Cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN DE L’OPERA HANOI THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 TẠI KHÁCH SẠN DE’L OPERA HANOI ______51

3.1. THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG

3.1.3. Cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng

Hiện tại khách sạn De’l opera Hanoi chưa có ban quản lý năng lượng. Mọi hoạt động liên quan đến năng lượng của khách sạn chỉ được kiểm soát bởi các kỹ sư điện của khách sạn và thông qua ban lãnh đạo các phòng ban khi có các vấn đề. Do đó, chúng ta đang cần xây dựng một ban quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO cho đơn vị.Sơ đồ tổ chức hoạt động của khách sạn được thể hiện dưới biểu đồ khối sau:

65.40%

20.70%

13.90%

Biểu đồ tỷ trọng tiêu thụ năng lượng các khu vực trong khách sạn năm 2015

Khu vực thiết bị phụ trợ Khu vực buồng phòng Khu vực dịch vụ thương mại

55 Đào Huyển Trang: 1281060064

Trong sơ đồ trên, phòng kỹ thuật là bộ phận quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng và xây dựng, đề xuất kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

Vì vậy cần xây dựng thêm một ban quản lý năng lượng với đầy đủ những chức năng và nhiệm vụ như những phòng ban khác trong khách sạn. Sơ đồ ban quản lý năng lượng được đề xuất như sau:

Hình 3.3Cơ cấu phòng Ban quản lý năng lượng 3.1.3.1. Đại diện lãnh đạo (MR)

Đại diện lãnh đạo của ban quản lý năng lượng có vai trò quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát tổ chức ở cấp cao nhất.

Do đó, đề xuất đại diện lãnh đạo là thành viên trong ban quản lý cấp cao của khách sạn - là phó giám đốc của khách sạn.

Phòng kinh doanh

Bộ phận ăn uống

Phòng nhân sự,

bảo vệ

Buồng phòng

Lễ tân Kế toán

Ban giám đốc

Ban quản lý khách sạn

Phòng kỹ thuật

Đại diện lãnh đạo (Phó giám đốc)

Người QLNl (Trưởng phòng kỹ thuật)

SEU1

(Người quản lý khu vực buồng phòng)

SEU2

(Người quản lý khu vực dịch vụ thương mại)

SEU3

(Người quản lý khu vực phụ trợ)

56 Đào Huyển Trang: 1281060064

Điều này giúp đảm bảo đạt được hỗ trợ cao nhất cho công tác quản lý năng lượng và định hướng các hoạt động của hệ thống.

Vai trò và trách nhiệm của người đại diện lãnh đạo là:

- Đảm bảo việc hoạch định các hoạt động QLNL được thiết kế để hỗ trợ chính sách năng lượng của khách sạn

- Xác định và thông tin các trách nhiệm và quyền hạn để tạo thuận lợi cho hiệu lực quản lý năng lượng.

- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả hai việc điều hành và kiểm soát hệ thống QLNL có hiệu lực.

- Nâng cao nhận thức về chính sách năng lượng và mục tiêu năng lượng tại tất cả các đơn vị trong khách sạn

- Giám sát Người QLNL thực hiện theo điều 35 của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3.1.3.2. Người quản lý năng lượng

Người quản lý năng lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc vận hành hệ thống QLNL hàng ngày. Vị trí này đòi hỏi người có hiểu biết chi tiết về hoạt động sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, có khả năng “điều phối viên” triển khai các chương trình làm việc của hệ thống và đại diện cho hệ thống trước kiểm toán bên ngoài.

Do đó, đề xuất trưởng phòng kỹ thuật của khách sạn - là người có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu về các hệ thống sử dụng năng lượng, cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật điện c ó trách nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng năng lượng của khách sạn nên có hiểu biết chi tiết và kinh nghiệm làm việc đối với các phòng ban khác.

Vai trò và trách nhiệm của người quản lý được đề xuất là:

- Thực hiện kiểm toán năng lượng và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khách sạn

- Thực hiện xây dựng các các văn bản của hệ thống QLNL liên quan đến khách sạn.

- Tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động. Giám sát thực hiện các công việc theo kế hoạch hành động trong phạm vi toàn khách sạn

57 Đào Huyển Trang: 1281060064

- Tham gia vào việc đào tạo cho cán bộ công nhân viên của đơn vị vế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các yêu cầu của hệ thống QLNL.

- Thực hiện triển khai áp dụng hệ thống văn bản hệ thống QLNL vào hoạt động của khách sạn

- Tham gia đánh giá nội bộ hệ thống QLNL và các hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hành động cải tiến hiệu quả năng lượng.

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cho đại diện lãnh đạo hoặc lãnh đạo công ty về các hoạt động áp dụng hệ thống QLNL và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khách sạn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của đại diện lãnh đạo.

- Ngoài ra người QLNL có nhiệm vụ giúp việc ban QLNL trong hoạt động lưu trữ tài liệu, hồ sơ triển khai áp dụng hệ thống QLNL; soạn thảo các văn bản cần thiết;

tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng tại các cuộc họp của ban QLNL; thực hiện công tác kiểm soát tài liệu của hệ thống QLNL (phân phối, thay đổi, lưu trữ, hủy bỏ,…) phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO50001; là đầu mối tổng hợp các thông tin giao dịch với các tổ chức bên ngoài (tổ chức tư vấn, chứng nhận, các cơ quan pháp luật, hành chính nhà nước,..).

3.1.3.2. Đội quản lý năng lượng

Đội quản lý năng lượng sẽ bao gồm người đứng đầu quản lý năng lượng khu vực được giao trong tòa nhà(SEU) và các thành viên đứng đầu các phòng ban như (buồng phòng, kinh doanh, lễ tân…). Có 3 khu vực chính trong khách sạn là: buồng phòng, dịch vụ, và phụ trợ. Có thể chia thành 3 đội quản lý năng lượng rõ ràng cho các khu vực tiêu thụ năng lượng đã trình bày ở trên. Mỗi đội sẽ có người đứng đầu là người có nhiều kinh nghiệm về vận hành, bảo dưỡng và khả năng tiết kiệm điện năng của mỗi thiết bị. Vì vậy đề xuất một kỹ sư điện giỏi đứng đầu quản lý mỗi đội, dưới mỗi đội là trưởng phòng hay quản lý các phòng khác thuộc mỗi SEU, ngoài ra có thể thêm một số kỹ sư khác.

Vai trò của đội QLNL là cầu nối của hệ thống QLNL giữa ban lãnh đạo và các thành viên trong đơn vị, do đó thành phần đầy đủ của đội QLNL phải bao gồm các đại diện từ các phòng ban của toàn đơn vị đó là:

- SEU 1: Khu vực buồng phòng

 Đứng đầu là kỹ sư điện giỏi

 Dưới là trưởng bộ phận buồng phòng, phòng kinh doanh, kế toán, nhân sự, và một số nhân viên kỹ thuật

58 Đào Huyển Trang: 1281060064

- SEU 2: Khu vực dịch vụ thương mại

 Đứng đầu là kỹ sư điện giỏi

 Dưới là quản lý khu vực dịch vụ thương mại (như bộ phận ăn uống, mua sắm, lễ tân, và các phòng dịch vụ khác) cùng một số nhân viên kỹ thuật khác

- SEU 3: Khu vực phụ trợ

+ Đứng đầu là một kỹ sư điện giỏi

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN DE L’OPERA HANOI THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)