CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 48 - 53)

a. Ví dụ

- Quần thể người Việt Nam có tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1:1

- Quần thể cua hoàng đế Ranina khu vực biển Nha Trang, Bình Thuận có tỉ lệ giới tính:

Hình 21.2. Tỷ lệ cua đực/cái qua các tháng năm 2009

(Nguồn:internet)

Hình 21.3. Phân biệt cua đực cái

(Nguồn:internet)

b. Định nghĩa

Là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng

Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . .

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng - Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60.

- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng tỉ lệ này lại gần bằng nhau.

- Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.

- Loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ <20oC thì trứng nở ra hầu hết cá thể cái và nếu đẻ trứng ở nhiệt độ >200C thì trứng nở ra hầu hết cá thể đực

- Do điều kiện môi trường sống (nhiệt độ).

- Gà, hươu, nai số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2-3 lần, đôi khi tới 10 lần.

- Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật.

- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.

- Do khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và cái.

- Ở cây thiên nam tinh, rễ củ loại lớn nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái và ngược.

lại rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.

- Do lượng chất dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

d. Vai trò: Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. Tỉ lệ giới tính hợp lý giúp giảm sự cạnh tranh về con cái (hay con đực), đảm bảo sự phát triển của các quần thể.

Ví dụ, khi số lượng cá thể quần thể quá ít sẽ dẫn đến xác suất gặp gỡ nhau giữa con đực và con cái thấp, đồng thời không đảm bảo sự đa dạng của quần thể để từ đó giúp cho quần thể dễ dàng thích nghi khi môi trường sống thay đổi.

106. "Ngày 3-11 vừa qua (2012), hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh đã được tổ chức tại Hà Nội. Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, dự báo vào năm 2020 tỷ lệ giới tính khi sinh ở nước ta sẽ là 125 bé trai/100 bé gái. Với mức tăng như hiện nay, nếu không có các biện pháp can thiệp tích cực thì dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ chênh lệch giới tính sẽ tăng cao, Việt Nam sẽ dư thừa

từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới. Như vậy, số nam giới dưới 50 tuổi bị thừa, ế vợ sẽ chiếm 12% tổng số nam giới trong nước. Có lẽ, thời gian tới Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu” từ 3 – 4 triệu cô dâu để “giải quyết” hệ quả dư thừa này. Nhưng biết tìm đâu khi một số nước bạn như: Trung Quốc, Hàn quốc, đã phải đương đầu với thực trạng này từ nhiều năm qua.”<Theo Pháp luật & Xã hội – http://phapluatxahoi.vn >

Tại sao Việt Nam và các nước trên thế giới rất quan tâm đến tỉ lệ giới tính?

2. Nhóm tuổi

a. Ví dụ: Quần thể người trong Hình 21.4.

b. Định nghĩa: là tập hợp các cá thể có cùng tuổi đặc trưng cho quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng Điều kiện môi trường:

Nguồn sống, khí hậu,

dịch bệnh. Hình 21.4. Cấu trúc nhóm tuổi quần thể người một số nước

(Nguồn:internet)

d. Phân loại

*Trên cơ sở khả năng sinh sản của nhóm tuổi, phân chia thành 3 nhóm: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

*Trên cơ sở tuổi thọ của cá thể, chia thành:

Tuổi sinh lý (Tuổi lý thuyết): Là tuổi do đặc điểm di truyền của loài quyết định.

Tuổi sinh thái (Tuổi thực tế): Là tuổi do sự chi phối của các điều kiện ngẫu nhiên tác động. Ví dụ: Bị ăn thịt, bị dịch bệnh, bị tai nạn, …

Tuổi quần thể (Tuổi trung bình): Tuổi trung bình của tuổi sinh lý và tuổi sinh thái.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

e. Vai trò

Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả.

107. Nghiên cứu ba mức độ đánh bắt cá khác nhau ở hình bên và cho biết nên đánh bắt ở mức độ nào? Tại sao?

Hình 21.5. Ba mức độ đánh bắt cá (Nguồn:internet)

3. Sự phân bố cá thể a. Ví dụ

- Sự phân bố của quần thể cỏ trên đồi.

- Sự phân bố của quần thể người.

b. Định nghĩa

Là sự phân bố của các cá thể trong quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng: Là thức ăn, nơi ở, con cái.

d. Phân loại: Có 3 kiểu phân bố Kiểu

phân bố

Đặc điểm Điều kiện Ý nghĩa

sinh thái

Ví dụ

Phân bố theo nhóm

Kiểu phổ biến.

- Điều kiện sống phân bố không đồng đều.

- Các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông.

Hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

Các đàn trâu trong quần thể trâu rừng.

Phân bố đồng đều

Kiểu ít phổ biến.

- Khi điều kiện sống phân bố đồng đều.

- Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

Quần thể thông rừng.

Phân bố ngẫu nhiên

Kiểu trung gian của hai dạng trên.

- Khi điều kiện sống phân bố đồng đều.

- Khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Quần thể sâu sồi, với các con sâu sồi trên tán lá sồi.

e. Vai trò

Ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống.

4. Mật độ cá thể

a. Ví dụ: 100 cây cỏ/m2, mật độ cá trắm cỏ là 2 con/m3

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

b. Định nghĩa: Là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng: Điều kiện môi trường sống (sự thay đổi của mùa, năm).

d. Vai trò: Ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, thông qua đó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

108. Khi số mật độ cá thể tăng quá cao, hoặc giảm thì điều gì sẽ xảy ra?

109. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá chuối khi số lượng tăng lên quá cao?

5. Kích thước

a. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới:

- Voi rừng 25 con/quần thể.

- 300kg nấm men/quần thể (một nồi nuôi cấy) sẽ thu được 11-13 tấn protein b. Định nghĩa

Là số lượng (khối lượng, năng lượng tích luỹ trong các cá thể) của quần thể.

c. Phân loại

- Kích thước tối thiểu: Là kích thước quần thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

- Kích thước tối đa: Là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

d. Đặc điểm

- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng.

- Dao động từ mức tối thiểu tới tối đa.

e. Các yếu tố ảnh hưởng - Mức độ sinh sản.

- Mức độ tử vong.

- Mức độ phát tán: Di cư và nhập cư.

Hình 21.6. Các yếu tố chi phối kích thước quần thể

(Nguồn:Biology – Nail A - Campbell)

110. Hãy công thức hóa mối quan hệ giữa kích thước quần thể (K) và tỉ lệ sinh (S), tử (T), di cư (D), nhập cư (N)?

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

6. Tăng trưởng

- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

Khi điều kiện môi trường không bị giới hạn.

- Tăng trưởng theo điều kiện sống: Khi điều kiện môi trường sống bị giới hạn.

111. Mô tả quá trình tăng trưởng của quần thể sinh vật trên Hình 21.7?

Hình 21.7. Tăng trưởng của quần thể

(Nguồn:Biology – Nail A - Campbell)

Hình 21.8. Tăng trưởng của quần thể (Nguồn:internet)

7. Tăng trưởng của quần thể người

112. Trên quan điểm sinh thái học, Phân tích đồ thị Hình 21.9, sau đó giải thích tại sao kích thước quần thể người ngày càng tăng mà hầu như không giảm?

a. Hiện tượng: Tăng trưởng ngày càng cao, giai đoạn sau chỉ có tăng và tăng rất nhanh dẫn tới bùng nổ dân số.

ổi thọ, tăng khả

Hình 21.9. Sự tăng trưởng của quần thể người

(Nguồn: Biology – Nail A - Campbell)

b. Nguyên nhân: Nhờ những thành tựu về:

- Nông nghiệp: Từ mô hình 2D sang mô hình 3D … (Hình 21.10 và 21.11)

- Xây dựng: Từ mô hình nhà 2D, nhà cấp 4 sang mô hình nhà 3D – nhà cao tầng, thành phố dưới lòng đất.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Y tế phát triển, giúp tỉ lệ sinh đẻ đạt hiệu quả cao, những vấn đề liên quan đến bệnh tật được chữa trị, giúp được nhiều trường hợp nguy kịch có thể chết đi sống lại, những người già tuổi thọ ngày càng cao, ...

- Đạo đức, nhân đạo: Nên những cơ thể khuyết tật, dị dạng vẫn có thể sống, sinh con được.

a. Mô hình 2D b. Mô hình 3D Hình 21.10. Các mô hình trồng rau (Nguồn: internet)

Hình 21.11. “Chung cư” nuôi lợn (Nguồn: danviet.vn)

Hình 21.10 là hình chụp

“Chung cư” nuôi lợn của tỷ phú Nguyễn Trọng Long – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Hoàng Long ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, ít người có thể tin được ông Long lại xây

c. Hậu quả: Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó làm chất lượng cuộc sống con người giảm sút.

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)