ĐÁP ÁN CÂU HỎI BÀI HỌC
1. Đáp án câu 1: Deoxy trong từ deoxyribose có nghĩa là gì?
De có nghĩa là tách, Oxy có nghĩa là một nguyên tử oxy. Vì vậy Deoxy nghĩa là tách một nguyên tử Oxy và deoxiribose nghĩa là tách một oxy của đường ribose.
Ta có đường ribose có CTPT là C5H10O5, nên đường Deoxyribose sẽ có CTPT là C5H10O4.
2. Đáp án câu 2: Vì sao vật chất di truyền ở cấp độ phân tử viết tắt là ADN, ARN?
ADN nghĩa là Acid Deoxyribo Nucleic. Tên này thể hiện rõ 3 thành phần cấu tạo nên nucleotide. Acid: Nhóm phosphate; Deoxiribose: Thành phần đường; Nucle: Thành phần base;
Đuôi ic thể hiện đuôi của acid trong cách đặt tên của hóa học.
Với ARN chúng ta cũng có cách giải thích tương tự.
3. Đáp án câu 3: Vì sao A chỉ liên kết với T hoặc U, G chỉ liên kết với X?
Do các base cấu tạo khác nhau nên cấu trúc không gian khác nhau, từ đó tính chất vật lý, hóa học khác nhau. Kết quả base A chỉ phù hợp và liên kết được với cấu trúc không gian của base T hoặc base U và tạo 2 liên kết hydro, base G chỉ liên kết được với base X bằng 3 liên kết hydro.
4. Đáp án câu 4: Trước đây khi nghiên cứu di truyền học phân tử, phân tích thành phần hóa sinh trong tế bào các nhà khoa học thấy có 20 loại acid amine được mã hóa bởi 4 loại nucleotide. Cơ sở lý thuyết nào đã giúp cho các nhà khoa học khẳng định mã di truyền là mã bộ ba – nghĩa là ba nucleotide sẽ mã hóa cho một acid amine?
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 1, nghĩa là mỗi một nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra 4 nu sẽ hình thành được 4 mã di truyền và hóa được cho 4 loại acid amine. Như vậy không đủ số mã mã hóa cho 20 loại acid amine.
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 2, nghĩa là 2 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình thành được 4.4 = 16 bộ mã di truyền và mã hóa được cho 16 loại acid amine. Như vậy vẫn không đủ số mã mã hóa cho 20 loại acid amine.
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 3, nghĩa là 3 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình thành được 4.4.4 = 64 bộ mã di truyền. Như vậy đủ số mã để mã hóa cho 20 loại acid amine.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 4, nghĩa là 4 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình thành được 4.4.4.4 = 256 bộ mã di truyền. Như vậy quá nhiều bộ mã để mã hóa cho 20 loại acid amine nên không hiệu quả.
Vậy CLTN đã giữ lại trường hợp hiệu quả nhất với mã di truyền là mã bộ ba.
5. Đáp án câu 5: Viết phương trình phản ứng miêu tả quá trình hình thành mối liên kết giữa các acid amine?
6: Đề xuất cách nhớ bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc?
Mã mở đầu: AUG => Ăn Uống Gì? – theo Nguyễn Văn Tuấn – A3 – THPT Lưu Nhân Chú – Đại Từ - Thái Nguyên (Khóa 2010-2013). Theo NTBS, ta có mã mở đầu trên ADN là TAX, đọc là TAX.
Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA => U lA lA, U Ăn Gà, U Gà Ăn (U la la, u ăn gà, u gà ăn).
(Chúng tôi rất mong muốn các em học sinh, các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm các câu nói hay, các cách nhớ thú vị. Chúng tôi sẽ ghi rõ bản quyền như em Tuấn cựu học sinh của tôi).
7: Thiết lập mối quan hệ giữa các đơn vị mm, μm, nm và A0? 1mm = 103 μm = 106 nm = 107 A0
8: Một phân tử ADN của tế bào nhân thực dài hơn rất nhiều so với phân tử ADN của tế bào nhân sơ. Vậy quá trình nhân đôi của nó diễn ra như thế nào để đảm bảo tốc độ nhân đôi?
Trong quá trình nhân đôi, enzyme sẽ tác động tại nhiều điểm, mỗi điểm đó sẽ trở thành một Đơn vị tái bản. Ở mỗi đơn vị tái bản đó có 2 chạc sao chép theo 2 chiều khác nhau, tức là tại mỗi đơn vị tái bản quá trình ADN nhân đôi diễn ra theo 2 chiều.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
9: Phân biệt chạc sao chép, đơn vị tái bản? Xác định mối tương quan giữa số lượng đoạn mồi và số lượng đoạn okazaki được hình thành ở một chạc sao chép và ở một đơn vị tái bản?
Chạc sao chép có hình chữ Y, Đơn vị tái bản gồm 2 chạc sao chép.
Xét một chạc sao chép: Có k đoạn okazaki cần có k +1 đoạn mồi.
Xét một đơn vị tái bản: Do gồm 2 chạc sao chép nên cần có k + 1 + k + 1 = 2k + 2 đoạn mồi. Nếu đặt 2k = m là số đoạn okazaki của đơn vị tái bản thì số đoạn mồi là: m + 2.
Vậy, trong một chạc sao chép số đoạn mồi là: k + 1, trong một đơn vị tái bản thì số đoạn mồi là: k + 2 thì cần phải hiểu rằng k trong 2 trưởng hợp này là khác nhau, k trong đơn vị tái bản là tổng số đoạn okazaki trên cả 2 chạc.
10: Cơ chế nào đảm bảo cho quá trình nhân đôi chính xác qua các thế hệ?
Dựa trên 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogen.
- Nguyên tắc bán bảo tồn: Là nguyên tắc giữ lại một nửa, tức là 2 phân tử ADN tạo ra có 2 mạch, một mạch của ADN mẹ và một mạch mới.
11. Đáp án câu 11: Dạng đột biến nào nguy hiểm nhất? Tại sao?
Dạng đột biến mất (hoặc thêm) cặp nu là nguy hiểm nhất bởi dẫn tới thông tin di truyền bị đọc sai từ điểm bị mất (hoặc bị thêm). Ví dụ ở hình dưới là mất cặp XG.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
12: Vẽ sơ đồ cơ chế gây đột biến do tia tử ngoại?
13: Tại sao đột biến điểm (thay thế cặp nu) hầu như vô hại với thể đột biến?
Vì nó chỉ ảnh hưởng tới một acid amine, mặt khác do tính thoái hóa nên nu khác thay thế vào có thể vẫn cùng quy định một acid amin.
14: Tại sao nói đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa?
Bởi so với đột biến NST, mặc dù tần số thấp 10-6 đến 10-4 nhưng do số lượng gene mỗi loài lớn nên khả năng cơ thể bị đột biến cao, qua giao phối các allele tổ hợp lại với nhau sẽ tạo ra vô số tổ hợp kiểu hình khác nhau (nguồn nguyên liệu thứ cấp). Mặt khác nó chỉ gây nên những biến đổi nhỏ, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống, khả năng sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
15: Tại sao quá trình Phiên mã không được gọi là quá trình Sao mã?
Vì mã di truyền trên gene (ADN) không được sao chép nguyên vẹn sang ARN mà được sao chép sang theo Nguyên tắc bổ sung, tức khi so sánh thông tin di truyền trên ARN không giống y hệt thông tin di truyền trên gene.
16: Gene là gì? Tại sao từ 4 loại nucleotide lại tạo ra được nhiều loại gene khác nhau?
Phân loại các loại gene về cấu trúc và chức năng?
*Gene là gì? Phân loại các loại gene về cấu trúc và chức năng? (Xem bài 1)
*Từ 4 loại nu tạo ra được nhiều loại gene khác nhau bởi các gene khác nhau về loại acid nucleic, số mạch, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu.
17: Tại sao quá trình biểu hiện tính trạng không theo sơ đồ ADN protein mà lại theo sơ đồ: ADN mARN protein?
Bởi mỗi phân tử ADN dài, mang rất nhiều gene cuộn xoắn nhiều bậc (xem bài 7), nó không có không gian để tổng hợp trực tiếp. Mặt khác vào mỗi thời điểm chỉ có một số gene hoạt động biểu hiện tính trạng nên quá trình biểu hiện thông tin di truyền trên gene phải theo “đường vòng”. Tức là thông tin di truyền trên gene (ADN) được sao sang mARN, sau đó mARN mới tham gia vào quá trình dịch mã để tổng hợp nên protein, quy định tính trạng.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương