CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH LONG
1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN
1.2.1 Công tác tổ chức thu thuế
Công tác tổ chức thu thuế có thể hiểu là việc CQT tổ chức trên tất cả các khâu từ hướng dẫn, nhập liệu, phân tích, tổng hợp và hậu kiểm các đối tượng có liên quan đến việc kê khai tính thuế, nộp thuế của NNT nhằm thu tiền thuế của các đối tượng chịu thuế dựa trên đối tượng tính thuế, thuế suất, thời hạn đã được xác định.
Công tác tổ chức thu thuế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác tổ chức thu thuế cần đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau đây:
* Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Việc tuyên truyền thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai; Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế phong phú:
Báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, ca nhạc và đưa nội dung giáo dục về thuế vào chương trình giáo dục phổ thông...
Nhiều hình thức cung cấp hịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã được tiến hành:
Trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tài liệu, tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp...Đặc biệt cung cấp thông tin qua trang Web trên mạng Internet là một phương thức hiện đại, khoa học, phù hợp với tiến bộ chung của thế giới.
Qua đó các doanh nghiệp hiểu rõ hơn chính sách thuế, tính thuế, kê khai thuế chính xác hơn, nộp thuế đầy đủ hơn.
- Về cơ chế tự khai - tự nộp (TK-TN)
Kết quả bước đầu trong thực hiện mô hình chức năng với hệ thống các quy trình quản lý theo cơ chế TK-TN đã làm rõ và khẳng định hướng đi này là đúng đắn để hiện đại hoá ngành thuế, nâng cao năng lực quản lý.
Đã nâng cao được tính tuân thủ của doanh nghiệp thể hiện ở việc nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn với tỷ lệ cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của qui trình quản lý.
Xây dựng được bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý hơn. Xây dựng được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế theo yêu cầu của cơ chế TK-TN. Kết quả đạt được trong thực hiện tổ chức quản lý theo chức năng và theo các quy trình quản lý mới đã cho thấy chất lượng quản lý thuế đã được nâng lên rõ rệt.
* Theo dõi tình hình nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế và kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Nộp thuế TNDN của NNT là việc NNT thực hiện nghĩa vụ đăng nộp số tiền thuế TNDN đã kê khai vào NSNN. Trách nhiệm của CQT và NNT đối với việc nộp thuế TNDN được thể hiện ở các nội dung như sau:
- CQT: có trách nhiệm thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh đúng thời gian; tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin gia hạn nộp thuế, kiểm tra quyết toán thuế TNDN.
- Cơ sở kinh doanh: Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế hàng quý đúng hạn vào NSNN chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Kết quả thu thuế TNDN qua các năm là số tiền thuế hằng năm NNT nộp vào NSNN và số tiền thuế CQT quản lý thu có được.
Căn cứ vào tình hình nộp thuế và kết quả thu thuế TNDN có thể phân tích, đánh giá tính chấp hành pháp luật thuế, khả năng, tiềm lực kinh tế của NNT cũng như tác dụng của các chính sách khuyến khích đầu tư, tháo gỡ khó khăn của Nhà
nước đối với các thành phần kinh tế trong xã hội. Đồng thời nó cũng thể hiện mức độ hoàn thành, khả năng thu của CQT và đây cũng là các số liệu quan trọng cung cấp, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học liên quan đến phân tích các vấn đề kinh tế hoàn thiện biện pháp thu.
* Xem xét miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn, giảm thuế TNDN là hình thức dành cho NNT được hưởng những điều kiện thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN.
CQT thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế. Việc xác định đối tượng được miễn, giảm thuế là rất quan trọng vì nó có thể làm thất thu NSNN nếu xác định nhằm đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm thuế.
Các đặc điểm của miễn, giảm thuế TNDN:
- Ưu đãi, miễn, giảm thuế thuộc thẩm quyền duy nhất của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, có sự thỏa thuận giữa các nước thành viên trong lĩnh vực thuế
- Ưu đãi, miễn, giảm thuế luôn chứa đựng các quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
- Ưu đãi, miễn, giảm thuế chứa đựng tính hai mặt tích cực và tiêu cực, đồng thời thường xảy ra tính xung đột về mặt lợi ích.
- Việc phân tích tính hiệu quả của chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế khi áp dụng vào hoạt động SXKD khó lượng hóa mà thường mang tính chất định tính.
* Đôn đốc thu nợ thuế Thu nhập doanh nghiệp
CQT theo dỗi số thuế NNT kê khai và số thuế thực nộp vào NSNN. Nếu có sự chênh lệch thuế hướng số kê khai lớn hơn số phải nộp, CQT sẽ tiến hành đôn đốc thu nợ thuế bằng cách phát hành thông báo đôn đốc thu nợ gửi đến NNT.
Mục đích của việc đôn đốc thu nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý NNT cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoảng tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoảng thu vào NSNN phù hợp
với pháp luật thuế. Bên cạnh đó việc theo dõi chặt chẽ nợ thuế, đôn đốc thu nợ kịp thời sẽ hạn chế được việc mất khả năng nộp thuế của NNT.
NNT được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp bị tuyên bố phá sản.
* Quản lý thông tin về người nộp thuế
Quản lý thông tin về NNT là việc quản lý tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, bao gồm thông tin về định danh, thông tin về hình SXKD, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế... Đây là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.
CQT có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về NNT; Tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về NNT.