Một số kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh kon tum (Trang 99 - 103)

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.3. Một số kiến nghị cụ thể

Dựa trên thực trạng quản lý CTXH đối với NKT tại tỉnh Kon Tum và những giải pháp trên, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cụ thể để thúc đẩy những hoạt động quản lý CTXH đối với NKT trong cả nước nói chung, tại tỉnh Kon Tum nói riêng, cụ thể như sau:

3.3.1. Đối với Trung ương

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về Nghề CTXH, nghề của lòng nhân ái và các chính sách, pháp luật về NKT bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội đối với hoạt động trợ giúp NKT.

- Bố trí ngân sách để hỗ trợ cho những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về NKT.

- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về thực hiện công tác xác nhận khuyết tật, nhất là thống nhất quan điểm với ngành Y tế để đồng thuận khi thực hiện giám định mức độ khuyết tật của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; vận động NKT thực hiện xác định mức độ khuyết tật, tăng số lượng NKT được xác định mức độ khuyết tật.

- Hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về NKT, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, PHCN.

- Ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác trợ giúp NKT; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức NKT.

- Xây dựng loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc NKT, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp NKT.

- Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về NKT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng BTXH nói chung, NKT nói

riêng làm cơ sở để chủ động trong quản lý, điều hành, xây dựng chính sách, bố trí ngân sách.

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về NKT.

- Ban hành định mức, đơn giá thực hiện dịch vụ CTXH đối với NKT và hỗ trợ cấp kinh phí sự nghiệp cho các tỉnh khó khăn về ngân sách theo gói dịch vụ CTXH cho từng tỉnh để cung cấp dịch vụ CTXH cho đối tượng người nghèo, NKT và chi trả thù lao cho cộng tác viên, NVCTXH (hiện nay không có khoản ngân sách thanh toán, bù đắp chi phí cho đội ngũ này).

- Điều chỉnh tiêu chuẩn cộng tác viên CTXH cấp xã cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.

- Có chính sách hỗ trợ cho gia đình NKT để khuyến khích, tạo điều kiện họ giúp đỡ, hỗ trợ trong thời gian NKT học nghề, tạo việc làm; nâng mức trợ cấp cho NKT đặc biệt nặng được hộ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bằng mức trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng NKT ở Trung tâm BTXH công lập; chính sách chi trả trợ cấp cho cộng tác viên CTXH khi họ thực hiện cung cấp dịch vụ CTXH cho NKT;

- Ban hành cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế cho các cơ sở phục hồi chức năng cho NKT và được thanh toán chi phí phục hồi chức năng do BHXH chi trả theo thẻ BHYT.

- Hướng dẫn thành lập bộ phận/văn phòng CTXH cấp huyện độc lập hoặc ghép chung với phòng Lao động-TB&XH cấp huyện để cung cấp dịch vụ CTXH tại cơ sở.

3.3.2. Đối với địa phương

- Tăng cường thực hiện quản lý nhà nước về công tác NKT; cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp về công tác NKT vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nghị quyết chuyên đề của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; ban hành các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trợ giúp NKT.

- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác trợ giúp NKT, đặc biệt là các thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

- Chủ động cân đối nguồn lực phù hợp để thực hiện công tác NKT.

- Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật NKT, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT.

- Tăng cường hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương trong việc phối hợp, thực hiện chính sách, pháp luật đối với NKT. Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về NKT tại địa phương.

- Cần tiếp tục xây dựng mô hình điểm Trung tâm CTXH theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT/BLĐTBXH-BNV, ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là các huyện xa trung tâm tỉnh.

- Tiếp tục tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ và CTXH theo hướng cung cấp dịch vụ CTXH , chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội riêng biệt (NKT, trẻ mồ côi, người tâm thần, cai nghiện ma túy,..) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ CTXH tại địa phương, đặc biệt là chăm sóc NKT.

- Cần sắp xếp, bố trí và ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng về CTXH vào các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, ngành, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, để họ có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác, khắc phục tình trạng học một nghề ra làm nghề khác, hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực quý giá này. Đối với những người làm nghề CTXH cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ NKT một cách tốt nhất.

- Cần xây dựng mạng lưới NVCTXH, cộng tác viên CTXH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/TTLT-BLĐTBXH-BNV, ngày 19 tháng 8 năm 2015 và

Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên CTXH cấp xã.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh kon tum (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w