a. Ví dụ
- Quần thể ếch khu vực Hồ Núi Cốc tăng mạnh vào mùa mưa.
- Quần thể dương xỉ Tam Đảo giảm mạnh sau vụ cháy rừng.
- Quần thể thỏ rừng và mèo
rừng Canada (Hình 21.13). Hình 21.13. Biến động số lượng thỏ rừng và mèo rừng Canada (Nguồn: Encycloaedia Britannica, Inc)
b. Định nghĩa: Là hiện tượng tăng hay giảm số lượng các cá thể của quần thể.
Quan hệ Hỗ trợ Cạnh tranh
Ví dụ Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông; Chó rừng thường quần tụ từng đàn….
Thực vật cạnh tranh ánh sáng → tự tỉa, tỉa cành; Động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…
Định nghĩa
Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài, hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống.
Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong việc cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, con cái.
Cơ sở - Động lực
Giúp khai thác hiệu quả nguồn sống.
→ Hiệu quả nhóm
Khi số lượng cá thể vượt quá giới hạn, dẫn tới thiếu: Thức ăn, nơi ở, con đực, cái, … → Cạnh tranh.
Ý nghĩa - Đảm bảo cho quần thể tồn tại.
- Khai thác tối ưu nguồn sống
- Tăng khả năng sống sót và sinh sản
- Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể
- Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
c. Phân loại
Biến động Theo chu kì Không theo chu kì
Ví dụ
- Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada
- Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc.
- Biến động số lượng cá Cơm ở biển Peru
- Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ, … giảm mạnh sau những trận lũ lụt
- Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét (nhiệt độ < 8oC)
Định nghĩa
Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường
Là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
Phân loại
- Biến động theo chu kì ngày đêm.
- Biến động theo chu kì tháng (tuần trăng).
- Biến động theo chu kì mùa.
- Biến động theo chu kì nhiều năm.
- Do tự nhiên: Lũ lụt, hạn hán, … - Do con người: Phá rừng, đốt nương, làm rẫy,…
2. Nguyên nhân
Đặc điểm Sự thay đổi yếu tố vô sinh Sự thay đổi yếu tố hữu sinh Phụ thuộc vào mật độ
quần thể
- Không - Có
Yếu tố ảnh hưởng chính
- Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt nhất (toC)
- Cạnh tranh.
- Kẻ thù.
- Sinh sản, tử vong.
- Phát tán, nhập cư.
Ảnh hưởng tới Trạng thái sinh lý của các cá thể. Nguồn thức ăn, nơi ở, con cái 3. Cơ chế biến động số lượng cá thể của quần thể:
*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể tăng: Trong điều kiện môi trường thuận lợi (sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng) → số lượng tăng nhanh chóng.
*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể giảm: Số lượng cá thể tăng cao → thức ăn thiếu hụt, nơi sống chật chội → cạnh tranh → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng cao → Số lượng cá thể giảm xuống.
→ Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc tăng số lượng cá thể của quần thể
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Kết luận: Do một hoặc một tập hợp các NTST đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể.
113. Vẽ đồ thị miêu tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?
4. Kết quả: Kích thước quần thể dao động ổn định quanh một mức, gọi là trạng thái cân bằng của quần thể theo thời gian, do:
- Di cư, nhập cư.
- Tỉ lệ tử vong.
- Tỉ lệ sinh.
114. Mức cân bằng ở các quần thể khác nhau có giống nhau không, vì sao? Công thức hóa sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?
5. Ý nghĩa
Đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình thường của cơ thể. Cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Chú ý: Cách nhớ 6 đặc trưng cơ bản của Quần thể: Tính Tuổi Bố Mật Kích Tăng.
(Dương Xuân Lực 12A2 Khóa 2010-2013 THPT Đại Từ).
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 21
1. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể? Cho ví dụ?
2. Khi nào giữa các cá thể trong quần thể xảy ra hiện tượng hỗ trợ, khi nào xảy ra hiện tượng cạnh tranh? Cho ví dụ minh họa?
Hình 0.16: “Trung thực là một món quà đắt giá. Đừng mong đợi nó ở những người rẻ tiền.”
- Warren Buffett -
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Quần xã là gì? Cấu trúc quần xã có ổn định, bất biến hay không? Tại sao nói sự phát triển của loài ưu thế là tự đào mồ chôn nó?
I. KHÁI NIỆM 1. Ví dụ
- Tập hợp quần thể cỏ, quần thể thỏ, quần thể sói … trong một khu rừng Cúc Phương thế kỉ XI.
- Quần xã rừng Quốc gia Tam Đảo
2. Định nghĩa
Là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, nhờ mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Hình 22.1. Quần xã đầm lầy (Nguồn: internet)
Hình 22.2. Sơ đồ tổng quát cấu trúc quần xã
(Nguồn: sách giáo khoa Sinh học 12)