ĐÁP ÁN CÂU HỎI BÀI HỌC
51: Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các gene
1. Gene a; 2. Gene A và n; 3. Gene A và b; 4. Gene g; 5. Gene x; 6. Gene r.
1. Tuân theo quy luật phân li.
2. Tuân theo quy luật phân li độc lập hoặc quy luật tương tác gene.
3. Tuân theo quy luật liên kết gene hoặc hoán vị gene.
4. Quy luật di truyền chéo.
5. Quy luật di truyền thẳng.
6. Quy luật di truyền qua tế bào chất.
52: Sự biểu hiện kiểu hình do mấy yếu tố chi phối? Trong đó yếu tố nào quyết định?
Sự biểu hiện kiểu hình là do 2 yếu tố chi phối: Kiểu gene và Môi trường. Trong đó kiểu gene là yếu tố quyết định.
53: n tiến tới vô cực có nghĩa là gì? n tiến tới vô cực hay không?
n tiến tới vô cực nghĩa là trong một môi trường bất kì thì kiểu gene đó đều có thể có hình thành kiểu hình tương ứng, thích nghi. Điều này là vô lý, suy ra n không tiến tới vô cực.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
54: Có hay không trường hợp:
- 1000 con lợn con sinh ra từ một con lợn nái trong mỗi lần mang thai?
- Sinh vật nào là nhóm sinh vật có mức phản ứng rộng nhất với môi trường?
Không có trường hợp 1000 con lợn con sinh ra từ một con lợn nái trong mỗi lần mang thai bởi nó do giới hạn của kiểu gene đặc trưng của từng loài quy định.
55: Tại sao trước đây bạn Việt học bình thường, thậm chí kém em nhưng sao giờ bạn ấy học giỏi thế?
Bạn ấy vẫn là bạn ấy, tức là phần di truyền không có gì thay đổi. Vậy là bạn đã tác động tới yếu tố môi trường. Có thể bạn tăng thời lượng học lên, chơi với các bạn học tốt, luôn cải tiến phương pháp học tập, hay hỏi, hay thắc mắc các nội dung kiến thức chưa hiểu,…
56: Ở ngô, 2n = 20. Hãy hoàn thành bảng sau:
Nguyên phân Kì
Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian 20 Đơn 20 0
Cuối kì trung gian 20 Kép 20 40
Kì đầu 20 Kép 20 40
Kì giữa 20 Kép 20 40
Kì sau 40 Đơn 40 0
Kì cuối 20 Đơn 20 0
Giảm phân
Kì Nhiễm sắc thể
Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian 20 Đơn 20 0
Cuối kì trung gian 20 Kép 20 40
Kì đầu I 20 Kép 20 40
Kì giữa I 20 Kép 20 40
Kì sau I 20 Kép 20 40
Kì cuối I 10 Kép 10 20
Kì đầu II 10 Kép 10 20
Kì giữa II 10 Kép 10 20
Kì sau II 20 Đơn 20 0
Kì cuối II 10 Đơn 10 0
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
57:
BẢN CHẤT TÊN QUY LUẬT
Gene trong nhân
Gene nằm trên cặp NST thường hoặc vùng tương đồng của cặp NST giới tính.
Mỗi gene quy định một tính trạng
Xét 1 gene
Trội hoàn toàn Quy luật phân ly Trội không hoàn
toàn
Quy luật di truyền trung gian.
Xét 2 hay nhiều gen
Mỗi gene nằm trên một gặp NST tương đồng
Quy luật phân ly độc lập.
Hai hay nhiều gene nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
Quy luật LKG Quy luật HVG
Nhiều gene quy định một tính trạng
Tương tác bổ sung Tương tác cộng gộp Tương tác
át chế
Át chế trội Át chế lặn Mỗi gene quy
định nhiều tính trạng
Đa hiệu gene
Gene nằm trên vùng không tương đồng của cặp NST giới tính
Gene nằm trên vùng không tương đồng của NST X
Di truyền chéo
Gene nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
Di truyền thẳng
Gene trong tế bào chất
Di truyền theo dòng mẹ
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
58:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
59:
60: Một quần thể có p là tần số allele A, q là tần số allele a. Em hãy đặt điều kiện với p, q và xác định cấu trúc tống quát về thành phần KG của quần thể khi cân bằng di truyền theo p, q ?
Với 0 ≤ p ≤ 1, 0 ≤ q ≤ 1, p + q = 1. Quần thể cân bằng sẽ có cấu trúc: P2 AA : 2pq Aa : q2 aa
61: Giải thích tại sao tạo ra vô số biến dị tổ hợp?
Qua giảm phân, sự phân li độc lập, sự trao đổi chéo, sự tổ hợp tự do đã tạo ra vô số các loại giao tử. Qua thụ tinh vô số các loại giao tử đực kết hợp với vô số các loại giao tử cái đã tạo ra vô số các cá thể mang các tổ hợp Kiểu gene khác nhau từ đó quy định các đặc điểm khác nhau.
62: Em có nhận xét gì về các giống lúa IR22 và CICA4 được tạo ra?
Giống lúa IR22 mang đặc điểm của cả 3 giống lúa Peta, Dee-geo woo-gene, Takudan.
Giống lúa CICA4 mang đặc điểm của cả 3 giống lúa Peta, Dee-geo woo-gene và IR-12-178.
63: Có nên sử dụng con lai F1 làm giống bằng lai hữu tính hay không? Tại sao?
Không nên sử dụng con lai F1 làm giống bởi con lai F1 đang ở trạng thái dị hợp nhiều cặp gene và mang nhiều đặc điểm có lợi nhất. Nếu cho làm giống sẽ dẫn đến những gene lặn tổ hợp lại sẽ làm giảm đặc điểm có lợi và xuất hiện các đặc điểm bất lợi.
Ví dụ khi sử dụng con lai F1: AaBbCcDd làm giống thì chắc chắn qua thụ tinh sẽ không thể tạo ra ở đời con tất cả các cá thể đều mang 4 tính trạng trội như con lai F1 và sẽ xuất hiện rất nhiều các cơ thể, bao gồm các cơ thể chỉ mang 1 tính trạng trội (A-bbccdd), mang 2 tính trạng
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
trội (aaB-C-dd), mang 3 tính trạng trội (A-bbC-D-), 4 tính trạng trội (A-B-C-D-). Như vậy rõ ràng đời con không thể thu được 100% giống F1, tức chất lượng so với F1 sẽ giảm đi.
64: Có thể dùng tác nhân sinh học để tạo ra các giống mới hay không? Giải thích?
Có, nhưng sự tác động của nhân tố sinh học đã hình thành một phương pháp tạo giống mới hiện đại nhất là Kĩ thuật chuyển gene.
65: Đưa các cá thể có KH mong muốn về trạng thái dòng thuần có ý nghĩa gì?
- Để khi lai với cơ thể khác, không làm giảm phẩm chất của con giống.
VD: AABBDD x AabbDd → A-B-D-, vậy 100% con sinh ra giống dòng thuần ban đầu.
- Để lai khác dòng tạo ưu thế lai.
VD: AAbbDDEEff x aaBBddeeFF → AaBbDdEeFf (Con lai dị hợp về nhiều cặp gene) 66: Giả sử ta sử dụng gene đánh dấu là gene kháng chất kháng sinh tetraxiclin. Muốn thu được tế bào chứa ADN tái tổ hợp ta cần phải làm gì?
Ta chỉ cần bổ sung tetraxilin. Nếu tế bào vi khuẩn sống, tạo thành khuẩn lạc, chứng tỏ nó đã mang plasmid tái tổ hợp chưa gene cần chuyển, nếu tế bào vi khuẩn chết, chứng tỏ nó chưa có ADN tái tổ hợp chứa gene cần chuyển.
67: Con sinh ra giống con cho trứng hay cho nhân hay con mang thai hộ? Điều đó chứng tỏ điểu gì?
Con sinh ra giống con cho nhân. Điều đó chứng tỏ các gene quy định các tính trạng chủ yếu nằm trong nhân tế bào.
68: Ý nghĩa của phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?
Giúp nhân nhanh một giống mới để phổ biến vào trong sản xuất.
69:
Các chỉ tiêu so sánh Đột biến Thường biến - Không liên quan tới biến đổi trong kiểu gene.
- Di truyền được.
- Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên.
- Theo hướng xác định.
- Mang tính chất thích nghi cho cá thể.
- Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
70:
Các tiêu chí so sánh Tự phối Ngẫu phối
Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ
Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
Tần số các alen không đổi qua các thế hệ
Có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2aa
Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú
71:
(Sơ đồ tác giả thiết kế trong quá trình học Cao học)
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
72:
73:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
74:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
75:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
76:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
77:
78:
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
79: Tại sao cơ quan thoái hóa vẫn được di truyền mà không bị loại bỏ?
Vì nó trung tính – không có lợi cũng không có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị loại bỏ.
80: Tại sao 2 loài sóc ở 2 khu vực khác nhau lại có hình dạng và khả năng giống nhau?
Do điều kiện môi trường giống nhau nên CLTN xảy ra theo cùng một chiều hướng. Kết quả chọn lọc ra các con sóc mang đặc điểm giống nhau – đều bay được.
81: Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc và đã tiến hóa theo các hướng khác nhau?
Đó là dựa trên các bằng chứng:
*Bằng chứng trực tiếp: Hóa thạch.
*Bằng chứng gián tiếp:
- Bằng chứng hình thái, giải phẫu.
- Bằng chứng phôi sinh học.
- Bằng chứng địa lý sinh vật học.
- Bằng chứng sinh học tế bào.
- Bằng chứng sinh học phân tử.
Từ các đặc điểm giống nhau chứng tỏ có cùng một nguồn gốc, với các đặc điểm khác nhau chứng tỏ chúng đã tiến hóa theo các hướng khác nhau.
82: Điều thành công nhất của học thuyết tiến hóa Lamarck là gì?
Là một học thuyết tiến hóa đầu tiên, có tính chất hệ thống giải thích sự biến đổi của sinh giới, coi sinh vật có sự BIẾN ĐỔI chứ không phải bất biến.
Đáp án câu 83: Hãy dùng luận điểm của Lamarck và Darwin, kết hợp với Hình 15.1 giải thích quá trình hình thành loài hươu cao cổ?
*Lamarck: Từ quần thể hươu tổ tiên cổ ngắn, trong quá trình sống chúng ăn hết lá cây ở tầng thấp và phải ăn lá ở trên cao. Do phải ăn lá ở trên cao nên mỗi ngày nó rướn thêm một ít để ăn lá. Kết quả hình thành nên loài hươu cao cổ.
*Darwin: Từ quần thể hươu tổ tiên cổ ngắn, do biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản đã hình thành nên quần thể hươu có độ dài cổ biến thiên từ cổ ngắn đến cổ dài. Trong quá trình
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
sống chúng ăn hết lá ở tầng thấp, chỉ còn lại lá ở trên cao. Kết quả những con cổ ngắn không thể ăn được lá và chết (con hươu nằm dưới đất). Qua thời gian những con cổ dài ngày càng được củng cố và chiếm ưu thế và phổ biến trong quần thể - Quần thể hươu cổ dài.
84: Tại sao nói hạn chế trên của Darwin là hạn chế không thể tránh khỏi?
Vì thời đó Di truyền học chưa phát triển. Cụ thể chúng ta có thể thấy Darwin (sinh ngày 12/02/1809) sinh ra trước Mendel (sinh ngày 22/07/1822). Trong khi Mendel - ông tổ của Di truyền học mới đang “bập bẹ” nhân tố di truyền thì hoàn toàn không có cơ sở để giải thích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh và di truyền các biến dị.
85: Một quần thể tuân theo định luật Hardy-Weinberg có tiến hóa hay không?Vì sao?
Không, vì cấu trúc di truyền không đổi qua các thế hệ.
86: So sánh tốc độ chọn lọc của hai hình thức trên và giải thích?
Chọn lọc chống lại allele trội sẽ có tốc độ nhanh hơn bởi allele trội khi ở trạng thái dị hợp vẫn biểu hiện ra kiểu hình. Còn chọn lọc chống lại allelel lặn do trong kiểu gene dị hợp allele lặn tồn tại bên cạnh allele trội nên cần phải trải qua rất nhiều thế hệ mới làm giảm dần tỉ lệ dị hợp.
Cuối cùng cần rất nhiều thời gian để xuất hiện yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ đi hoàn toàn allele lặn ở trạng thái dị hợp.
87: Tại sao CLTN làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực?
Vì ở vi khuẩn ADN có dạng vòng và các gene không sắp xếp thành cặp giống như cặp allele trên cặp NST tương đồng. Hay nói cách khác nó giống như cơ thể đơn bội ở sinh vật nhân thực, khi đó allele xuất hiện trong kiểu gene thì chắc chắn sẽ biểu hiện thành kiểu hình, nếu là mang gene lặn có hại thì sẽ bị đào thải trực tiếp. Còn ở sinh vật nhân thực thì nó còn phụ thuộc vào allele thứ 2, nếu nó lặn thì mới biểu hiện trực tiếp thành kiểu hình, nếu allele còn lại là allele trội thì lại cần phải thêm một thế hệ nữa để cho các allele tổ hợp lại với nhau.
Ngoài ra vòng đời của vi khuẩn rất ngắn chỉ tính bằng phút hoặc giờ còn sinh vật nhân thực thì vòng đời tính bằng ngày, bằng tháng hoặc bằng năm.
88: Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?
Khi số lượng ít sẽ dẫn đến sự gặp gỡ giao phối giữa các cá thể có xác suất thấp, đồng thời số lượng ít thì khi có yếu tố ngẫu nhiên xảy đến sẽ dễ làm cho quần thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
89: Có phải cả 5 nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số allele, thành phần KG của quần thể?
Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa là: Đột biến, di nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Còn nhân tố giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
90: Giải thích kết quả thí nghiệm trên?
Màu sắc bướm do nhiều gene tương tác quy định.
*Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng.
Ban đầu bướm màu đen, trong đó có những cá thể có gene dị hợp, và qua giao phối đã làm xuất hiện những tổ hợp gene mới và biểu hiện thành bướm trắng. Trong quá trình sống trên thân cây bạch dương, những con màu trắng, kẻ thù khó phát hiện nên ngày càng chiếm ưu thế trong quần thể.
* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm đen. Tương tự như vậy, ban đầu trong những bướm màu trắng thả vào, có những cá thể có gene dị hợp, và qua giao phối đã làm xuất hiện những tổ hợp gene mới và biểu hiện thành bướm đen. Trong quá trình sống trên thân cây bạch dương đen bị ô nhiễm, những con màu đen, kẻ thù khó phát hiện nên ngày càng chiếm ưu thế trong quần thể.
91: Cho VD về đặc điểm thích nghi? Từ đó đề xuất giả thuyết về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi đó?
*Ví dụ: Đặc điểm giống một cái lá khô của con bọ lá.
*Giải thích: Từ quần thể tổ tiên (đơn hình) không giống lá và cũng không sống ở mặt đất – nơi có những chiếc lá khô. Trong quá trình phát triển, quần thể mở rộng khu vực phân bố, đồng thời nhờ có đột biến, giao phối đã hình thành nên quần thể đa hình - có con rất giống lá khô, có con giống lá khô, có con gần giống lá khô, … đặc điểm đó biến thiên từ giống chiếc lá khô cho đến không giống. Trong những cá thể mở rộng khu vực sống xuống mặt đất, nơi có lá khô, thì những cá thể nào càng giống chiếc lá khô thì xác suất bị kẻ thù và con mồi phát hiện càng thấp.
Do đó chỉ nhóm cá thể giống là khô ít bị kẻ thù tiêu diệt và không bị cạnh tranh nên bắt được nhiều mồi hơn. Qua quá trình sinh sản số lượng con cháu – giống nó (giống lá khô) ngày càng chiếm ưu thế. Kết quả hình thành nên quần thể mới mang đặc điểm thích nghi với đời sống trên lá cây khô.
92: Hiện tượng ếch kêu trời mưa là đặc điểm thích nghi hay không thích nghi? Hãy phân tích?
Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương
Là đặc điểm thích nghi đảm bảo quá trình sinh sản của ếch.
Tuy nhiên hiện tượng ếch kêu như vậy là tín hiệu để các loài khác phát hiện ra ếch và tiêu diệt.
Vì vậy mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có ý nghĩa tương đối, mang tính chất thỏa hiệp với môi trường.
93: Trong các con đường hình thành loài, con đường nào diễn ra nhanh nhất? Vì sao?
Con đường lai xa và đa bội hóa, vì chỉ cần tiến hành trên một số ít cá thể và chỉ cần qua 2 thế hệ, lai và gây đa bội (lưỡng bội) có thể hình thành nên loài mới. Còn các con đường hình thành loài bằng con đường khác khu, con đường cách li tập tính, cách li sinh thái vì nó cần có nhiều cá thể, trải qua nhiều thế hệ để phát sinh biến dị hình thành nên quần thể đa hình. Đồng thời cũng cần nhiều thế hệ diễn bị chọn lọc, dẫn tới kiểu gene ngày càng phân hóa, phân hóa đến mức cách li sinh sản để từ đó hình thành loài mới.
94: Hãy cho biết ý nghĩa của các thành phần cấu tạo nên hệ thống thí nghiệm của Miller và Urey?
- 2 điện cực để tạo tia lửa điện: Tương ứng với tia sét.
- Hỗn hợp H2O, H2, CH4, NH3: Tương ứng với khí quyển nguyên thủy.
- Ngọn lửa dùng để đốt cháy bình cầu:
Tương ứng với năng lượng phát ra do núi lửa, bức xạ mặt trời.
- Bình cầu chứa nước: Tương ứng với biển, đại dương.
- Hệ thống làm lạnh: Thể hiện sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, hiện tượng nhiệt độ xuống thấp giúp cho các hợp chất hữu cơ ngưng tụ lại.
95: Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào? Kết quả của mỗi giai đoạn là gì?
*Quá trình phát sinh sự sống: Trải qua 2 giai đoạn:
- Tiến hóa hóa học: Hình thành nên các hợp chất hữu cơ phức tạp.
- Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành nên mầm mống cơ thể sống đầu tiên.
*Quá trình phát triển của sự sống: Trải qua một giai đoạn là giai đoạn Tiến hóa sinh học, kết quả từ mầm mống cơ thể sống đầu tiên hình thành nên toàn bộ sinh giới .