a. Ví dụ
- Quá trình diễn thế hình thành một rừng cây gỗ lớn.
- Quá trình diễn thế sinh thái của một đầm nước nông.
Hình 22.14. Diễn thế hình thảnh rừng cây gỗ lớn
(Nguồn: internet)
Hình 22.15. Diễn thế đầm nước nông (Nguồn: internet)
b. Định nghĩa: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
2. Phân loại
Diễn thế Nguyên sinh Thứ sinh
Ví dụ Diễn thế của một cái ao mới đào. Diễn thế của quần xã rừng lim Hữu Lũng – Lạng Sơn.
Khởi đầu Môi trường trống trơn Một quần xã sinh vật
Diễn biến
+ Giai đoạn đầu: Hình thành quần xã tiên phong.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định.
+ Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định hoặc bị khai thác kiệt quệ hoặc do thiên tai đã bị diệt vong.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Hình 22.16. Hai loại diễn thế sinh thái (Nguồn: internet)
3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Đặc biệt là sự thay đổi khí hậu thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc quần xã.
b. Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong đó loài ưu thế ở mỗi thời điểm đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.
Hình 22.17. Sơ đồ diễn thế sinh thái
Tô Nguyên Cương (2013)
116. Mô tả sơ đồ diễn thế sinh thái?
117. Tại sao nói “Sự phát triển của loài ưu thế là nó tự đào huyệt chôn mình”?
118. Môi trường có vai trò gì trong quá trình diễn thế?
4. Ý nghĩa: Hiểu biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật cho phép dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai, từ đó:
- Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ.
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường: Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
119. Phân biệt quần thể với quần xã?
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 22
1. Quần xã là gì? Cho ví dụ và chứng minh đó là quần xã?
2. Diễn thế sinh thái là gì? Nêu (đề xuất) 3 ứng dụng của hiện tượng Diễn thế sinh thái vào trong đời sống sản xuất?
Hình 0.17: “Chúng ta giống như cái máy, hãy nâng cấp nó thường xuyên” - Ken Hayworth
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Tách nghĩa: HỆ SINH THÁI. Bao gồm HỆ trong từ Hệ thống, SINH trong từ Sinh Vật, THÁI nghĩa là Sinh cảnh, Môi trường. Hệ thống là khái niệm muốn nói tới một tổ chức gồm nhiều thành phần, gắn kết với nhau tương đối bền vững theo một cách nhất định, và trong trường hợp này đó là 2 thành phần Sinh vật và Môi trường. Như vậy có thể nói bản chất của Hệ sinh thái là mối quan hệ tác động qua lại giữa Sinh vật (Quần xã) với Môi trường.
Bản chất của sự vận chuyển các chất từ môi trường vào trong quần xã, qua các mắt xích của chuỗi thức ăn, sau đó trở lại môi trường là gì?
I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng,…
120. Tại sao gọi các ví dụ trên là các hệ sinh thái?
2. Định nghĩa
Là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã và khu vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh), nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh.
3. Đặc điểm hệ sinh thái Hình 23.1. Hệ sinh thái đầm lầy (Nguồn: internet) - Biểu hiện chức năng của một tổ chức sống: Trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật
trong quần xã và giữa quần xã và sinh cảnh.
- Kích thước đa dạng.
- Là hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất, năng lượng với môi trường.
- Gắn kết giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường.
- Có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
II. CẤU TRÚC: Gồm có 2 thành phần 1. Thành phần vô sinh (Sinh cảnh):
+ Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, … + Các yếu tố thổ nhưỡng: Đất, nước, …
+ Các chất vô cơ và hữu cơ: CO2, O2, NH3, CH4, … + Xác sinh vật trong môi trường.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
2. Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật)
Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất: Trùng roi xanh, tảo, cỏ, lúa, … + Sinh vật tiêu thụ: Trâu, hổ, báo, …
+ Sinh vật phân giải: Chủ yếu là vi khuẩn, nấm, một số ĐVKXS (như giun đất, sâu, bọ,…)