Nay Không
Khí hậu
Không Khô
(Băng hà) Ẩm Khô Ẩm Khô
(Băng hà)
Khô Ẩm Khô Ẩm Khô
(Băng hà)
TV Phân Thực Mạch Không Hạt Không Trần Trị Hoa Trị Không
ĐV Ngành Diệt Cạn Trùng Sát Phân Thú Phân Vú Trưởng Người
Tv Tảo Xỉ Trần Trần hoa
Đv Cư Xương Sát
Tv Nhiều
Đv Biển Sát
BS
Tv Tảo Trị
Đv Cá xương
Giải thích bảng trên:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Nhớ 5 đại: THÁI NGUYÊN CỔ TRUNG TÂN
THÁI là Đại Thái Cổ; NGUYÊN là Đại Nguyên Sinh; CỔ là Đại Cổ Sinh; TRUNG là Đại Trung Sinh; TÂN là Đại Tân Sinh.
Nhớ 6 kỉ của Đại cổ sinh: Cảm Ơn Sự Đề Cao Pé; nhớ 3 kỉ của Đại trung sinh: Trỉ Jủ Rê.
Cảm là Cambri; Ơn là Ordovician; Sự là Silua; Đề là Devol; Cao là Carbon; Pé là Pecmi; Trỉ là Triassic; Jủ là Jurassic; Rê là Cretaceous.
Nhớ đặc trưng địa chất của các kỉ: Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên Nay Không.
Nhớ đặc trưng khí hậu của các kỉ: Không Khô Ẩm Khô Ẩm Khô Khô Ẩm Khô Ẩm
Khô (Dương Xuân Lực – 12A2 – Khóa 2010-2013 THPT Đại Từ, hiện là SV ĐH Y Thái Nguyên)
Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Phân thực mạch không hạt không, trần trị, hoa trị, không.
PHÂN nghĩa là PHÂN HÓA, trong khi đến kỉ Ordovician thực vật mới xuất hiện nên sự phân hóa đấy là của Tảo; THỰC nghĩa là thực vật xuất hiện; MẠCH nghĩa là thực vật có mạch xuất hiện; KHÔNG nghĩa là kỉ đó không có nội dung gì tương ứng; HẠT thực vật có hạt xuất hiện; TRẦN cây hạt trần xuất hiện; TRỊ nghĩa là ngự trị, và đi sau cây hạt trần nên nghĩa là cây hạt trần ngự trị; HOA nghĩa là thực vật có hoa xuất hiện;
TRỊ nghĩa là ngự trị nhưng sau thực vật có hoa nên là thực vật có hoa ngự trị.
Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Ngành diệt cạn, trùng sát phân, thú phân, vú trưởng người.
NGÀNH nghĩa là phân hóa các ngành động vật; DIỆT nghĩa là động vật bị tiêu diệt hàng loạt; CẠN nghĩa là động vật lên cạn; TRÙNG nghĩa là phát sinh côn trung; SÁT nghĩa là bò sát xuất hiện; PHÂN nghĩa là bò sát phân hóa; THÚ nghĩa là xuất hiện thú;
PHÂN nghĩa là thú phân hóa; VÚ nghĩa là xuất hiện động vật có vú; TRƯỞNG xuất hiện linh trưởng; NGƯỜI nghĩa là loài người xuất hiện.
Chú ý: Ngoài ra cần nhớ thêm một số nội dung về động vật, thực vật mà chúng tôi đã thêm ở phía dưới bảng trên mà cách nhớ trên chưa truyền tải hết được. Những ý tưởng, đề xuất hay sẽ được chúng tôi in trong sách và giữ nguyên bản quyền tác giả như em Dương Xuân Lực ở trên.
Như vậy, ranh giới giữa các đại, các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của những sinh vật sống sót.
KẾT LUẬN: Quá trình phát triển của sự sống là từ mầm mống cơ thể sống đầu tiên - tế bào nguyên thủy nhờ các nhân tố tiến hóa đã hình thành nên toàn bộ sinh giới ngày nay.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Hình 17.5. Tổng quan các giai đoạn phát triển chính của sinh giới (Nguồn:internet)
98. CLTN bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 17
1. Quá trình phát sinh sự sống, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào?
2. Cải tiến, đề xuất các nhớ các sự kiện (địa chất, khí hậu, thực vật, động vật) trong các đại địa chất?
Hình 0.11: “Cuộc sống là 10% những gì xảy đến với bạn còn 90% là cách bạn phản ứng”
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Con người có nguồn gốc từ đâu?Quá trình hình thành và phát triển của loài người diễn ra như thế nào?
Hình 18.1. Quá trình hình thành loài người hiện đại (Nguồn:internet)