Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 141 - 165)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

Nâng cao hiệu quả GDVHHĐ cho sinh viên là một vấn đề có liên quan đến nhiều thành tố của một hệ thống gồm nhà trường, xã hội, gia đình và đối tượng được giáo dục, nhưng với tư cách là chủ thể giáo dục trực tiếp, các trường đại học ở Hà Nội hiện nay cần hướng vào phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của môi trường giáo dục đặc thù. Qua đó đề ra các giải pháp mang tính chủ động, sáng tạo, phát huy nội lực, không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của và sự trợ giúp từ cấp trên nhưng nhanh chóng mang lại hiệu quả cao nhất. Giải pháp nâng cao HQGDVHHĐ trong các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội được đề xuất dựa trên các căn cứ sau:

* Căn cứ vào yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học và định hướng của Đảng, của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đưa các nội dung GDVHHĐ vào hệ thống giáo dục giai đoạn 2011-2015.

* Căn cứ vào mục tiêu GDVHHĐ đáp ứng yêu cầu xã hội về hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là sinh viên.

* Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài, căn cứ vào: tiêu chí HQGDVHHĐ và các yếu tố chi phối đến hiệu quả GDVHHĐ, nguyên nhân hạn chế của HQGDVHHĐ

* Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả GDVHHĐ ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay được đề xuất dựa trên các nguyên tắc:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục: nhận thức đúng về nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác GDVHHĐ, Ban Giám hiệu nhà trường cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu giá dục toàn diện những phẩm chất, năng lực cho sinh viên, coi trọng năng lực giao tiếp, năng lực thích nghi và ứng phó trước sự tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm. Nguyên tắc này đảm bảo các giải pháp GDVHHĐ sử dụng kinh phí không nhiều, tiêu phí ít thời gian, tiết kiệm nhân lực song vẫn đạt được kết quả theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Hiệu quả đạt được thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của

nhà trường, góp phần làm cho nhà trường có sự thay đổi theo hướng tích cực, tốt hơn.

- Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được giữ gìn và phát triển ở đối tượng giáo dục. Nhiệm vụ GDVHHĐ phải đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các giá trị truyền thống tốt đẹp được nảy nở, sinh sôi và lan toả. Mỗi cá nhân nếu được tạo điều kiện để phát triển các giá trị tốt đẹp sẽ tạo ra sự cộng hưởng của một môi trường sống lành mạnh, có tác dụng tích cực đến đời sống xã hội.

- Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến VHHĐ. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết vấn đề GDVHHĐ phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn, tăng cường khả năng kháng thể của các chủ thể trước tác động xấu của môi trường là yếu tố quan trọng và quyết định. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhà trường với phát triển môi trường kinh tế xã hội địa phương trong việc xây dựng một xã hội học tập, một môi trường sống văn minh.

- Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giảng viên và sinh viên. Yếu tố trung tâm trong xây dựng VHHĐ là con người. Phát huy được tính tự giác tích cực của các chủ thể sẽ tạo động lực to lớn đối với nhiệm vụ nâng cao HQVHHĐ.

Dựa vào những cơ sở khoa học trên, luận án đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDVHHĐ ở các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay như sau:

4.2.1. Nhóm giải phápnhận thức

Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa học đường trong trường đại học

Hiện nay, nhận thức chung về văn hóa nói chung và VHHĐ nói riêng của nhà quản lý giáo dục, giảng viên, viên chức phục vụ đào tạo, sinh viên trong các trường đại học chưa cao. Hệ quả là nhiều biểu hiện tiêu cực trong nhà trường chưa được ngăn chặn, một số hoạt động GDVHHĐ cho sinh viên của các trường đại học chỉ cầm chừng, nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng VHHĐ trong các trường đại học có ý nghĩa to lớn. Điều này rất cần thiết vì thực chất đây là hoạt động nhằm tạo ra sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về môi trường VHHĐ cho các thành viên trong nhà trường qua đó sinh viên, thầy cô cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên... hình thành thái độ đúng đắn đối với những giá trị, chuẩn mực, mục tiêu phát triển của nhà trường, bồi đắp các quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường theo hướng tích cực. Phát huy được vai trò tích cực của chủ thể, đối tượng trong thực hiện VHHĐ trong trường đại học, việc làm này sẽ làm cho hiệu quả GDVHHĐ ngày càng cao và phát triển theo chiều sâu, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng như khẳng định được thương hiệu của trường với xã hội. Đây là việc làm đòi hỏi sự linh hoạt, nhuần nhuyễn thông qua các phương pháp, hình thức GDVHHĐ phù hợp với điều kiện từng trường. Trong đó, cần lưu ý những điểm sau:

- Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục... tạo điều kiện xây dựng lối sống và con người mới theo những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên nhà trường về vị thế, vai trò của VHHĐ đối với sự phát triển của nhà trường.

- Tổ chức, vận động hình thành các phong trào sinh viên hướng tới các nhiệm vụ xây dựng VHHĐ, tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí, nội dung về VHHĐ. Trên cơ sở đó ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào nhà trường, tạo lập môi trường VHHĐ lành mạnh, an toàn, bền vững.

- Bằng dư luận xã hội: Tạo dư luận xã hội rộng rãi nhằm ủng hộ việc xây dựng môi trường VHHĐ lành mạnh, phê phán, đấu tranh chống lại các biểu hiện không lành mạnh trong nhà trường, từ đó định hướng các nội dung cần đạt tới trong nhiệm vụ xây dựng môi trường VHHĐ đại học;

- Thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình, tổ chức tuyên truyền bằng cách tăng thêm bài viết, các chuyên mục, các phóng sự ảnh mang tính chất tuyên truyền về nếp sống văn hóa, các điển hình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.

- Thông qua mạng Intemet: Đặc biệt coi trọng vai trò, tác dụng của website các trường đại học trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, thông báo nội dung các hoạt động, biểu dương các cá nhân điển hình, tập thể tiên tiến…

Giải pháp 2: Ban hành quy định, xác lập các tiêu chí về văn hóa học đường , thực hiện văn hóa học đường lành mạnh trong trường đại học Đây là giải pháp nhằm tác động vào những điều kiện trực tiếp, quy trình cụ thể, nội dung chi tiết của VHHĐ trong trường đại học. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thông tin cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có một thông tư liên bộ về xây dựng môi trường VHHĐ trong trường đại học với các nội dung vừa mang tính định hướng, chỉ đạo, vừa gợi mở những giải pháp tổng thể cho hoạt động này. Ở cấp trường, trên cơ sở định hướng mỗi trường phải xây dựng kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), ban hành nội quy, quy chế, xác lập các tiêu chí cụ thể về VHHĐ ở trường mình một cách sát thực và phát huy được hiệu quả cao nhất.

Để đạt hiệu quả cao khi thực hiện giải pháp này, cần lưu ý:

- Bảo đảm tính kế hoạch của quá trình xây dựng nội dung và hoạt động GDVHHĐ. Tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quá trình GDVHHĐ được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ. Việc đảm bảo tính kế hoạch phải được cân nhắc ở tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm.

- Bảo đảm tính hiệu lực của các quy định về xây dựng VHHĐ. Đây là yêu cầu nhằm làm cho quá trình xây dựng môi trường VHHĐ trong trường đại học từ

“khả thi” trở thành “thực thi” cao. Điều này được thể hiện ở sự hợp lý trong việc sắp xếp các quy định, yêu cầu các đối tượng phải thực hiện. Sự bao quát trong các nội dung, sự đa dạng trong các chế tài (bao gồm khen thưởng - kỷ luật, biểu dương - phê phán, giáo dục - hành chính...) và sự cân đối trong các phần của quy định để tạo ra sự đồng thuận, sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình tiến giáo dục và đánh giá hiệu quả của VHHĐ mang lại.

- Bảo đảm tính chuẩn mực của các tiêu chí về VHHĐ trong trường đại học.

Việc đưa ra các tiêu chí trong giáo dục và thực hiện VHHĐ đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện thực tế của nhà trường ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tính chuẩn mực sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc áp dụng thành công các tiêu chí vào công tác đánh giá, bình xét các danh hiệu đảm bảo sự công minh,

dân chủ cho các chủ thể, đối tượng có thành tích trong quá trình xây dựng, thực hiện VHHĐ.

- Xây dựng các nội quy, hoàn thiện nội dung VHHĐ để điều chỉnh nhận thức của sinh viên, hình thành nên những chuẩn mực về văn hoá đạo đức phù hợp với lứa tuổi sinh viên. Kết hợp với các nội quy, quy chế của sinh viên do Bộ giáo dục ban hành để soạn thảo ra nội quy, quy chế cho phù hợp với điều kiện học tập sinh hoạt và đặc thù của từng trường. Việc xây dựng và hình thành các quy chế, quy định, chuẩn mực về văn hoá, đạo đức trong các trường đại học cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Các quy chế đó phải có tác dụng nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ hành vi của sinh viên trong mọi hoạt động. Tạo ra sự ràng buộc bởi những chế độ khen thưởng kỷ luật để sinh viên phải tham gia.

+ Nội dung quy chế, quy định cần hướng vào đạo đức, lối sống, thái độ hành vi ứng xử của sinh viên trong các mối quan hệ nhà trường, phải thiết thực, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và phù hợp với điều kiện phát triển xã hội.

+ Phải phù hợp với pháp luật hiện hành, các chuẩn mực về đạo đức và văn hoá chung của dân tộc.

+ Các quy định, quy tắc phải cụ thể rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Giải pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, gia đình và xã hội trong giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên

Trong nền kinh tế thị trường, sinh viên đang trở thành một trong những đối tượng được các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh hướng tới với tư cách là những khách hàng của họ. Theo đó, những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của sinh viên ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại và cách thức phục vụ. Với những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhiều cơ sở kinh doanh, tụ điểm vui chơi giải trí, hàng quán đang thu hút một lượng không nhỏ những sinh viên. Ngoài những tiện ích, mặt tích cực do các dịch vụ này mang lại, cũng có những mặt trái rất đáng lưu tâm như tổ chức cá độ, thách đố tiền bạc, cho ghi nợ để rồi “bắt nợ”, cầm đồ dưới hình thức cho vay nặng lãi ... Đó là chưa kể những cơ sở kinh doanh, tụ điểm vui chơi giải trí trá hình, bên trong là những hoạt động không lành mạnh luôn sẵn sàng đón những sinh viên thiếu ý chí, đua đòi với những trò tiêu khiển bệnh hoạn, những cuộc chơi bạc triệu thâu đêm, bỏ bê học

hành, phấn đấu trở thành người có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Chính bởi vậy, cùng với sự chú trọng xây dựng môi trường VHHĐ bên trong nhà trường, cần có sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền sở tại, đặc biệt là công an, đoàn thanh niên, đội trật tự của Tổ dân phố để quản lý, giám sát các cơ sở, tụ điểm vui chơi, giải trí cũng như những hàng quán đang hoạt động xung quanh các trường đại học.

- Trong quá trình định hướng và phát triển nhân cách sinh viên, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời đối với sinh viên, nếu phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả tốt. Gia đình là môi trường đầu tiên vào đời của mỗi con người.

Trong gia đình, mỗi cá nhân được học những kinh nghiệm sống, những tri thức, những cách thức ứng xử đầu tiên của mình, mỗi con người lớn lên trong tình cảm, sự thương yêu quan tâm, chăm sóc của người thân. Họ không chỉ được học cách ứng xử trong gia đình, mà còn được giáo dục cách ứng xử với các quan hệ xã hội thông qua kinh nghiệm của người thân.

- Đối với tuổi trẻ đặc biệt là sinh viên thì giáo dục nhà trường là sự tiếp tục của giáo dục gia đình. Ở đó giáo dục đạo đức được kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác nhau nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, hệ thống nhất được chọn lọc và đạt chuẩn mực vì thế đây được xem là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất để giáo dục những giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách, lối sống cho sinh viên phù hợp với yêu cầu của xã hội.

- Giáo dục xã hội là sự tiếp tục của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, nó sẽ củng cố và làm phong phú thêm những điều con người học được ở nhà trường và gia đình. Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội là những lĩnh vực không đứng biệt lập mà là những vòng quay đồng tâm kế tiếp và giao thoa nhau của sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện cả Đức, Trí, Thể, Mỹ đặc biệt là cho thế hệ trẻ thanh niên, sinh viên.

- Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thể hiện ở việc cùng hợp tác, cùng trao đổi thông tin để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của sinh viên từ đó tìm ra phương pháp tác động vào họ phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm hay việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ của con em mình, có liên hệ thường xuyên với nhà trường để kết hợp với nhà

trường uốn nắn những biểu hiện lệch chuẩn của con, em mình cũng như của giảng viên, cán bộ công nhân viên. Đồng thời tôn trọng nội quy quy chế của các ban ngành, của nhà trường, có thái độ đúng mực trong quan hệ với nhà trường với giảng viên, giữ chữ tín cho thày cô, theo truyền thống tôn sư trọng đạo để làm gương cho con em mình.

- Tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội, nhằm phát huy tiềm năng xã hội hoá trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Vì phần lớn, thời gian của sinh viên là học tập tại nhà và cộng đồng cư trú, nếu chỉ chú ý đến giáo dục đạo đức tại trường thì chưa đủ ảnh hưởng tới việc hoàn thiện nhân cách cho sinh viên.

- Cần giáo dục thuần phong mỹ tục của cộng đồng cho sinh viên; tổ chức việc đi tham quan thực tế, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán tốt để tăng thêm tình yêu quê hương đất nước.

4.2.2. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của chủ thể giáo dục văn hoá học đường

Giải pháp 4: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường, phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức trong nhà trường vào hoạt động giáo dục văn hóa học đường.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong nhà trường đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong đó có GDVHHĐ. Giải pháp này đòi hỏi phải đưa nội dung GDVHHĐ vào nội dung hoạt động của nhà trường. Những nội dung đó phải được cụ thể hóa thành những tiêu chuẩn, tiêu chí để nhận xét, đánh giá khi phân tích chất lượng đảng viên, đoàn viên, CBCNV, giảng viên, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn, của chi bộ, Đảng bộ nhà trường.

Xây dựng một cơ chế phù hợp để tăng cường sự quan tâm của Ban Giám hiệu, các khoa chủ quản và các phòng, ban chức năng đến việc GDVHHD, xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Ban Giám hiệu cần có cơ chế theo dõi thường xuyên các buổi họp cán bộ lớp trong toàn trường để nghe phản hồi từ phía sinh viên về các mặt hoạt động của nhà trường nhằm có những điều chỉnh, giải đáp kịp những thắc mắc của sinh viên.

Phối hợp chặt chẽ giữa khoa phụ trách giáo dục lý luận chính trị, pháp luật, các môn KHXH&NV, phòng công tác sinh viên, Đoàn thanh niên; Hội sinh viên;

Một phần của tài liệu Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 141 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w