Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 135 - 141)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh

4.1.1. Nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá học đường cho sinh viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo bậc đại học ở Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia về nhiều phương diện, trong đó có giáo dục, ngày càng trở nên gắn bó. Việc hội nhập đòi hỏi mỗi nước phải có những chính sách riêng vừa phù hợp với lợi ích của quốc gia mình, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại và quốc tế. Sự nghiệp phát triển của giáo dục - đào tạo không nằm ngoài xu hướng đó và việc phải thay đổi phương thức đào tạo từ mục tiêu, nội dung chương trình , phương pháp dạy và học cũng như phương pháp quản lý giáo dục là điều tất yếu. Vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chính là nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá học đường cho học sinh sinh viên, bởi đây là chìa khoá của thành công trong thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

Văn hoá học đường là tài sản vô hình của nhà trường, bởi tính văn hoá là tính chất đặc thù của nhà trường hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau:

- Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại.

- Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai.

- Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá.

Văn hoá học đường tạo động lực làm việc cho các thành viên. Văn hóa học đường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh;

đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, được thừa nhận và tôn trọng.

Văn hóa học đường giúp hạn chế tiêu cực và xung đột. Nó giúp các thành viên trong nhà trường thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Như là chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Những thành quả trong giáo dục văn hoá học đường mà các trường đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng đạt trong những năm qua đã tạo ra một nền tảng vững chắc và tạo đà vận động cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá học đường trong trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. Vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và hiệu quả giáo dục văn hoá học đường nói riêng đang đặt ra những câu hỏi lớn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý giáo dục để cần có định hướng phát triển trong tương lai, nhằm hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá học đường cho sinh viên.

4.1.2. Nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên là cơ sở để giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm công dân cho sinh viên

Bên cạnh việc tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, thì việc tăng cường GDVHHĐ được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong điều kiện hiện nay. Quan điểm này được thể hiện ở việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho sinh viên, tạo điều kiện cần thiết cho quá trình rèn đức, luyện tài để ngày mai lập nghiệp của sinh

viên. Cần phải tạo điều kiện cho sinh viên tiếp nhận, thấm nhuần các giá trị văn hóa, thẩm thấu nền văn hóa dân tộc một cách tự nhiên thông qua nhiều hình thức tác động, làm cho VHHĐ là chất kết dính gắn kết với tất cả các hoạt động của sinh viên từ hoạt động học tập đến các hoạt động xã hội khác.

Tăng cường hiệu quả GDVHHĐ cho sinh viên, cần thống nhất ở một số điểm sau:

- Xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bộ phận của nhà trường trong việc GDVHHD cho sinh viên, nhất là giáo dục thông qua nội dung của môn giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các môn KHXH&NV, các chuyên đề cụ thể. Nhiệm vụ của GDVHHĐ góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong điều kiện mới, là phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và những tinh hoa đạo đức nhân loại, coi đó làm cơ sở để xây dựng nhân cách sinh viên thời đại mới. Đồng thời, GDVHHĐ là màng lọc nhằm khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, vô tránh nhiệm đang nảy sinh trong một bộ phận sinh viên. Việc giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho sinh viên là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức xã hội và của toàn xã hội. Không nên coi việc GDVHHĐ, đạo đức lối sống chỉ nằm trong khuôn khổ giáo dục của nhà trường, của các thầy, cô giáo. Giáo dục văn hóa, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm trong trường đại học nhằm xây dựng một nhân cách tốt đẹp cho sinh viên.

- Kết hợp chặt chẽ GDVHHĐ với giáo dục luật pháp và thực hiện nghiêm luật pháp trong nhà trường và xã hội.

Trong một xã hội cụ thể, đạo đức, lối sống và pháp luật về cơ bản thống nhất nhưng lại có những điểm khác nhau về hình thức biểu hiện. Giáo dục pháp luật có một vai trò quan trọng trong việc GDVHHĐ cho sinh viên. Về bản chất, giáo dục pháp luật là một hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, nhằm tác động lên đối tượng giáo dục, hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ

thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, giáo dục pháp luật tạo ra những khả năng thiết lập những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi sinh viên. Nó trang bị cho sinh viên nắm vững những chuẩn mực pháp lý. Đây không chỉ là cơ sở cho sinh viên thực hiện nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ sở để họ thực hiện những nghĩa vụ đạo đức tối thiểu của con người – nét văn hóa trong hoạt động của sinh viên. Ngoài ra, trong GDVHHĐ cần phải giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho sinh viên đem đến cho mỗi sinh viên khả năng cảm nhận cái đẹp, thể hiện và sáng tạo ra cái đẹp trong hoạt động thực tiễn của bản thân. Từ đó, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ và xu hướng vươn tới cái đẹp ở mỗi sinh viên.

4.1.3. Nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá học đường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Trường đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, nhà trường phải coi trọng GDVHHĐ cho sinh viên. Công tác GDVHHĐ phải được thực hiện thường xuyên và lồng ghép vào nội dung giảng dạy của nhà trường. Nội dung GDVHHĐ góp phần vào việc xây dựng thế hệ trẻ có ý thức, tình cảm cao đẹp, có hành động tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện để triết lý học thực, nghiệp thực trong trường đại học không là khẩu hiệu mà qua đó thể hiện bản lĩnh Việt Nam được lan tỏa, được khẳng định trong quá trình phát triển, hội nhập. Tránh thực hiện GDVHHD theo kiểu hình thức, không gắn kết chặt chẽ với việc dạy nghề cho sinh viên.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo vấn đề đảm bảo môi trường sống, học tập, vui chơi, giải trí cho sinh viên văn minh, hiện đại góp phần trực tiếp vào việc nâng cao HQGDVHHĐ của nhà trường. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc học lý thuyết, thực hành của sinh viên; xưởng sản xuất; nơi làm việc của các khoa, phòng, ban, trung tâm chức năng, khu thể thao, vui chơi giải trí và ký túc xá đều phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý đồng thời còn phải tính tới yếu tố văn hóa, giáo dục cho sinh viên.

Cảnh quan của nhà trường phải khang trang, các khối kiến trúc phải hài hòa, làm sao phải “trường ra trường, lớp ra lớp” đạt chuẩn quốc gia về diện tích. Nhà trường phải là điển hình về mô hình về xanh-sạch-đẹp. Cổng trường là bộ mặt vì vậy không thể lem nhem, mất chữ, lối ra vào phải thoáng đãng không để hàng, quán lấn chiếm, có bóng mát, vườn hoa, cây cảnh, phòng học lý thuyết và thực hành phải đạt chuẩn diện tích, ánh sáng phải đảm bảo. Mầu sắc trần và tường của các phòng học cũng phải cân nhắc sao cho phù hợp với đặc trưng của nhà trường, với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Kích thước bàn ghế, sự bố trí công cụ hỗ trợ giảng dạy, giáo cụ trực quan phải hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao cho hoạt động dạy và học. Thư viện nhà trường cần đảm bảo khoa học, hiện đại bởi thư viện là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ của các thành viên trong nhà trường, trực tiếp tác động đến quá trình hình thành VHHĐ cho sinh viên… Được làm việc, học tập và rèn luyện trong một môi trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại là một trong những yếu tố làm cho giảng viên, sinh viên và CNCNV của nhà trường thấy tự hào, gắn bó. Đây cũng là yếu tố góp phần hạn chế thói quen tùy tiện, thiếu văn hóa làm mất mỹ quan cơ sở đào tạo.

Giáo dục văn hoá học đường phải gắn với nội dung của hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường. Để VHHĐ trở thành hiện thực, phải đưa nội dung VHHĐ vào các hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn là nơi cho sinh viên rèn đức, luyện tài, trau dồi những kiến thức, niềm tin, nhân sinh quan cách mạng... Để đưa sinh viên tham gia nhiệt tình và có chất lượng các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn, các trường đại học cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:

Thông qua các phong trào thi đua sâu rộng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Qua các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt – phục vụ tốt”, “Tài năng sư phạm trẻ”, “Phụ nữ giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Phụ nữ tài năng sáng tạo”, phong trào giảng viên dạy giỏi, tổ chức các cuộc thi Olympic các chuyên ngành, thi học sinh , sinh viên giỏi, thi nghề các cấp và quốc tế...là môi trường cho giảng viên, CBCNV và sinh viên nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống.

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường là tổ chức chính trị- xã hội, trực tiếp giúp cho sinh viên hình thành ý thức chính trị-xã hội. Vì vậy, đoàn thanh niên, hội sinh viên nhà trường trong mọi hoạt động của mình phải là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ GDVHHĐ cho sinh viên qua các hoạt động. Muốn vậy, trong chương trình hoạt động của đoàn, của hội phải đưa nội dung GDVHHĐ là một trong những nội dung hoạt động thiết thực của sinh viên. Nội dung GDVHHĐ phải là những nội dung càng cụ thể càng tốt, nó phải là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng đoàn viên, hội viên. Mặt khác, cán bộ lớp, cán bộ đoàn phải thực sự là những người gương mẫu trong thực hiện VHHĐ của nhà trường.

4.1.4. Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, giảng viên, viên chức trong giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

Trước hết, phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường. Giáo dục đại học không chỉ giáo dục sinh viên về mặt tri thức mà phải giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho họ.

Trong nhà trường, tấm gương của thầy, cô giáo, của CBCNV nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên. Bắt đầu từ ăn mặc phải sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự và phù hợp. Trong ứng xử phải “thầy ra thầy”, “trò ra trò” với thái độ nghiêm túc, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, tổ chức tốt hoạt động giảng dạy khoa học, hợp lý. Thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo trong thực hiện VHHĐ. Cán bộ, nhân viên các phòng ban chức năng, các tổ chức quần chúng trong nhà trường cũng như toàn bộ hệ thống quản lý, phục vụ phải thấm nhuần và ý thức được trách nhiệm là những người trực tiếp tham gia vào quá trình GDVHHĐ cho sinh viên thông qua hoạt động của mình. Quản lý, phục vụ tốt là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường, mỗi cán bộ, công nhân viên phải là tấm gương về thái độ, hành vi và phẩm chất đạo đức lối sống cho sinh viên học tập. Để phát huy tác dụng của mình, giảng viên, CBCNV cần thực hiện tốt khẩu hiệu “Trong nhà trường, mỗi cán bộ, giảng viên hãy là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo”.

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 135 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w