IV. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA
2. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội
a. Các nhân tố sinh học: Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch.
Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
b. Các nhân tố xã hội: Có vai trò chủ đạo từ giai đoạn người tối cổ trở đi.
Các nhân tố này chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người khác với động vật. Lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.
3. Kết quả: Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không có sự biến đổi về gene.
- Xã hội ngày càng phát triển: Từ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn bắt thú rừng đến việc sử dụng lửa để nấu chín thức ăn cũng như xua đuổi vật dữ;
từ chỗ ở trần lang thang kiếm ăn đến biết tự tạo quần áo, lều trú ẩn; từ chỗ biết hợp tác với nhau trong việc săn mồi và hái lượm chuyển dần sang trồng trọt và thuần dưỡng vật nuôi và dần phát triển nghề nông. Cuối cùng là làng mạc, đô thị xuất hiện.
- Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
Như vậy, quá trình tiến hóa xảy ra là từ tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội, con người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn.
99. Loài người ngày nay có thể thể tiến hóa thành loài khác hay không? Tại sao?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 18
1. Tại sao nói con người có nguồn gốc từ vượn người hóa thạch nguyên thủy?
2. Động lực nào đã giúp cho vượn người hóa thạch nguyên thủy tiến hóa thành người?
3. Cái nôi của loài người ở đâu? Hãy kể tên các dạng vượn người mà loài người đã tiến hóa trải qua?
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Hình 0.12: “Đừng chỉ đi qua cuộc đời này, hãy trưởng thành qua cuộc sống này”
- Eric Butterworth -
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
100. Trình bày các luận điểm cơ bản của học thuyết tiến hóa?
101. Sơ đồ hóa quá trình phát sinh, phát triển của sự sống theo cách của mình và mô tả sơ đồ dưới đây:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Hình 0.13:
If you can ’ t get a miracle, become one.
<Nick Vujicic>
(Nếu bạn không nhận được một phép màu, hãy trở thành phép màu đó)
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
- Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
- Tại sao sự phát triển của xã hội loài người cần đảm bảo bền vững?
- Cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững hệ sinh thái trên trái đất?
A - KHÁI QUÁT
Sinh thái học: Là môn khoa học nghiên cứu điều kiện sống của sinh vật, những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa sinh vật với môi trường.
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái.
2. Sinh thái học cá thể 3. Sinh thái học quần thể:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các cá thể.
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể.
4. Sinh thái học quần xã:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các loài.
+ Tính chất ổn định tương đối của quần xã: Diễn thế sinh thái.
5. Sinh thái học hệ sinh thái:
+ Cấu trúc.
+ Trao đổi vật chất: Quần xã, hệ sinh thái.
+ Dòng vận chuyển năng lượng.
6. Sinh thái học sinh quyển
“Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.”
Hình III. Sinh thái học giúp tạo một thế giới xanh <Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia>
(Nguồn:internet)
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
B – NỘI DUNG
Môi trường là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của sinh vật. Vậy môi trường là gì, nó có những thuộc tính nào?