Thực trạng giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học đào

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 85 - 100)

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

3.1. Thực trạng giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học đào

3.1.1. Khái quát về các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật trong phạm vi nghiên cứu của luận án

Từ chỗ nhận định rằng tại thủ đô Hà Nội lực lượng sinh viên tập trung đông nhất, có nhiều trường đại học nhất, số trường đại học có truyền thống, có

“thương hiệu” nhiều hơn cả. Hơn nữa thủ đô Hà Nội lại là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước cho nên các trường đại học ở đây có sự liên hệ mật thiết với “tầng cao” của hệ thống chính trị, với các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa tư tưởng… ít nơi nào sánh bằng. Điều đó làm cho các hoạt động của sinh viên Hà Nội, lối sống của sinh viên Hà Nội có sức lan tỏa và có tầm ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thanh thiếu niên nhiều vùng miền trong cả nước. Do vậy luận văn chú trọng nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở Hà Nội.

Nhưng chỉ trên địa bàn Hà Nội đã có tới 69 trường đại học cả công lập và ngoài công lập. Vì vậy việc khảo sát sinh viên tất, cả các trường hoặc hầu hết các trường là không thể trong điều kiện và phạm vi của một luận án. Trong tình hình đó, tác giả luận văn đã chọn mẫu ở 5 trường đại học. Có trường là cơ sở đầu ngành của ngành mình và có bề dày truyền thống (đại học Kiến trúc, đại học Giao thông vận tải, đại học Xây dựng), có trường có lịch sử lâu năm, mới được nâng cấp thành trường đại học nhưng đã “chiêu tập” và đào tạo được một lượng sinh viên rất lớn (đại học Công nghiệp Hà Nội), có trường ngoài công lập được thành lập vào đầu thời kỳ “bùng nổ” các trường đại học ngoài công lập (đại học Thành Đô). Cách khảo sát như vậy có thể cho cái nhìn khá bao quát tình hình sinh viên Hà Nội.

Luận án cũng nhằm nghiên cứu đối tượng sinh viên thuộc các ngành kỹ thuật vì là nơi đào đào cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các trường ngành kỹ thuật thường có tỷ lệ nam sinh viên đông hơn nhiều so với nữ sinh viên. Tỷ lệ này làm cho nam sinh viên ít chú ý đến ngoại hình của mình hơn, trong sinh hoạt ít phải “lên gân” trước các bạn gái, do vậy dễ bộc lộ bản tính thật của mình hơn. Sinh viên các ngành kỹ thuật cũng “được học” ít môn lý luận. Các bộ môn quản lý, giáo dục con người, các môn xã hội nhân văn, văn hóa nghệ thuật,… cũng hầu như không học do đó tính chất mộc mạc chất phác ở nhóm này cũng bộc lộ rõ rệt hơn.

Trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật theo tiếng Anh: technical institute hay institute of technology; nghiên cứu các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý công nghiệp, kinh tế kỹ thuật... sinh viên tốt nghiệp các trường này được gọi là kỹ sư. Theo định nghĩa của Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP):

kỹ thuật là kiến thức có hệ thống về quy trình và cách thức ứng dụng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Những trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý công nghiệp, kinh tế kỹ thuật, kỹ sư, kỹ thuật viên bậc cao trong các lĩnh vực. đặc trưng của các trường này tỷ lệ nam chiếm đa số trung bình trên 80%, thi đầu vào là các môn khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh) và say mê công nghệ, kỹ thuật mới.

Hiện nay không chỉ trong sản xuất kinh doanh áp dụng tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 mà một số đơn vị hành chính sự nghiệp, dịch vụ trong đó có một số trường đại học chủ yếu là các trường đào tạo các ngành kỹ thuật và kinh tế đã áp dụng tổ chức, quản lý hoạt động của mình. Trong 5 trường luận án khảo sát có 4 trường áp dụng, có những trường đạt đến cấp độ 4 của tổ chức BVQI của Anh như trường đại học Công nghiệp Hà nội. Đây là hệ thống chuẩn hóa, công khai hóa quy trình từng bước thực hiện các nhiệm vụ, từng vị trí, từng bộ phận khi tham gia vào thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Hệ thống tiêu chuẩn này đã góp phần tích cực giúp cho việc tổ chức, quản lý mọi hoạt

động của nhà trường hiệu quả, hiện đại và rất văn minh.Tính văn hóa trong quản lý, tổ chức ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật cũng ngoại hiện một cách rõ nét, hướng vào mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo, tạo cơ hội cho sự sự sáng khởi phát, tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các thành viên và nâng cao uy tín của cơ sở đào tạo với xã hội.

* Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp I. Ngày 2/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 315/2005 QĐ/TTg thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đại học trực thuộc Bộ Công thương, đang phát triển để trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế. Trường hiện có hơn 1800 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 1451 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn, trong đó trên 80% trình độ trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ). Trường có nhiều giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc; nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đang tham gia giảng dạy tại trường.

Trường có 03 cơ sở đào tạo với tổng diện tích gần 50 hecta. Tại các cơ sở, Nhà trường đã xây dựng kiên cố hơn 300 phòng học lý thuyết, 200 phòng thực hành, thí nghiệm với đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho đào tạo khoảng 40.000 học viên, học sinh, sinh viên. Trường đã xây dựng mạng lưới liên kết đào tạo với hơn nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo nhiều cấp trình độ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.Trung tâm thư viện trên gần 400.000 đầu sách và nhiều loại phòng đọc khác nhau. Gần 2.500 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn trường kết nối internet phục vụ công tác quản lý điều hành, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Ký túc xá hiện đại với hơn 550 phòng ở cho sinh viên, sinh viên nội trú được trang bị đầy đủ phương tiện sinh hoạt có thể phục vụ cho gần 6.000 sinh viên, sinh viên. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên như: sân chơi thể thao, dịch vụ thẻ ATM, siêu thị, nhà ăn…

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ bắt đầu từ năm học 2008 – 2009.

Về qui mô đào tạo: Trường có trên 50.000 sinh viên, sinh viên. Các lĩnh vực đào tạo: công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, may, thời trang, sư phạm, du lịch. Các loại hình đào tạo đa dạng: chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết nước

ngoài, nâng bậc thợ, đào tạo lao động xuất khẩu, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn theo nhu cầu xã hội quan tâm. Trong những năm qua nhà trường đã xây dựng được chương trình và triển khai đào tạo 21 chuyên ngành đại học chính quy, 18 chuyên ngành đào tạo cao đẳng chính quy, 14 chuyên ngành Trung cấp chuyên nghiệp và nhiều chương trình đào tạo trình độ khác nhau.

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội có lịch sử phát triển trên 117 năm (1898), tiền thân từ 2 trường: trường chuyên nghiệp Hà Nội và trường chuyên nghiệp Hải Phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đảng bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội có sứ mạng cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ và dịch vụ khoa học chất lượng cao cho thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường công lập đẳng cấp quốc tế, hàng đầu của Việt Nam đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành, là trung tâm nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội là môi trường học tập thuận lợi tạo cơ hội tiệp cận cho mọi đối tượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trường chú trọng nâng cao chính sách chất lượng, xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều trình độ phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập; thí điểm, tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ. Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật - kinh tế trong và ngoài nước.

Khuyến khích học tập, sáng tạo. Cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, TQM) để đạt được kiểm định chất lượng của Việt Nam, của các tổ chức quốc tế.

* Trường đại học Thành Đô

Trường đại học Thành Đô là trường tư thục đầu tiên đào tạo ở bậc đại học của Việt Nam, có trụ sở duy nhất tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Trường đào tạo đa ngành trình độ kỹ sư, cử nhân đại học, cao đẳng chính quy và đào tạo

nghề các cấp. Được thành lập ngày 30/11/2004, tính đến nay trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho hàng ngàn sinh viên. Chương trình đào tạo linh hoạt với hệ thống giáo trình được chọn lựa kỹ càng. Đại học Thành Đô cam kết cung cấp một dịch vụ đào tạo chất lượng với mức chi phí trung bình, hợp lý. Đặc điểm nổi bật của nhà trường là hệ thống dịch vụ chăm sóc người học chu đáo.

Các tân sinh viên đến trường đều được các cố vấn học tập hỗ trợ thông qua thư điện tử, điện thoại. Nhà trường chú trọng chương trình định hướng nghề nghiệp nhằm giúp sinh viên chọn lựa được ngành nghề phù hợp với năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Đại học Thành Đô xác định mục tiêu đào tạo những sinh viên có phẩm chất đạo đức chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người học và của thị trường lao động trong thời đại mới của nền kinh tế tri thức. Nhà trường cam kết cung cấp một môi trường học tập sáng tạo, linh hoạt, phát huy năng lực của người học và sự chuyên nghiệp, tâm huyết của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Đại học Thành Đô có đội ngũ giảng viên khá vững vàng, có người đã từng tham gia giảng dạy tại rất nhiều các trường đại học trong nước và quốc tế.

Đại học Thành Đô đang tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế, nhất là với những trường đại học uy tín, chất lượng nhằm đẩy mạnh và nâng cao vị thế nhà trường.

Để đạt mục tiêu này cần xây dựng một kế hoạch rõ ràng phù hợp với điều kiện phát triển Việt Nam, cụ thể là: thu hút lực lượng sinh viên ưu tú, tận dụng nguồn lực quốc tế, cung cấp dịch vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu, chuyên môn hóa nhằm khai thác triệt để đội ngũ giảng viên danh giá, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tạo môi trường nghiên cứu trong thời đại thông tin kỹ thuật số, xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, củng cố hoạt động tài chính hiệu quả, xây dựng hệ thống quản lý nhà trường chất lượng, hiệu quả.

* Trường đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 17 tháng 9 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ. Trường thuộc Bộ Xây dựng, chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trường hiện có 28 đơn vị trực thuộc, trong đó có 12 đơn vị thuộc khối đào

tạo, 8 đơn vị thuộc khối quản lý, 5 đơn vị thuộc khối khoa học công nghệ và thông tin, 03 đơn vị thuộc khối sản xuất dịch vụ và chuyển giao công nghệ xây dựng. Nhà trường có trên 900 cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng, trong đó có 418 cán bộ giảng dạy, 2 Giáo sư, 22 Phó Giáo sư, 17 Nhà giáo ưu tú, 77 tiến sỹ, 284 thạc sỹ. Hội sinh viên Trường có trên 7000 hội viên, trực thuộc Hội sinh viên thành phố Hà Nội. Tổng số sinh viên thường xuyên là 11.000, gồm cả hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. Số sinh viên cao học gần 700, số nghiên cứu sinh là 65.

Trường đại học Kiến trúc Hà Nội xác định mục tiêu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc ngành xây dựng ở trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là các chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và môi trường. Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn quốc tế. Cơ sở đào tạo chính của trường đại học Kiến trúc tại Hà Nội và các cơ sở liên kết (Xuân Hòa, Nam Định, Hải Dương, Uông Bí, Điện Biên, Huế và Thành phố HCM). Trong hơn 40 năm qua, trường đã đào tạo được gần 30.000 kiến trúc sư, kỹ sư , gần 100 tiến sỹ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường. Hiện nay trường đang đào tạo theo học chế tín chỉ và đã ứng dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý đào tạo.

Giảng viên, cán bộ khoa học của nhà trường đã viết hàng trăm giáo trình, tài liệu giảng dạy, bài giảng phục vụ đào tạo ngành xây dựng. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên của trường đã thực hiện hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều đề tài trọng điểm của Nhà nước, của ngành Xây dựng. Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức triển khai từ nhiều năm nay, hàng năm có hàng trăm sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả, đặc biệt có 20 đề tài của sinh viên đạt giải thưởng quốc tế. Trường đã có quan hệ với hơn 70 trường đại học và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt hoạt động khác: Trường Đại học Kiến trúc Toulouse - Pháp; Trường Đại học Melbourne - Úc; Trường Đại học Tổng hợp Barcelona - Tây Ban Nha; Trường Đại học Mỹ thuật Milan – Italia; Trường Đại học Hawaii - Mỹ; Trường Đại học Torino – Italia; Trường Đại học Nottingham –

Anh; Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Kiến trúc Matxcơva - Nga. Cán bộ khoa học, giảng viên và sinh viên của trường đã tham gia thiết kế hàng ngàn công trình kiến trúc, quy hoạch, xây dựng lớn nhỏ trên mọi miền đất nước.

Với những thành tích trong 50 năm đào tạo kiến trúc sư và hơn 40 năm xây dựng và phát triển Trường, Nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, Đoàn thể tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 2 Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba; 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Hồ chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

* Trường đại học Xây dựng

Trường đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là khoa Xây dựng trường đại học Bách khoa Hà Nội.Trải qua 59 năm đào tạo, 49 năm xây dựng và phát triển, trường đại học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Bộ máy của nhà trường hiện nay gồm 15 phòng, ban, trung tâm tương đương, 14 khoa, ban QL đào tạo, 54 bộ môn, 10 phòng thí nghiệm thuộc khoa, bộ môn và 12 viện KHCN. Tính đến hết tháng 6/2015, toàn trường có 946 viên chức, trong đó CBGD là 700 người; cơ cấu đội ngũ giảng viên: 23 GS, 80 PGS, về học vị: 7 TSKH, 222 TS, 433 Thạc sĩ . Quy mô đào tạo hiện tại gần 30.000 sinh viên, học viên. Trường có 9 nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND, 84 lượt nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGUT; 55 nhà giáo được phòng hàm GS, 194 lượt nhà giáo được phong hàm PGS. Các cựu sinh viên của trường nhiều người đang giữ trọng trách ở các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, ở các công ty, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế..., nhiều người được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Trong những năm qua, trường đại học Xây dựng đã có nhiều đổi mới, trong đó tập trung nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo. Trường đã thay đổi cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo; nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên; đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng; tích cực trong hội nhập quốc tế

Để nâng cao năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành, Trường đang triển khai xây dựng cơ sở đào tạo thực nghiệm với

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w