CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 TẠI KHÁCH SẠN DE’L OPERA HANOI ______51
3.3. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH
3.3.4. Đề xuất thiết kế, thu mua các dịch vụ năng lượng, các sản phẩm, thiết bị
3.3.4.1. Đề xuất thiết kế
Thiết kế mới, sửa đổi và cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống và quy trình là một trong số các hoạt động thường xuyên diễn ra tại doanh nghiệp. Đặc biệt tại bộ phận bảo dưỡng – bộ phận đảm trách nhiệm vụ thay thế, bảo dưỡng, thay mới, gia công các thiết bị cho khách sạn. Để góp phần cải thiện hiệu quả năng cho hệ thống điều hòa không khí. Đề xuất thiết kế như sau:
- Đối với Khách sạn de l’Opera Hà Nội sử dụng hệ thống chiller giải nhiệt bằng
100 Đào Huyển Trang: 1281060064
gió, hệ thống này đang để ngoài trời không có mái che nên nhiệt độ không khí vào làm mát cao. Tại thời điểm kiểm toán nhiệt độ gió làm mát vào bộ trao đổi nhiệt khoảng 43
0C – 45 0C; nhiệt độ gió sau quạt hút khí nóng là 500C – 520C. Nền bê tông nên có sự phản xạ hơi nóng của mặt trời vào bộ trao đổi nhiệt. Mặt khác gió nóng thổi ra lại quẩn lại xuống phía dưới làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh
Hình 3.15 Nhiệt độ ảnh hưởng tới hệ thống chiller giải nhiệt bằng gió
- Nhóm kiểm toán đề xuất khách sạn làm mái che cho các Chiller để tránh được ánh nắng mặt trời và gió của quạt hút. Giải pháp này thực hiện đơn giản, khách sạn đầu tư vật liệu che và chủ động thực hiện được.
Hình 3.16 Hình thiết kế khi lắp thêm hệ thống mái che cho chiller giải nhiệt gió Chiller
101 Đào Huyển Trang: 1281060064
- Đối với chiller, nhiệt độ gió giải nhiệt ảnh hưởng rất lớn tới công suất tiêu thụ năng lượng. Ở nhiệt độ gió cấp vào 400C thì năng lượng tiêu thụ 216 kW tương ứng với hệ số COP 2,7; Ở nhiệt độ gió cấp vào 450C thì năng lượng tiêu thụ 232 kW tương ứng với hệ số COP 2,4. Như vậy nếu ta làm tốt phần che mái của chiller giúp gió cấp vào bộ trao đổi nhiệt xuông 50C (tức 400C) thì có thể tiết kiệm được tới 6,8% năng lượng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa trong thời gian chiếu nắng trung bình 6 giờ/ngày.
Hình 3.17 Nhiệt độ thay đổi khi lắm thêm hệ thống mái che cho chiller giải nhiệt gió Mái che
Nhiệt độ
môi trường 37oC 48oC
48oC
40oC 40oC
Quạt hút gió
Bộ trao đổi nhiệt Chiller
. .
. .
102 Đào Huyển Trang: 1281060064
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến công suất tiêu thụ năng lượng của chiller Tính toán tiết kiệm cho giải pháp làm mái che gia tăng giải nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí như sau:
Bảng 3.16 Tính toán hiệu quả kinh tế khi làm mái che cho Chiller
Giải pháp đầu tư
Điện năng tiết kiệm (kWh/năm)
Dự kiến đầu tư (1000VND)
Tiết kiệm chi phí/năm
(1000VND)
Thời gian hoàn vốn
(năm) Làm mái che cho Chiller 37.672 100.000 78.847 1,3
- Khách sạn lắp đặt thêm một lớp kính ở các phòng tại các tầng còn lại. Ngoài việc tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bao che, hệ thống kính giúp cho các phòng khách giảm tiếng ồn, tạo cảm giác thoải mái cho khách thuê phòng.
- Khu vực các thiết bị phụ trợ đề xuất lắp thiết bị đo đếm cho các thiết bị khu vực đó để đảm bảo đo đạt chính xác và quản lý năng lượng khu vực này hiệu quả hơn.
Công suất tiêu
thụ khi nhiệt độ
gió giải nhiệt là 45 0C Công
suất tiêu thụ khi nhiệt độ
gió giải nhiệt là 40 0C
103 Đào Huyển Trang: 1281060064
3.3.4.2. Đề xuất thu mua các sản phẩm, thiết bị và năng lượng và dịch vụ liên quan đến năng lượng
Hiện tại các hoạt động thu mua các sản phẩm, thiết bị, năng lượng và dịch vụ năng lượng liên quan đến năng lượng tại doanh nghiệp được chia làm ba loại là mua hàng hóa (thiết bị, sản phẩm), mua dịch vụ (nhà thầu dịch vụ về bảo dưỡng, chuyên gia tư vấn năng lượng, tư vấn khác), mua năng lượng (điện và than). Đối với mỗi loại thì điều quan trọng là cần phải có những tiêu chí đánh giá để có lựa chọn hợp lý, góp phần cải thiện hiệu quả năng lượng. Đồ án xin trình bày các tiêu chí đối với từng loại nêu trên như sau:
a. Tiêu chí mua hàng hóa
Tiêu chí mua thiết bị, sản phầm được căn cứ dựa trên chi phí vòng đời của thiết bị căn cứ theo công thức:
C = FC + VC = (ĐTpb + OMcđ) + (NL + K) Trong đó:
C: Chi phí vòng đời cùa thiết bị.
FC: Chi phí cố định gồm chi phí đầu tư phân bổ hàng năm (ĐTpb) và chi phí bảo dưỡng hàng năm cố định (OMcđ)
VC: Chi phí biến đổi gồm chi phí năng lượng hàng năm (NL) và chi phí hàng năm khác (K).
b. Tiêu chí mua năng lượng
Hiện tại, khách sạn De l’opera Hanoi có mua năng lượng phải từ bên ngoài hai dạng năng lượng là điện năng và dầu DO. Đối với từng dạng năng lượng, đại diện ban lãnh đạo cần phải xây dựng các đặc tính kỹ thuật và đặc tính khác đối với từng dạng năng lượng gồm:
- Số lượng bao gồm các tiêu chí về sản lượng yêu cầu, đơn vị phân phối, phương thức phân phối, tần suất phân phối.
- Chất lượng năng lượng là các đặc tính mong muốn đối với năng lượng cung cấp bao gồm các yếu tố quan trọng phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ sở. Với điện năng bao gồm xem xét đến chất lượng điện áp, cường độ dòng điện, tần số ngắt điện và thời gian bị gián đoạn.
- Giá năng lượng được xét đến ở tiêu chí phương thức tính giá: theo năng
104 Đào Huyển Trang: 1281060064
lượng tiêu thụ, phí công suất, phí truyền tải và phân phối.
- Phương thức thanh toán có thể là tiền mặt, điện tử, tín dụng…
c. Tiêu chí mua dịch vụ
Hiện tại khách sạn De l’opera hanoi chưa có nhiều nhu cầu mua các dịch vụ liên quan đến năng lượng như thuê chuyên gia tư vấn năng lượng, nhà thầu bảo dưỡng…
Vì vậy người quản lý năng lượng có trách nhiệm thiết lập các tiêu chí mua dịch vụ liên quan đến năng lượng trong trường hợp cần sử dụng cho sau này. Các tiêu chí đưa ra bao gồm trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm về những dịch vụ tương tự trước đây.
3.3.5. Đề xuất kiểm soát hệ thống tài liệu
Trong quá trình triển khai hệ thống QLNL thì hệ thống tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đưa ra các căn cứ, kết quả thực hiện. Do đó để kiểm soát hệ thống tài liệu, ban QLNL nói riêng và các cán bộ nhân viên có vai trò liên quan (lưu trữ, sử dụng tài liệu) nói chung cần lưu ý như sau:
Phân biệt giữa tài liệu và hồ sơ giúp việc kiểm soát trở nên rõ ràng và tránh nhầm lẫn. Cụ thể:
- Tài liệu là các văn bản thể hiện kỳ vọng hoặc tài liệu mang tính chất tham khảo bao gồm: chính sách năng lượng, mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động, tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị, bản vẽ kỹ thuật…
- Hồ sơ là các văn bản thể hiện kết quả đã thực hiện trong quá trình
hoạt động của hệ thống QLNL, bao gồm: các chỉ số hiệu quả năng lượng, đường cơ sở năng lượng, kết quả đào tạo, kết quả kiểm toán năng lượng, biên bản các cuộc họp, sổ ghi chép bảo dưỡng và vận hành…
Cách thức kiểm soát hệ thống tài liệu cần tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 50001 như đã trình bày phụ lục 22.