Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN DE L’OPERA HANOI THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 (Trang 82 - 107)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 TẠI KHÁCH SẠN DE’L OPERA HANOI ______51

3.2. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

3.2.3. Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng

3.2.3.1. Xác định các biến số liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại khách sạn De’l opera Hanoi.

a. Xác định các biến số liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại khu vực buồng phòng

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều các yếu tố tác động đến lượng năng lượng tiêu thụ tại một mô hình kinh doanh như khách sạn, đặt biệt là đối với khu vực buồng phòng cho thuê. Có thể là nhiệt độ – môi trường, số lượng khách, số lượng phòng khách đặt, thời gian sử dụng phòng, số trang thiết bị trong khách sạn, cách thức quản lý – vận hành…

Nhiều yếu tố tác động như vậy trong một khách sạn thì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng điện năng tiêu thụ vẫn là yếu tố: số phòng khách đặt phụ thuộc theo cả thời gian hay là tổng thời gian sử dụng phòng trong tháng. Vì có số phòng đặt theo giờ là khác nhau và yếu tố này tác động trực tiếp đến việc các phòng được sử dụng điện năng.

Nên ta sử dụng biến tổng thời gian sử dụng phòng để xem sự tương quan giữa điện năng tiêu thụ với thời gian sử dụng ra sao. Số phòng càng tăng thì điện năng trong tháng đó sử dụng càng nhiều. Thời gian sử dụng càng nhiều với số phòng thì điện năng cũng tăng lên theo.

65.40%

20.70%

13.90%

Biểu đồ tỷ trọng tiêu thụ năng lượng các khu vực trong khách sạn năm 2015

Khu vực thiết bị phụ trợ Khu vực buồng phòng Khu vực dịch vụ thương mại

64 Đào Huyển Trang: 1281060064

Bảng thống kê điện năng buồng phòng bao gồm: điện năng hệ thống chiếu sáng và một số thiết bị khác. Khu vực này sẽ không tính đến tiêu thụ điện năng của các thiết bị điều hòa, nước nóng… Ta có số lượng thống kê trong bảng dưới như sau:

Bảng 3.3 Thống kê điện năng tiêu thụ và lượng phòng khách đặt năm 2015 Tháng Điện năng tiêu thụ (kWh) Tổng số giờ đặt phòng trong

tháng (giờ)

1 47.744 60.425

2 49.077 62.929

3 49.805 66.456

4 50.242 66.127

5 52.918 66.984

6 52.962 68.771

7 52.792 71.346

8 51.969 69.292

9 50.332 66.225

10 51.000 66.223

11 54.067 68.439

12 41.225 54.956

Tổng 604.133 788.173

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn cung cấp)

Hình 3.6 Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ - Tổng số giờ đặt phòng trong tháng khu vực buồng phòng năm 2015

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ điện năng tiêu thụ- Tổng thời gian đặt phòng theo tháng năm 2015

Tổng điện năng khu vực buồng phòng Tổng thời gian đặt phòng

65 Đào Huyển Trang: 1281060064

Ta có thể thấy rằng giữa các tháng không có sự chênh lệch quá nhiều về tiêu thụ điện năng cũng như tổng thời gian đặt phòng trong tháng. Yếu tố thời gian đặt phòng tăng lên có nhiều yếu tố như: Số phòng đặt, thời gian sử dụng cho mỗi lần đặt phòng tăng đều làm tăng tổng thời gian sử dụng trong tháng. Các tháng giữa năm có thời gian sử dụng nhiều hơn các tháng khác của năm, lý do có thể thời gian hè lượng khách du lịch tăng, các phòng trong khách sạn gần như không còn trống. Vì vậy điện năng những tháng đó cũng tăng lên theo. Để hiểu rõ hơn mối tương quan giữa hai yếu tố này ta sẽ thiết lập đường cơ sở năng lượng trong phần 3.2.3.2

b. Xác định các biến số liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại khu vực dịch vụ thương mại

Khu vực dịch vụ thương mại cũng chỉ xét tới hệ thống chiếu sáng và một số thiết bị khác. Các hệ thống còn lại thuộc khu vực phụ trợ vì khách sạn đều sử dụng các hệ thống tiêu thụ điện năng trung tâm. Yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ điện năng khu vực này là lượng khách. Ta có thống kê điện năng tiêu thụ và lượng khách trong bảng

Bảng 3.4 Thống kê tiêu thụ điện năng khu vực dịch vụ – khách hàng các tháng trong năm 2015

Tháng Điện năng tiêu thụ (kWh) Khách hàng(người)

1 35.911 3.415

2 34.045 3.160

3 34.946 3.205

4 34.816 3.196

5 29.917 2.935

6 31.168 3.002

7 31.230 3.086

8 34.132 3.196

9 35.125 3.493

10 34..324 3.225

11 36320 3.550

12 34306 3.265

Tổng 406.240 38.728

(Nguồn: phòng kinh doanh cung cấp )

66 Đào Huyển Trang: 1281060064

Hình 3.7 Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa điện năng - lượng khách khu vực DVTM năm 2015

Khu vực dịch vụ thương mại bao gồm rất nhiều khu vực nhỏ như: Hội trường, nhà hàng, trung tâm mua sắm, bể bơi, tắm hơi, massage và một vài dịch vụ khác. Chiếu sáng khu vực này chiếm tỷ trọng phần lớn thuộc về hội trường và trung tâm mua sắm. Theo nhóm kiểm toán các khu vực này ngoài sử dụng nhiều hệ thống đèn chiếu sáng còn có các hệ thống đèn trang trí. Do vậy giữa các tháng có sự chênh lệch phần lớn là do ảnh hưởng của các khu vực nhỏ này rất nhiều.

Đầu vào là điện năng.

Đầu ra là lượng khách sử dụng khu vực này sẽ bao gồm khách khu vực buồng phòng và khách khu vực ngoài ( tổ chức sự kiện). Để nhìn nhận rõ hơn về mối tương quan hai yếu tố trên ta xét đường cơ sở năng lượng phần 3.2.3.2

c. Xác định các biến số liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại khu vực phụ trợ

Như đã trình bày chương 2, khu vực phụ trợ sẽ bao gồm: các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống nước nóng heatpum, thông gió, bơm nước và thang máy.

Vì khách sạn sử dụng các hệ thống trung tâm nên việc quản lý thuộc về các kỹ sư điện khu vực thiết bị phụ trợ nhiều hơn khu vực buồng phòng hay dịch vụ thương mại.

Đầu vào hệ thống điều hòa không khí là điện năng. Đầu ra là chỉ số nhiệt lạnh, tuy nhiên đội kỹ thuật không cung cấp số liệu đó. Mặt khác đầu vào là chỉ số nhiệt lạnh thì đầu ra lại là khách hàng sử dụng theo thời gian đặt phòng. Vậy ta sử dụng yếu tố ảnh hưởng là tổng thời gian đặt phòng theo từng tháng và điện năng tiêu thụ từng tháng. Các hệ thống khác cũng tương tự vậy.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng khách(người)

Điện năng(kWh)

Tháng

Biểu đồ điện năng - lượng khách khu vực DVTM năm 2015

Điện năng tiêu thụ DVTM Lượng khách

67 Đào Huyển Trang: 1281060064

Bảng 3.5 Thống kê tiêu thụ điện năng khu vực phụ trợ và tổng thời gian đặt phòng theo tháng của khách sạn năn 2015

Tháng Điện năng tiêu

thụ(kWh)

Tổng thời gian đặt phòng(giờ) 1

95.065 60.425

2

83.798 62.929

3

131.449 66.456

4

136.222 66.127

5

213.385 66.984

6

208.150 68.771

7

214.078 71.346

8

219.319 69.292

9

181.823 66.225

10

154.956 66.223

11

167.273 68.439

12

107.169 54.956

Tổng

1.912.687

788.173

(Nguồn: phòng kinh doanh khách sạn cung cấp)

68 Đào Huyển Trang: 1281060064

Hình 3.8 Biểu đồ biểu thị giữa điện năng – thời gian đặt phòng khu vực phụ trợ năm 2015

Các tháng giữa năm du lịch tăng lên, thời gian đặt phòng tăng lên cùng với đó là hệ thống điều hòa không khí sử dụng rất nhiều vào thời gian này làm tổng điện năng những tháng này tăng lên rõ rệt. Để nhìn nhận rõ hơn về mối tương quan hai yếu tố trên ta xét đường cơ sở năng lượng phần 3.2.3.2.

3.2.3.2. Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho điện năng tại khu vực buồng phòng

a. Thiết lập đường cơ sở điện năng cho khu vực buồng phòng

Xây dựng đường cơ sở năng lượng

Nhìn vào đồ thị giữa điện năng tiêu thụ - tổng số giờ đặt phòng ta nhận thấy có mối tương quan đồng biến giữa các yếu tố nên ta có thể xây dựng hàm tuyến tính và log tuyến tính.

Dạng tuyến tính:

A = β0 + β1×Q1 + ui

Dạng Log tuyến tính:

Ln(A) = β0 ∗+ β1∗×Ln(Q1) + ui∗

A: Điện năng tiêu thụ tại khu vực buồng phòng năm 2015 Q1: Tổng số giờ đặt phòng

β0 : hệ số chặn của mô hình tuyến tính β1: hệ số góc của biến Q1

β0 ∗: hệ số chặn của mô hình log tuyến tính

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

0 50000 100000 150000 200000 250000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ điện năng - Thời gian đặt phòng theo tháng khu vực phụ trợ năm 2015

Điện năng khu vực phụ trợ Tổng thời gian đặt phòng

69 Đào Huyển Trang: 1281060064

β1∗: hệ số góc của biến Ln(Q1) ui và ui∗: sai số ngẫu nhiên

 Đối với hàm tuyến tính

Sử dụng eview với bộ số liệu ta thu được kết quả như sau:

Từ kết quả thu được ta có:

A = 2732.23+ 0.72 * Q1

Ta thấy hệ số của biến Q1 mang dấu dương, tức là khi số thời gian đặt phòng tăng lên thì điện năng tiêu thụ trong khách sạn cũng tăng lên. Mối quan hệ hệ giữa A và Q1

trong hàm tuyến tính này là đồng biến. Vậy mô hình này phù hợp với lý thuyết kinh tế.

Tiến hành đánh giá mức độ chính xác của mô hình thông qua các tiêu chí sau:

Hệ số R2:

R2 = 0.8835 % tức là 88.35% sự thay đổi của các biến độc lập sẽ được giải thích bằng hàm hồi quy đã xây dựng ở trên.

Kiểm định T:

Mệnh đề kiểm định H0: β j = 0 H1: β j ≠ 0

Với mức ý nghĩa α = 0.05 ta thấy: Prob (tQ1) = 0.0000 < α

Bác bỏ nhận định H0. Như vậy biến Q1 có ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ tại khu vực buồng phòng khách sạn de l’opera Hanoi.

70 Đào Huyển Trang: 1281060064

Vì mô hình chỉ có một biến độc lập, nên không cần sử dụng đến các kiểm định Durbin – Waston (DW) và kiểm định BG để kiểm định sự tương quan giữa các biến.

Như vậy mô hình tuyến tính thỏa mãn.

Dựa vào kết quả tính được, ta biểu diễn mô hình tính toán và số liệu năng lượng tiêu thụ thực tế trên cùng một đồ thị, được đồ thị như sau:

Hình 3.9 Biểu đồ biểu thị điện năng tiêu thụ thực tế (năm 2015) và đường cơ sở năng lượng dạng tuyến tính.

 Đối với hàm Log tuyến tính:

Sử dụng phần mềm Eview cho hàm log ta thu được kết quả như sau:

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Số giờ đặt phòng(giờ)

Điện năng(kWh)

71 Đào Huyển Trang: 1281060064

Từ kết quả thu được ta có hàm:

Ln(A) = 0.1 +0.97*ln(Q1)

Ta thấy hệ số của biến Q1 mang dấu dương, tức là khi số thời gian phòng đặt tăng lên thì điện năng tiêu thụ cũng tăng theo. Mối quan hệ hệ giữa A và Q1 trong hàm tuyến tính này là đồng biến. Vậy mô hình này phù hợp với lý thuyết kinh tế.

Tiến hành đánh giá mức độ chính xác của mô hình thông qua các tiêu chí sau:

Hệ số R2:

Ta có R2 =0.8971 tức là 89.71% sự thay đổi của các biến độc lập sẽ được giải thích bằng hàm hồi quy đã xây dựng ở trên.

Kiểm định T:

Mệnh đề kiểm định H0: β j = 0 H1: β j ≠ 0

Với mức ý nghĩa α = 0.05 ta thấy: Prob (tQ1) = 0.0000 < α

Bác bỏ nhận định H0. Như vậy biến Q1 có ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ tại khu vực buồng phòng

Vì mô hình chỉ có một biến độc lập, nên không cần sử dụng đến các kiểm định Durbin – Waston (DW) và kiểm định BG để kiểm định sự tương quan giữa các biến.

Dựa vào kết quả tính được, ta biểu diễn mô hình tính toán và số liệu năng lượng tiêu thụ thực tế trên cùng một đồ thị, được đồ thị như sau:

Hình 3.10 Biểu đồ biểu thị điện năng tiêu thụ thực tế (năm 2015) và đường cơ sở năng lượng dạng log tuyến tính

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Tổng thời gian đặt phòng(giờ)

Điện năng(kWh)

72 Đào Huyển Trang: 1281060064

Lựa chọn mô hình

Hiện tại, sau khi tiến hành xây dựng ta thu được hai mô hình:

A = 2732.23+ 0.72 * Q1

Ln(A) = 0.1 +0.97*ln(Q1) Ta có kết quả tính mô phỏng như bảng sau:

Tháng Thời gian sử dụng(Q)

Điện năng(A)

Att Sai số bình phương ( A-Att)^2

Att(ln) Sai số bình phương (A- Attt(ln))^2

1 60425 47744 46238.23 2267343 47996.5 63758.36

2 62929 49077 48041.11 1073068 49924.62 718456.7

3 66456 49805 50580.55 601477.8 52636.57 8017815

4 66127 50242 50343.67 10336.79 52383.79 4587257

5 66984 52918 50960.71 3830984 53042.18 15421.53

6 68771 52962 52247.35 510724.6 54414.25 2109022

7 71346 52792 54101.35 1714397 56389.47 12941767

8 69292 51969 52622.47 427023 54814.07 8094424

9 66225 50332 50414.23 6761.773 52459.09 4524513

10 66223 51000 50412.79 344815.6 52457.55 2124462 11 68439 54067 52008.31 4238205 54159.42 8541.183

12 54956 41225 42300.55 1156808 43776.81 6511733

Tổng 16181945 49717172

MSEtt<MSElog, điều này chứng tỏ giá trị tính toán của hàm log tuyến tính có chênh lệch với giá trị thực tế nhiều hơn so với giá trị tính toán của hàm tuyến tính. Do đó chúng ta lựa chọn hàm tuyến tính là đường cơ sở tiêu thụ điện năng của khu vực buồng phòng.

A = 2732.23+ 0.72 * Q1

- Thiết lập chỉ số hiệu quả năng lượng EnPI

Chỉ số hiệu quả điện năng tại khu vực buồng phòng xác định bằng lượng điện (kWh) để dùng cho mỗi lượng phòng sử dụng:

EnPIBP = Đ𝑖ệ𝑛 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑛𝑔 𝑆ố 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đặ𝑡 𝑝ℎò𝑛𝑔

Theo kết quả xây dựng đường cơ sở năng lượng thể hiện mối liên hệ giữa điện năng và số lượng phòng được đặt được biểu diễn bằng hàm tuyến tính:

A = 2732.23+ 0.72 * Q1

73 Đào Huyển Trang: 1281060064

Thay kết quả điện năng tiêu thụ vào công thức EnPIBP ta có:

EnPIBP= 2732.23+ 0.72 ∗ Q1

Số 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑝ℎò𝑛𝑔 đặ𝑡 (kwh/giờ)

Hay chính số điện năng tiêu thụ cho khu vực buồng phòng trong một giờ tương ứng với từng tháng.

Như vậy, với mỗi mức lượng phòng cho khách thuê đặt khác nhau thì EnPIBP có giá trị khác nhau. Thực tế ta biết rằng mỗi phòng được đặt có thời gian thuê, số thiết bị sử dụng và thời gian sử dụng thực tế khác so với thời gian đặt phòng của họ. Chỉ số mang tính chất tương đối để đánh giá hiệu quả năng lượng tại đơn vị, thông qua so sánh giữa EnPIBP cùng kì (kWh/giờ) với suất tiêu hao điện thực tế. Việc đánh giá này được thực hiện ở nội dung “CHECK – KIỂM TRA”. Và quản lý khu vực buồng phòng có trách nhiệm phân tích nhằm xác định hiệu quả năng lượng và tiến hành các hành động khắc phục phòng ngừa.

Hiện tại, khách sạn sử dụng chỉ tiêu suất tiêu hao điện trung bình so sánh với suất tiêu hao điện hàng tháng. Điều này không phản ánh chính xác khi kết luận về hiệu quả năng lượng do không xét đến mối quan hệ giữa điện năng tiêu thụ và thời gian đặt phòng đặt tại mỗi tháng. Sau đây là kết quả tình toán và so sánh hiệu quả của hai tiêu chí suất tiêu hao điện trung bình và chỉ số năng lượng hiệu quả EnPIbuồngphong:

Suất tiêu hao điện hàng tháng = Đ𝑖ệ𝑛 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑛𝑔(𝐾𝑊ℎ) 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đặ𝑡 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑛𝑔(𝑔𝑖ờ)

Suất tiêu hao điện trung bình = 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑛ă𝑚(𝑘𝑊ℎ) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đặ𝑡 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚(𝑔𝑖ờ)

Bảng 3.6 Đánh giá hiệu quả năng lượng bằng suất tiêu hao điện trung bình và chỉ số hiệu quả năng lượng EnPIbuồngphong

Tháng Q (phòng

đặt) A (kWh)

Suất tiêu hao điện hàng tháng

Suất tiêu hao điện trung

bình

Đánh giá theo suất tiêu hao điện TB (Đạt/Không

đạt)

Chỉ số hiệu

quả năng lượng

hàng tháng

Đánh giá theo chỉ số

hiệu quả năng lượng (Đạt/Không

đạt) Thg1-15 60425 47744 0.790 0.76 Không đạt 0.765 Không đạt Thg2-15 62929 49077 0.780 0.76 Không đạt 0.763 Không đạt

74 Đào Huyển Trang: 1281060064

Tháng Q (phòng

đặt) A (kWh)

Suất tiêu hao điện hàng tháng

Suất tiêu hao điện trung

bình

Đánh giá theo suất tiêu hao điện TB (Đạt/Không

đạt)

Chỉ số hiệu

quả năng lượng

hàng tháng

Đánh giá theo chỉ số

hiệu quả năng lượng (Đạt/Không

đạt)

Thg3-15 66456 49805 0.749 0.76 Đạt 0.761 Đạt

Thg4-15 66127 50242 0.760 0.76 Đạt 0.761 Đạt

Thg5-15 66984 52918 0.790 0.76 Không đạt 0.761 Không đạt Thg6-15 68771 52962 0.770 0.76 Không đạt 0.760 Không đạt

Thg7-15 71346 52792 0.740 0.76 Đạt 0.758 Đạt

Thg8-15 69292 51969 0.75 0.76 Đạt 0.759 Đạt

Thg9-15 66225 50332 0.760 0.76 Đạt 0.761 Đạt

Thg10-15 66223 51000 0.770 0.76 Không đạt 0.761 Không đạt Thg11-15 68439 54067 0.790 0.76 Không đạt 0.760 Không đạt

Thg12-15 54956 41225 0.750 0.76 Đạt 0.770 Đạt

Sai số bình phương tính dựa vào dự báo theo suất tiêu hao điện trung bình:

MSE1 = Tổng (Suất tiêu hao điện trung bình – Suất tiêu hao điện hàng tháng)2 = 0.004021

Sai số bình phương tính theo dự báo theo chỉ số hiệu quả năng lượng:

MSE2 = Tổng (𝐶ℎỉ 𝑠ố ℎ𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 − 𝑆𝑢ấ𝑡 𝑡𝑖ê𝑢 ℎ𝑎𝑜 đ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑛𝑔)2 = 0.003787

Ta có thể nhận thấy suất tiêu hao điện hàng tháng chênh lệch nhau không nhiều, nên việc sử dụng suất tiêu hao điện trung bình để đánh giá là vẫn hiệu quả nhưng nếu giữa các tháng có sự chênh lệch lớn thì sử dụng chỉ tiêu này gây ra sai số sẽ nhiều. Vì vậy ta phải xét đến chỉ tiêu chỉ số hiệu quả năng lượng EnpI. Bằng việc tính toán ta nhận thấy sai số bình phương của phương pháp này nhỏ hơn hẳn so với phương pháp sử dụng suất tiêu hao điện trung bình, dù là những các có thay đổi nhiều hơn nữa.

Việc dự báo có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế sử dụng nhưng không được sai số quá nhiều.

75 Đào Huyển Trang: 1281060064

b. Thiết lập đường cơ sở điện năng cho khu vực dịch vụ thương mại

Xây dựng đường cơ sở năng lượng

Nhìn vào đồ thị giữa điện năng tiêu thụ - lượng khách trong phần xác định các yếu tố ảnh hưởng tiêu thụ điện năng khu vực dịch vụ thương mại, ta nhận thấy có mối tương quan đồng biến giữa các yếu tố nên ta có thể xây dựng hàm tuyến tính và log tuyến tính

Dạng tuyến tính:

A = β∗ + β2*Q2 + ui

Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng mô hình hồi quy theo hàm Log như sau:

Ln(A) = β∗ + β2*ln(Q2) + ui

Trong đó:

A: Điện năng tiêu thụ của khu vực thương mại dịch vụ Q2: Lượng khách trong tháng

β∗ : hệ số chặn của mô hình

β2: hệ số góc của biến lượng khách ui: sai số ngẫu nhiên

 Đối với hàm tuyến tính A = β∗ + β2*Q2 + ui

Sử dụng phần mềm Eview đối với bộ số liệu ta thu được kết quả như sau:

Ta được kết quả như sau:

76 Đào Huyển Trang: 1281060064

Từ kết quả thu được ta có hàm:

A = 2951.54+ 9.57 *Q2

Ta thấy hệ số của biến Q2 mang dấu dương, tức là khi số lượng khách tăng lên thì điện năng tiêu thụ cũng tăng theo. Mối quan hệ hệ giữa A và Q2 trong hàm tuyến tính này là đồng biến. Vậy mô hình này phù hợp với lý thuyết kinh tế.

Tiến hành đánh giá mức độ chính xác của mô hình thông qua các tiêu chí sau:

Hệ số R2:

R2 = 0.7771tức là có 77.71% sự thay đổi của các biến độc lập sẽ được giải thích bằng hàm hồi quy đã xây dựng ở trên.

Kiểm định T:

Mệnh đề kiểm định H0: β j = 0 H1: β j ≠ 0

Với mức ý nghĩa α = 0.05 ta thấy: Prob (tQ2) = 0.0001 < α

Bác bỏ nhận định H0. Như vậy biến Q2 có ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ tại khu vực dịch vụ thương mại

Vì mô hình chỉ có một biến độc lập, nên không cần sử dụng đến các kiểm định Durbin – Waston (DW) và kiểm định BG để kiểm định sự tương quan giữa các biến.

Như vậy mô hình tuyến tính thỏa mãn.

Dựa vào kết quả tính được, ta biểu diễn mô hình tính toán và số liệu năng lượng tiêu thụ thực tế trên cùng một đồ thị, được đồ thị như sau:

Hình 3.11 Biểu đồ biểu thị điện năng tiêu thụ thực tế (năm 2015) và đường cơ sở năng lượng dạng hàm tuyến tính của khu vực thương mại dịch vụ.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Lượng khách(người)

Điện năng(kWh)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO KHÁCH SẠN DE L’OPERA HANOI THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 (Trang 82 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)