5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý CTXH nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc NKT nói riêng.
Các cứ liệu được xem xét từ nhiều chiều cạnh, nhiều góc độ. Những lập luận đều có căn cứ cơ sở khoa học và thực tiễn.
Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận, khoa học cũng như phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan như CTXH, quản lý CTXH và một số vấn đề lý luận về NKT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp quan sát;
Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Các văn bản pháp luật liên quan đến CTXH và NKT của cả nước và của tỉnh Kon Tum; Các quy định, chính sách của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý CTXH đối với NKT,…
Ngoài ra luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp có liên quan;
Đọc và Phân tích số liệu báo cáo từ các đơn vị như báo cáo tổng kết của Sở LĐTBXH tỉnh Kon Tum, báo cáo giám sát thực hiện Luật NKT của Quốc hội; báo cáo của các cơ sở bảo trợ xã hội, báo cáo tổng kết của phòng LĐTBXH một số huyện, thành phố cung cấp, báo cáo của Hội Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh Kon Tum,..
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là những người triển khai thực hiện chính sách (Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh Kon Tum), 02 cán bộ Quản lý và 05 chuyên gia liên quan (thuộc Trung tâm Bảo trợ và CTXH của tỉnh).
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tiễn của công chức, viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc NKT và gia đình của họ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp về nội dung quản lý CTXH đối với NKT. Trong đó:
+ Nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn 15 cán bộ là lãnh đạo, quản lý CTXH đối với NKT để đánh giá về:
- Các hoạt động quản lý CTXH đối với NKT đang được triển khai như thế nào?
- Những khó khăn nào mà cán bộ quản lý đang phải đối mặt trong việc thực hiện quản lý CTXH đối với NKT?
- Những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng tới hoạt động này và hiệu quả của những hoạt động này?
- Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTXH đối với NKT?
+ Nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn 15 cán bộ, nhân viên của Trung tâm Bảo trợ và CTXH, đơn vị chăm sóc, can thiệp với NKT và công chức LĐTBXH cấp xã để tìm hiểu về:
- Tác động, hiệu quả của hoạt động quản lý tới công việc của họ,
- Những bất cập, thuận lợi ở khía cạnh quản lý ảnh hưởng tới công việc của họ, - Những đề xuất khuyến nghị của họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NKT từ đó giúp cho công việc của họ được thực hiện tốt hơn.
+ Nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn 10 NKT tại Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh và tại cộng đồng để tìm hiểu về:
- Thực trạng tình hình quản lý CTXH đối với NKT tại địa phương, - Những mong muốn, nhu cầu và kiến nghị của NKT tại địa phương.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 15 cán bộ quản lý và nhân viên CTXH; 15 gia đình tại cộng đồng có người thân là NKT; 20 NKT ở Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh và ngoài cộng đồng.