So sánh quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp mARN ở sinh vật nhân thực?

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 93 - 97)

ĐÁP ÁN CÂU HỎI BÀI HỌC

18: So sánh quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp mARN ở sinh vật nhân thực?

*Giống nhau:

- Đều xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị.

- Enzyme xúc tác theo chiều 3’-5’ trên mạch khuôn.

- Thông tin di truyền được truyền đạt chính xác theo nguyên tắc bổ sung.

* Khác nhau:

Điểm phân biệt Nhân đôi ADN Tổng hợp mARN

Nguyên liệu A, T, G, X A, U, G, X

Đường deoxyribose Đường ribose

Enzyme ADN polymerase xúc tác cả 2 mạch

ARN polymerase chỉ xúc tác trên mạch gốc theo chiều 3’-5’.

Cơ chế Diễn ra trên 2 mạch khác nhau ở nhiều đơn vị nhân đôi

Diễn ra chỉ trên một đoạn, tại mạch gốc có chiều 3’-5’.

Kết quả Tạo ra 2 phân tủ ADN mạch kép giống hệt nhau.

Tạo ra một phân tử mARN mạch đơn.

19: Đột biến gene là gì? Hãy nêu các dạng đột biến gene, nguyên nhân, cơ chế phát sinh? Tính chất biểu hiện của đột biến gene, vai trò của đột biến gene trong tiến hóa và chọn giống?

Xem bài 3

20: Chức năng của các yêu tố trong tế bào tham gia vào quá trình dịch mã tổng hợp protein?

*ADN: Là thành phần tham gia gián tiếp. ADN chứa đựng, bảo quản thông tin di truyền tham gia vào quá trình truyền thông tin di truyền tới mARN theo cơ chế phiên mã. Ngoài ra nó cũng tham gia vào điều hòa hoạt động của gene (Xem bài 5).

* ARN: mARN làm khuôn tổng hợp chuỗi polypeptide; tARN vận chuyển acid amine vào vị trí tương ứng trên ribosome; rARN là thành phần cấu tạo nên ribosome.

*Ribosome: Lắp ráp các acid amine do tARN mang tới.

*Các enzyme: Tháo xoắn ADN, tổng hợp chuỗi polynucleotide, hoạt hóa acid amine, …

*Các acid amine tự do: Làm nguyên liệu.

*ATP: Cung cấp năng lượng cho tổng hợp protein.

21:

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

22: Ý nghĩa của hiện tượng tháo xoắn, đóng xoắn của NST qua các kì phân bào?

*NST tháo xoắn cực đại: Giúp cho ADN dễ dàng nhân đôi ở pha S của giai đoạn chuẩn bị.

*NST co xoắn cực đại: Giúp NST thu gọn cấu trúc không gian, thuận lợi cho NST phân li đồng đều tại kì sau của quá trình phân bào.

23: Đề xuất cách nhớ tên các bậc cấu trúc Nhiễm sắc thể và đường kính mỗi bậc?

Em hãy ghi nhớ tên các bậc cấu trúc bằng cách hình dung ra một đoạn phim “kì lạ”:

*Đoạn 1: 2-11-30-300-700-1400: (I) Một con vịt (số 2) dẫn 2 con giun (số 11) cùng đi đẻ trứng (trứng nghĩa là 0, 3 con đẻ trứng nghĩa là 30). Kết quả tổng 3 con đẻ ra số trứng gấp 100 lần (3x100 = 300). Để đạt được mục tiêu số đẹp nó cần đẻ tiếp 700 quả (700), tuy nhiên nó đã đẻ được gấp đôi số mong đợi, tức là 1400 quả (1400).

*Đoạn 2: Một Anh (ADN) bạn của bạn, bề ngoài trông giống như NST trông thấy hiện tượng đó đã cười sặc sụa gật lên, gật xuống tít mù: Anh Bạn Sặc Siêu Tít, Thề (II)

Anh: ADN; Bạn: Sợ cơ bản; Sặc: Sợi nhiễm sắc; Siêu: Sợi siêu xoắn; Tit: Chromatide; Thề - Nhiễm sắc thể.

Từ (I)(II) chúng ta ghép nối và gióng hàng thì dễ dàng có được kết quả chính xác.

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

24: Tại sao nguyên phân giữ nguyên bộ NST lưỡng bội (2n) còn giảm phân bộ NST chỉ còn đơn bội (n)?

Do Nguyên phân và Giảm phân chỉ có một lần ADN nhân đôi nhưng Nguyên phân chỉ trải qua một lần phân chia tế bào còn Giảm phân trải qua 2 lần phân chia tế bào.

Cụ thể, có thể tính như sau: Trong Nguyên phân: 2 .2 2 2

nn; Trong Giảm phân: 2 .2 2.2

nn

25: Tại sao nói nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội của hình thức sinh sản hữu tính?

26: Xét 2 quần thể cùng loài, một quần thể sinh sản vô tính, một quần thể sinh sản hữu tính loài nào có khả năng thích nghi cao hơn? Tại sao?

Loài sinh sản hữu tính sẽ thích nghi cao hơn. Vì loài sinh sản vô tính thì tất cả các cá thể trong quần thể có kiểu gene giống nhau nên khi môi trường thay đổi thì sẽ xảy ra 2 trường hợp, một là tất cả cá thể đều thích nghi, hai là tất cả các cá thể bị đào thải. Còn loài sinh sản hữu tính do giảm phân và thụ tinh đã tạo nên quần thể đa hình với rất nhiều các cá thể, mỗi cá thể mang một đặc điểm, mỗi cá thể có khả năng thích nghi trong các loại môi trường khác nhau nên khi môi trường thay đổi (không phải những biến đổi quá đặc biệt) thì quần thể sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn. Những cá thể không thích nghi sẽ bị đào thải và những cá thể thích nghi sẽ nhanh chóng phát triển hình thành quần thể mới.

27: Vẽ và mô tả sơ đồ quá trình giảm phân của một tế bào ruồi giấm (2n=6)?

(Nguồn: Biology, Neil A Campbel)

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

28: Tại sao cơ thể dị bội, đa bội lẻ thường bất thụ và cơ thể đa bội có tế bào, cơ quan sinh dưỡng lớn?

Do cơ thể dị bội hay đa bội lẻ các NST không sắp xếp được thành cặp tương đồng, không xảy ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo nên quá trình giảm phân bị rối loạn – không phân chia đồng đều vật chất di truyền. Kết quả thường không hình thành được giao tử bình thường hoặc giao tử kém sức sống.

Do vật chất di truyền trong cơ thể đa bội tăng lên gấp bội, nên quá trình tổng hợp các chất tăng lên gấp bội. Kết quả cơ thể có kích thước lớn hơn cơ thể bình thường.

29: Sơ đồ hóa (hình cành cây) phân biệt các dạng ĐB đã học (ĐB gene, ĐB NST)?

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Một phần của tài liệu VNCLASSVƯỢT ĐÍCH môn SINH tập 1 PHẦN 2 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)