Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 100 - 122)

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

3.2. Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường

3.2.1. Hiệu quả giáo dục văn hoá học đường từ tiêu chí tinh thần: tri thức, niềm tin, thái độ

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Đối với trường học, môi trường văn hóa đó được gọi là văn hóa học đường. Đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...

Mục tiêu GDVHHĐ là giúp các thành viên trong nhà trường chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và kiến thức, phát triển khả năng hợp tác giữa các

thành viên trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của nhà trường, tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện các chức năng giáo dục của mình, đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể thực hiện được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Mục tiêu xây dựng VHHĐ là tạo môi trường với những hoạt động mang tính giáo dục để rèn luyện, giáo dục học sinh, sinh viên trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật. Thể hiện văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân; góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của sinh viên, học viên (người học) trong học tập, nghiên cứu tại trường Đại học.

Giáo dục VHHĐ là để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả. Môi trường giáo dục phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở giảng viên, học sinh, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Môi trường xung quanh học đường là ý thức của giảng viên và học sinh, sinh viên khi bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học, không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó chính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của mỗi một con người.

Giảng viên phải là tấm gương tốt cho học sinh, sinh viên noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. Giảng viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho học sinh, sinh viên thấy được cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn.

Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, biến mỗi mái trường trở thành ngôi trường thân thiện, mỗi học sinh, sinh viên trở thành người học tích cực. Bảo đảm tính nghiêm túc và hiệu quả trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện.

Những năm qua, hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật đã vượt qua mọi tác động không thuận từ môi trường xã hội khách quan cũng như điều kiện thực tế của từng trường vào tri thức, niềm tin, thái độ, trong không gian trường học, góp phần trực tiếp vào quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo của từng trường cũng như góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên- dự nguồn của nguồn nhân lực cao. Hiệu quả GDVHHĐ thể hiện ở chuyển biến tích cực về nhận thức, niềm tin và thái độ của sinh viên so với mục tiêu GDVHHĐ. Đa phần sinh viên đều được phổ biến về nội quy, quy chế của nhà trường, của khoa cùng các chế tài khen thưởng, kỷ luật đi kèm, được học tập đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, được tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, các môn khoa học chuyên ngành, các cuộc thi tay nghề, tham gia vào các phong trào thi đua, cuộc thi của trường, khoa, đoàn thanh niên, hội hội sinh viên, các câu lạc bộ các hoạt động văn hóa, văn, thể thao, hoạt động ngoại khóa do trường, khoa, đoàn thanh niện, hội sinh viên tổ chức theo kế hoạch hay do các câu lạc bộ của sinh viên tổ chức. Đa số sinh viên tham gia với thái độ tự giác, nghiêm túc trong học tập và thảo luận đóng góp qua đó cũng đề xuất một số sáng kiến làm cho các hoạt động này đa dạng, hiệu quả và phù hợp tâm đặc điểm lứa tuổi của sinh viên là chất xúc tác để sinh viên bộc lộ tài năng, năng lực của mình. Một bộ phận sinh viên đã tích cực tham gia đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong học đường, trong sinh hoạt thường ngày và ngoài xã hội... Khi có ý kiến bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, các sự kiện chính trị, văn hóa nhạy cảm có tới 76,6% sinh viên tích cực tranh luận làm rõ đúng, sai.

Thái độ và tính tích cực trong thực hiện VHHĐ của sinh viên so với mục tiêu đào tạo của nhà trường được nâng cao rõ rệt. Đánh giá hiệu quả về nhận thức, thái độ thực hiện VHHĐ của sinh viên trong trường đại học là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Bằng nhiều phương pháp tiếp cận khoa học qua điều tra bằng phiếu hỏi, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sinh viên, giảng

viên, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên phục vụ và tham khảo các tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu về VHHĐ trong thời gian gần đây, có thể đưa ra một số nhận định sau đây:

- Kiến thức và chuẩn mực về thái độ, hành vi ứng xử trong trường học (quy định thành văn và không thành văn) của sinh viên tương đối đầy đủ, sinh viên có thái độ nghiêm túc, coi trọng các chuẩn mực giá trị VHHĐ, có khả năng vận dụng thực tế. Từ trước đến nay, các trường đại học là nơi sinh viên được đào tạo rất bài bản, được giáo dục thường xuyên với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, cường độ rất cao vì nó được thiết kế và thể hiện ngay trong các môn học, chương trình học, trong suốt khoá học. Qua đó, nhận thức về VHHĐ, thái độ và hành vi của sinh viên đã được nâng cao, nhất là sinh viên trong các trường đào tạo các ngành kỹ thuật. Khung chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật không có những môn về văn hóa, khoa học xã hội & nhân văn cũng như giáo dục kỹ năng sống, làm việc theo nhóm, lao động an toàn, tuy nhiên các hoạt động GDVHHĐ được tiến hành đã đem lại hiệu quả rất đáng được ghi nhận.

Ở các nước khác, có thể những môn lý luận chính trị không thuộc phạm vi của VHHĐ nhưng tại Việt Nam thì chúng lại là đòi hỏi “cứng” của công tác tư tưởng trong trường đại học. Do vậy cần phải tính đến việc truyền bá và tiếp nhận các môn học này khi xem xét về VHHĐ. Số sinh viên có kết quả thi, kiểm tra các môn KHXH&NV (Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại cương…) đạt điểm trung bình trở xuống ở các trường càng ngày càng giảm, kết quả học tập các môn này càng ngày càng tăng dù đây là môn chính trị, học thuộc không liên quan gì đến công việc sau này của sinh viên các trường đại học đào tạo các ngành kĩ thuật ở Hà Nội hiện nay. Thực tế khi sinh viên ra trường, nơi tiếp nhận chỉ kiểm tra kỹ năng nghề chứ không ở đâu kiểm tra kiến thức Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng vì nhận thức đúng về vai trò của kiến thức khoa học xã hội nên sinh viên các trường đại học đào tạo các ngành kĩ thuật ở Hà Nội hiện nay đã có ý thức học tốt các môn khoa học xã hội và nhân văn. Họ nhận thức đúng về việc không thể có trình độ cử nhân, kỹ sư nhưng lại mù về kiến thức xã hội, luật và thiếu khả năng hội nhập khi tham gia hoạt động trong môi trường xã hội, không phân định được đúng sai trước những bình phẩm các sự kiện văn hóa, chính trị, kinh tế, bởi vì thiếu hiểu biết dễ bị lôi kéo vào vi phậm pháp luật,

đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là môn học trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi sinh viên. Giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học được xem là một trong hình thức quan trọng của công tác GDVHHĐ cho sinh viên đại học nói chung và sinh viên các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật nói riêng. Trước hết cần phải xác định những tiêu chí hướng đến của quá trình giáo dục này đó là, thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực thực hiện các hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn là những yếu tố quan trọng cấu thành nên nhân cách sinh viên.

Các bộ môn giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mục đích cuối cùng trang bị thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tích cực, tiến bộ, góp phần định hướng sinh viên trở thành những người lao động có những phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xem là cơ sở quan trọng để hình thành VHHĐ cho sinh viên. Tuy không trực tiếp bàn đến nội dung VHHĐ nhưng nó đặt cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách của sinh viên. Có tới 93,6% số sinh viên được hỏi tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới của Đảng và xác định đúng mục đích, ý thức học tập và rèn luyện để ngày mai lập nghiệp [128, tr. 55], đây chính là kết quả thiết thực mà các môn học lý luận đem lại. Tuy nhiên bên cạnh đó một bộ phận sinh viên ngại học, chán học, thụ động, thờ ơ, thiếu niềm tin vào các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học để cho qua. Kết quả điều tra vào tháng 5/ 2015 tại 5 trường đại học Hà Nội, có 11,2 % sinh viên được hỏi thừa nhận sẽ không chọn các môn khoa học Mác-Lênin nếu là môn tự chọn.

- Niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển của đất nước ở sinh viên ngày càng vững chắc. Qua điều tra, có 96,5% sinh viên không đồng ý với luận điểm chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và không phù hợp với nước ta, điều đó cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mác -Lênin là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Nhiều sinh viên cho rằng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mang lại hiệu quả thiết thực. Kiến thức sâu, niềm tin vững chắc dẫn đến thái độ, tính tích cực

tham gia các hoạt động xã hội, lời nói và hành vi của sinh viên trước tập thể, trong tổ chức , trong sinh hoạt đời thường ngày càng có văn hoá cao. Qua khảo sát có 71,5% sinh viên chọn cách không im lặng bỏ qua khi chứng kiến các hiện tượng tiêu cực, lệch lạc, vô văn hóa của bạn học mà không chủ động đấu tranh.

Sinh viên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội một cách tích cực, tự giác.

Tính tích cực cao trong sinh hoạt của các tổ chức, biểu hiện ở sự chủ động tham gia học tập, thi tìm hiểu hoặc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xuất phát từ tâm huyết và sự nhiệt tình của người chủ tương lai của đất nước. Nhiều sinh viên không né tránh đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong lớp, trong trường. Đa số sinh viên có đủ dũng khí và khả năng đấu tranh phản bác, tranh luận với hiện tượng, tư tưởng, lối sống lệch lạc, không phù hợp với sinh viên.

Sinh viên hiện nay là lớp người sinh ra trong đổi mới lớn lên trong hội nhập, khảo sát về mẫu người mà sinh viên muốn trở thành trong điều kiện hiện nay. hơn 500 sinh viên được hỏi đã lựa chọn và sắp xếp các tiêu chí như sau:

Biểu đồ 2. Tỷ lệ % sắp xếp các tiêu chí mà sinh viên muốn phấn đấu đạt được thể hiện HQGDVHHĐ từ tiêu chí tinh thần:

Sự sắp xếp trên cho thấy, sinh viên đang hướng tới 10 tiêu chí chủ yếu là:

bản lĩnh, tự tin; có uy tín, được mọi người tôn trọng; có trình độ học vấn cao;

mềm dẻo, năng động, tháo vát, nhạy bén; hiểu biết nhiều, giàu kinh nghiệm, từng trải; biết làm giàu; vui vẻ, cởi mở; có quan hệ trong xã hội rộng…Sự lựa chọn và sắp xếp trên cho thấy sinh viên đang dành sự ưu tiên hơn cho phát triển những

“kỹ năng mềm” của cá nhân trong cuộc sống. Và trong đó, đáng lưu ý là tiêu chí trở thành đảng viên đã bị xếp cuối cùng (19%) trong sự lựa chọn này của sinh viên được hỏi. Tiếp đó về những điểm yếu của thanh niên hiện nay, 24% sinh viên thừa nhận thanh nhiên không có ý chí phấn đầu vào Đoàn, Đảng, ít quan tâm đến những vấn đề chính trị -xã hội, thiếu kỹ năng chung sống hài hòa với người khác. Như vậy, chứng tỏ việc “dạy người” trong trường đại học chưa được quan tâm đúng mức, hoặc hiệu quả chưa cao, dẫn tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội là một thực tế.

3.2.2. Hiệu quả giáo dục văn hoá học đường từ tiêu chí hoạt động thực tiễn thông qua hành vi, hành động

- Qua hoạt động tổ chức, quản lý của chủ thể GDVHHĐ

Việc lãnh đạo, quản lý hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên đã đạt những kết quả tích cực. Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng quản lý sinh viên các trường đại học đã nhận thức được vai trò của VHHĐ và đã có quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên và đưa GDVHHĐ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, cử cán bộ phụ trách, từng bước đầu tư kinh phí, nâng cấp phương tiện, cơ sở vật chất, quan tâm đến các môn khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) và đưa vào chương trình là môn tự chọn, khắc phục tình trạng quan niệm môn phụ, học vét. Tổ chức nghiên cứu, tham gia các hội thảo, lựa chọn giải pháp, mô hình phù hợp để vận dụng vào thực tế của từng trường đưa hoạt động này vào nề nếp và xem hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên là một yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục học đại học .

Các tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên, các câu lạc bộ, các khoa đã hưởng ứng tích cực và đưa GDVHHĐ vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình đồng thời xem đây là một trong những nhiệm vụ chính tri trọng tâm của mình. Tổ chức các diễn đàn, phát động thi đua, tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề như: “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Ứng xử văn hóa học đường”, “Sinh viên phòng chống tác hại thuốc lá, sáng kiến Clich không thuốc lá”, “Sinh viên với văn hóa giao thông”, “Kỳ thi nghiêm túc, chất lượng, công bằng”, “Học nghiêm

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 100 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w