BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 29 - 32)

1. Những đặc điểm tương đồng giữa người và thú: Cấu tạo cơ thể rất giống thể thức, cấu tạo chung của ĐVCXS.

a. Bằng chứng hình thái học: Ở người có những cơ quan thoái hóa:

- Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu vết của mi mắt thứ ba ở chim và bò sát.

- Mấu lồi mép vành tai phía trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú.

- Xuất hiện hiện tượng lại giống (lại tổ): Người có đuôi dài 20-25cm, có lông rậm khắp mình và kín mặt (gọi là ma sói) hoặc có 3-4 đôi vú (Xem lại Bài 14).

- Có lông mao bao phủ.

b. Bằng chứng giải phẫu học

- Bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sắp xếp giống nhau.

- Có tuyến sữa.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.

- Ruột thừa là vết tích ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ.

c. Bằng chứng sinh lý

- Giống với thú là đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

d. Bằng chứng phôi sinh học: Sự phát triển phôi lặp lại các giai đoạn lịch sử của động vật.

- Có dấu vết của khe mang ở cổ khi phôi được 18-20 ngày.

- Phôi một tháng: Bộ não chia thành 5 phần rõ rệt giống như não cá. Về sau bán cầu đại não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện khúc cuộn và nếp nhăn.

- Có đuôi khá dài khi thai được 2 tháng tuổi.

- Tháng thứ 6 trên toàn bề mặt phôi vẫn còn có một lớp lông mịn, chỉ trừ môi, gan bàn tay, gan bàn chân. Hai tháng trước lúc sinh lớp lông đó mới rụng đi.

- Phôi người thường có vài ba đôi vú, về sau chỉ một đôi ở ngực phát triển.

Kết luận: Những dấu hiệu trên chứng minh nguồn gốc của loài người từ ĐVCXS, đặc biệt quan hệ gần gũi với lớp thú.

2. Điểm giống và khác nhau giữa người và vượn người a. Điểm giống nhau

- Trong các loài thú thì vượn dạng người (gọi tắt là vượn người) giống người hơn cả.

Ngày nay có: + Một loài vượn người cỡ bé: Là vượn

+ Ba loài vượn người cỡ lớn: Đười ươi, gorila (khỉ đột) và tinh tinh.

Trong số 4 loài vượn người nói trên, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.

+ Vượn, đười ươi: Sống ở Đông Nam Á.

+ Gorila (khỉ đột), tinh tinh: Sống ở vùng nhiệt đới Châu phi.

Hình 18.2. Sự giống nhau trong cấu trúc bộ xương một số loài linh trưởng (Nguồn:internet)

- Vượn người rất giống người:

+ Hình dạng và kích thước: Không có đuôi, có thể đứng trên 2 chân sau.

+ Giải phẫu: Có 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt sống cùng, 32 răng (chỉ khác là kẽ răng của vượn người thì hở mà răng người thì xếp sít nhau), vượn người cũng có 4 nhóm máu như người, kích thước và hình dạng tinh trùng, cấu tạo của nhau thai giống nhau. Giống nhau về cấu tạo bộ não,

+ Sinh lý: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, thời gian có mang 270 – 275 ngày, cai sữa, về khả năng hoạt động thần kinh.

+ Bằng chứng phôi sinh học: Phôi 3 tháng ngón chân cái nằm đối diện với cac ngón khác, giống như ở vượn.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Hóa sinh: Người và tinh tinh trình tự nucleotide trên ADN giống nhau 97,6%; chuỗi –

hemoglobin giống nhau 100%.

b. Điểm khác nhau

* Hình thái

+ Vượn người đi lom khom, tay vẫn còn phải tỳ xuống mặt đất, do đó cột sống cong hình cung (tuy đã bớt cong so với thú), lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân, gót chân không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khác.

+ Người có dáng đứng thẳng, nên cột sống cong hình chữ S, khi chạy nhảy cơ thể ít bị chấn động. Lồng ngực hẹp theo chiều trước – sau, xương chậu rộng (nhất là ở phụ nữ), tay ngắn hơn chân, gót chân kéo dài ra phía sau, ngón chân ngắn, ngón cái không úp vào các ngón khác. Tay người được giải phóng khỏi chức năng di chuyển, chuyên hoá với chức năng cầm nắm công cụ nên ngón cái lớn và rất linh hoạt.

* Giải phẫu

+ Não vượn người còn bé, ít nếp nhăn (não tinh tinh: 460g, 600cm3, 392cm2), thuỳ trán ít phát triển, mặt dài và lớn hơn hộp sọ. Não người to hơn nhiều, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn (1000 – 2000g, 1400 – 1600 cm3, 1250cm2), sọ lớn hơn mặt, thuỳ trán não người rộng gấp 2 lần ở vượn, do đó trán người không còn gờ trên hốc mắt.

+ Xương hàm của vượn người không có lồi cằm. Do tiếng nói phát triển, người có lồi cằm, não người có vùng cử động nói, vùng hiểu tiếng nói (chưa có ở động vật). Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 (tiếng nói, chữ viết) và khả năng tư duy trừu tượng là sự sai khác về chất lượng trong hoạt động thần kinh của người so với vượn người.

* Sinh lý: Nguồn thức ăn chủ yếu của vượn người là thực vật. Bộ răng thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn. Trong lịch sử, người đã chuyển sang ăn cả thức ăn động vật, từ ăn sống sang biết nấu chín thức ăn. Do đó bộ răng bớt thô, răng nanh ít phát triển, xương hàm bớt to, góc quai hàm bé.

Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, sinh lý, phôi, sinh học phân tử cho phép xác định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên cơ thể người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện.

Những đặc điểm giống nhau chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người, và có mối quan hệ gần gũi nhất với tinh tinh, những điểm khác nhau nói trên chứng tỏ vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của người mà là 2 hướng tiến hóa khác nhau.

Từ đó người ta xác định được: Con người thuộc Lớp thú (Mammalia) - Bộ linh trưởng (Primates) - Họ người (Homonidae) - Chi người (Homo) - Loài người (Homo sapiens)

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)