Đánh giá chung về hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 122 - 135)

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

3.3.1. Về môi trường xã hội

Những năm qua, phong trào xây dựng môi trường văn hoá, môi trường sư phạm lành mạnh trong các trường đại học đã thu được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được môi trường giáo dục các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Sự thay đổi về cơ cấu, thành phần xã hội của sinh viên dẫn đến tình trạng phân hóa trong sinh hoạt giữa học viên thành thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo ngày càng rõ rệt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến truyền thống “tương trợ lẫn nhau”,

“chia ngọt xẻ bùi” của sinh viên. Đạo đức, lối sống, các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống đang có sự thay đổi, nhu cầu thị hiếu của sinh viên cũng khác xa thế hệ trước đây. Một số sinh viên xuất thân từ gia đình có điều kiện kinh tế, con em cán bộ có chức quyền tự phát hình thành các nhóm:“Sinh viên G20”,“Sinh viên sành điệu”..., Sự phối hợp giữa các trường với địa phương, cơ quan, đơn vị trong địa bàn còn mang tính hình thức dẫn đến việc phối hợp đấu tranh ngăn

chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường đại học hiệu quả chưa cao. Tình trạng vay nặng lãi không có khả năng chi trả, lô đề, cờ bạc, cá độ bóng đá, cắm tài sản, cắm thẻ sinh viên… có biểu hiện gia tăng trong sinh viên, nhất là sinh viên nam của các trường đào tạo các ngành kỹ thuật.

việc huy động nguồn lực cho hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật trong những năm qua còn một số bất cập. Các trường chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có của mình, ngược lại, có xu hướng huy động quá mức công sức và tài chính của nhà trường, mà hiệu quả lại không tương xứng với nguồn lực đầu tư. Những bất hợp lý này chính là nguyên nhân chủ quan, trực tiếp gây ra những tồn tại, yếu kém về kết quả GDVHHĐ cho sinh viên các trường đào tạo các ngành đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước, đòi hỏi các trường phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả GDVHHĐ cho các đối tượng nói chung và cho sinh viên nói riêng.

3.3.2. Chủ thể giáo dục văn hoá học đường

Hoạt động quan trọng nhất của nhà trường là hoạt động dạy và học của thầy và trò, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Thực trạng dạy và học trong trường đại học ở những trường đào tạo các ngành kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều điểm sáng, tích cực đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Song bên cạnh đó vẫn còn những mảng mờ, những biểu hiện tiêu cực của GDVHHĐ trong hoạt động dạy, học. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tác động xấu đến niềm tin, sự kỳ vọng của xã hội đối với đào tạo bậc đại học.

Người xưa nói “Học vô tiên hậu duy hữu đức giả vi sư” nghĩa là trong việc học không phân biệt trước sau, duy chỉ người có đức mới xứng đáng làm thầy.

Cha mẹ sinh thân nhưng đức, trí lại nhờ thầy giáo uốn nắn, bồi đắp, nên nghề giáo mới gọi là nghề “trồng người”, thầy được gọi là “nhà sư phạm”. Hiện nay vì danh lợi, nhiều thầy cô giáo cố phấn đấu, thậm chí tìm mọi cách để không phải dạy, để được làm quan giáo dục, vì làm quan vừa có quyền, vừa có lợi. Các

phòng, ban, trung tâm chức năng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ được phân công, chứ chưa thật sự quan tâm, coi việc giáo dục nói chung và GDVHHĐ cho sinh viên là việc của giảng viên, của khoa chuyên ngành, của phòng công tác học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, mà chưa tạo ra sự đồng thuận, đồng bộ trong quan điểm và hoạt động thực tiễn, thậm chí trong hoạt động của các bộ phận này còn chưa tạo ra môi trường văn hóa trong phục vụ quá trình đào tạo của nhà trường. Chẳng hạn thái độ, tính khoa học trong việc hướng dẫn sinh viên, giảng viên thực hiện thủ tục hành chính, giải thích chế độ chính sách, thắc mắc…, dẫn đến giảm hiệu quả giáo dục.

Trong giáo dục việc đánh giá kiểm tra là khâu cực kỳ quan trọng vì nó là chỉ báo, thước đo của kết quả và chất lượng đào tạo của trường và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Hiện nay trong các trường đại học việc kiểm tra, đánh giá, thi cử bị xem là khâu yếu nhất. Các trường đều nhận ra thực trạng này nên đã có nhiều biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Qua khảo sát tại cả 5 trường đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội đều thành lập các trung tâm, phòng khảo thí để đánh giá độc lập, khách quan quá trình đào tạo, kiểm định chất lượng. Điều này thúc đẩy sinh viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và thầy, cô cũng nâng cao được trách nhiệm và huy động tối đa năng lực trong giảng dạy. Thông qua việc đánh giá khách quan chất lượng thi cử sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như thực hiện được mục tiêu, sứ mạng của nhà trường, nâng cao được hiêu quả GDVHHĐ.

Một là, chưa có hệ thống văn bản pháp quy thống nhất về nội dung cốt lõi, bộ tiêu chí đánh giá về hiệu quả giáo dục VHHĐ cho các trường đại học.

Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, nhưng nội dung nó là gì?

các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó được hình thành tự phát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng mức độ quan tâm của lãnh đạo, quản lý nhà trường. Hiện nay các trường đại học tuy nhận thức được vị trí, vai trò của VHHĐ đối với sự phát triển của nhà trường. Nhưng lúng túng trong xác định nội dung, cách thức, biện pháp thực hiện vì không có văn bản mang tính pháp quy từ Bộ chủ quản, các ban ngành hữu quan. Do đó, mỗi trường một cách,

mỗi trường một nội dung tạo ra bức tranh về HQGDVHHĐ không quy củ, khó nhận diện, khó đánh giá vì không có quy định nào, hướng dẫn nào làm căn cứ.

Điều này chứng tỏ cần phải thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng và luật pháp của Nhà nước Bộ giáo dục và đào tạo ban hành văn bản pháp quy, kế hoạch, đề án.. để căn cứ vào đó các trường trên cơ sở điều kiện thực tiễn của mình mà xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện có hiệu quả.

Thường xuyên đánh giá HQGDVHHĐ và thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại, đặc biệt là các giá trị sáng tạo không ngừng, dân chủ và tiếp biến những giá trị mới. Việc truyền bá các giá trị mới cho mọi thành viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được là lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho tiến trình phát triển củaVHHĐ.

Hai là, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể, sự phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng vào hoạt động giáo dục văn hóa học đường còn nhiều bất cập

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng, Khoa, Ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của một số trường có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm, bám sát thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên, có hiện tượng khoán trắng cho phòng công tác học sinh, sinh viên, khoa Giáo dục lý luận chính trị, khoa chuyên môn, thiếu kiểm tra, kiểm soát, xây dựng, thực hiện kế hoạch theo kiểu mùa vụ cho nên còn nhiều bất cập. Việc quản lý thời gian, nội dung, chương trình, quân số và đánh giá kết quả giáo dục có lúc, có nơi còn buông lỏng. Lực lượng trực tiếp được phân công đảm nhiệm GDVHHĐ cho sinh viên ở một số trường đại học chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, công tác tham mưu, các tổ chức quần chúng chưa có nhiều sáng, cải tiến, đề xuất trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục.

Nhìn vào thực tế hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội những năm qua khó chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Bởi hầu hết các chỉ thị, hướng dẫn của trên, các quy định, quy chế của BGD&ĐT và bộ chủ quản đều được tiến hành đầy đủ, bài bản. Tuy nhiên, so với mục tiêu xây dựng nhận thức, thái độ, hành vi văn hóa trong trường học của sinh viên chưa tới ngưỡng cần thiết. Một số trường tuy thực hiện đầy đủ các nền nếp, quy chế, các hoạt động GDVHHĐ nhưng chỉ là để

thanh toán đầu việc, để báo cáo, để “ghi điểm” với lãnh đạo. Không ít trường có xu hướng thay thế giáo dục tư tưởng, tình cảm bằng các biện pháp hành chính, bố trí học thêm, tăng các tiêu chí về ngoại ngữ, tin học và đặt ra những điều cấm đoán, các hình phạt về kinh tế làm biện pháp quản lý thay vì quan tâm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của sinh viên. bên cạnh đó các trường chưa tạo được sự phối hợp khoa học, hợp lý cũng như phân định rõ góc độ tiếp cận giữa các lực lượng trong chủ thể giáo dục dẫn đến sự trùng lặp về nội dung, bất cập về hình thức, phương pháp giáo dục.

3.3.3. Sinh viên - đối tượng giáo dục văn hoá học đường

Qua điều tra hơn 521 sinh viên ở 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội:

Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến trúc, ĐH Thành Đô cho thấy: 67,5% cho rằng chọn học các ngành kỹ thuật để có việc làm ngay sau khi ra trường; 13,3% cho rằng đi học để thỏa mãn đam mê, phát triển tài năng; 49,7% học do định hướng của gia đình, bạn bè; 26% cho rằng học các ngành kỹ thuật để có thu nhập cao;

58,7% sinh viên muốn có điều kiện học tập tốt hơn; 51,5% muốn học để tiếp cận nghề nghiệp; 50% có nhu cầu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác dễ kiếm việc làm [Phụ lục, kết quả khảo sát, bảng 19].

Nhìn chung, mục đích, động cơ học tập của sinh viên còn phân tán, thiếu định hướng, tự phát, mới chỉ xoay quanh việc kiếm công ăn việc làm, có thu nhập cao, có vị trí trong xã hội mà không quan tâm đến trách nhiệm của cá nhân đối với sự phát triển bền vững của xã hội, sự giàu mạnh của đất nước. Tuy nhiên khi có sự kiện liên quan đến lợi ích quốc gia thì hầu hết mọi sinh viên đều bộc lộ sự bất bình và tinh thần muốn tham gia vào công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Phần lớn sinh viên đều có cố gắng, nỗ lực học tập. Thực tiễn cuộc sống đã giúp họ nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của những tri thức trên giảng đường. sinh viên hiểu rằng trong nền kinh tế thị trường, năng lực và khả năng thích ứng cao mới là cái quyết định đến tương lai. Họ tận dụng mọi phương tiện cho phép và thời gian có được để trang bị một hành trang vào đời với đủ các bằng cấp, học vị đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Do đó chọn nghề theo đòi hỏi của xã hội là phổ biến, vì vậy có những trường thí sinh đua chen vào, có những trường thừa chỉ tiêu được tuyển. Nhiều sinh viên khi ra trường vì mong muốn làm giàu nhanh, sẵn sàng từ bỏ ước mơ để nhận một việc làm hoàn toàn

trái với chuyên môn được đào tạo và nguyện vọng của mình. Một bộ phận không nhỏ sinh viên chỉ quan tâm đến trau dồi tri thức, nâng cao năng lực chuyên môn không chú trọng rèn luyện những phẩm chất đạo đức, lối sống. Họ dễ bị rơi vào guồng quay tiêu cực của xã hội, suy thoái về đạo đức, nhân cách.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục 2010, có khoảng 50% sinh viên thực sự ham học, có khoảng 15% học tập cầm chừng, phần còn lại học tập một cách thụ động, đối phó. Nếu so sánh tinh thần học tập chủ động của nhóm sinh viên ở khối kinh tế kỹ thuật thì tính tính cực của họ cao hơn so với khối sinh viên khối văn hoá xã hội nhân văn. Nhóm sinh viên ngoại trú lại có ý thức chủ động học tập cao hơn so với sinh viên nội trú và họ cũng có điều kiện học thêm, tiếp xúc với cuộc sống phong phú hơn.

Nâng cao hiệu quả GDVHHĐ mục đích nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng sinh viên ra trường được các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của cơ sở đào tạo trong những năm qua. Do điều kiện khách quan, luận án sử dụng số liệu thống kê 3 năm từ 2012-2015 của một số trường đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội.

HQGDVHHĐ ở các trường đại học được khảo sát thể hiện qua tiêu chí thực tiễn, biểu đạt bằng tỷ lệ sinh viên đủ điều kiện theo học tại trường tăng hàng năm (so với mặt bằng của các trường Đại học), số liệu thống kê 3 năm học 2012 - 2013, 2013 2014, 2014 - 2015 cho thấy:

Biểu đồ 5: Kết quả học tập của, sinh viên của trường qua hàng năm (tỷ lệ % thể hiện HQGDVHHĐ xét từ tiêu chí thực tiễn)

(Nguồn tổng hợp số liệu từ phòng đào tạo)

Số liệu cho thấy số lượng sinh viên bị dừng học (không đủ điểm tích lũy), bị buộc thôi học do vi phạm kỷ luật năm sau cao hơn năm trước. Theo thống kê của Phòng công tác học sinh sinh viên năm 2013, có 70 sinh viên bị kỷ luật (20 cảnh cáo, 50 đình chỉ), năm 2014 có 77 sinh viên bị kỷ luật (26 cảnh cáo, 51 đình chỉ), có 81 sinh viên bị kỷ luật (39 cảnh cáo, 42 đình chỉ), mặt khác xuất hiện hiện tượng học hộ, thi hộ, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường, hành xử thiếu văn hóa trong học tập ngày càng gia tăng. Với thực trạng này, biểu hiện hoạt động “dạy người” còn hạn chế. Nói cách khác giáo dục và thực hiện VHHĐ trong nhà trường hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó, một số sinh viên tốt nghiệp ra trường yếu cả về kiến thức, kỹ năng và khả năng hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm trong thực hiện công việc nên rất khóa hội nhập

Nhìn chung, bên cạnh một số sinh viên có trình độ tay nghề thì chất lượng học tập của một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đất nước. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát huy tính kỷ luật tự giác của sinh viên, nhà trường và giảng viên cần có biện pháp cụ thể để khắc phục hiện tượng trên, nếu không sẽ hình thành trong sinh viên nếp sống lề mề, chậm chạp, không có kỷ cương và đặc biệt sẽ không đào tạo được những con người có trình độ, kỹ năng, tay nghề... Đây là những tác phong không phù hợp với yêu cầu của nhịp sống công nghiệp hiện nay

Hiện tượng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật diễn biến ngày càng phức tạp, biểu hiện tăng cả về số lượng lẫn mức độ phạm càng nghiêm trọng. Mặc dù là sinh viên nhưng một bộ phận không nhỏ nhận thức về pháp luật kém. Rất nhiều sinh viên tham gia quan hệ pháp luật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biến trong cuộc sống. Ví dụ như luật giao thông đường bộ, luật giáo dục… Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị Tập huấn công tác học sinh, sinh viên đầu năm học 2013 – 2014, trong năm 2013 có khoảng trên 9.000 vụ tội phạm do học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên gây ra, giảm 9,6% so với năm 2012 nhưng tính chất phạm lại ngày càng nghiêm trọng. Từ số liệu khảo sát kết quả đào tạo, rèn luyện và quan niệm của sinh viên cho thấy quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung trong đó có GDVHHĐ cho sinh viên trong các trường đại học đào tạo kỹ thuật ở Hà nội,

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 122 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w