Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu Thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH LONG

3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế

* Kiểm tra thuế

Trong công tác kiểm tra thuế thì công tác kiểm tra NNT nhằm tránh gây thất thoát cho NSNN đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự phối hợp, chuyên sâu, bản lĩnh điều phối nhân lực trong lĩnh vực kiểm tra thuế của CQT. Muốn hoàn thiện và nâng cao công tác kiểm tra thuế cần thực hiện tốt các việc sau đây:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác phân tích đánh giá tờ khai, phân loại tờ khai thông qua hình thức đánh giá rủi ro để phát hiện dấu hiệu DN “ma”, những NNT có sự bất thường trong kê khai doanh thu, chi phí; từ đó đề xuất kiểm tra các doanh nghiệp “ma” vì hiện nay các DN dạng này ngày càng nhiều.

Hai là, điều động các công chức thuế có đức, có tài, có năng lực chuyên môn tốt về Phòng Kiểm tra thuế thực hiện chức năng kiểm tra viên thuế. Do thời hạn kiểm tra tại trụ sở NNT là rất ngắn (5 ngày làm việc) nên cần phải sắp xếp kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm và phân tách nhiệm vụ theo mảng chuyên trách trong quá trình kiểm tra đến từng công chức kiểm tra thuế. Dàng trải nhân lực càng mỏng càng tốt, càng chi tiết càng tốt và cần có đội ngũ hỗ trợ tại CQT trong việc xác minh, điều tra các vấn đề, sự việc, hoạt động nghi vấn của NNT trong suốt quá trình kiểm tra.

Ba là, khoanh vùng NNT có dấu hiệu hàng hóa lưu thông ra vào cơ sở kinh doanh nhiều nhưng doanh thu không có hoặc có nhưng rất ít; đây chắc chắn là các DN khai mang, giấu doanh số bán ra giấu hóa đơn chi phí đâu vào. Sau khi khoanh vùng đối tượng cần đột xuất kiểm tra, áp dụng biện pháp tịnh kho trong khi kiểm tra và giữ bảo mật thông tin trong suốt quá trình kiểm tra. Bên cạnh đó, căn cứ vào các hóa đơn đầu vào cần xác định đâu là đối tượng thuộc nguồn cung cấp đầu vào cho đối tượng bị kiểm tra, cử công chức kiểm tra đến liên hệ tại CQT có cơ sở kinh doanh là nguồn cung cấp của đối tượng bị kiểm tra yêu cầu phối hợp kiểm tra hóa đơn của đơn vị đó nhằm xác định hóa đơn đầu vào của đối tượng bị kiểm tra, từ đó làm căn cứ truy thu thuế TNDN.

Bốn là, đặc biệt chú ý các đơn vị có số hóa đơn tính chi phí là các hóa đơn do CQT bán lẻ, cấp lẻ cho hộ kinh doanh hoặc NNT nhưng không kinh doanh. Nếu phát hiện loại hóa đơn này nên xác minh lại tính trung thực khách quan của tờ hóa đơn.

Năm là, đối với các hóa đơn là chi phí đầu vào có giá trị dao động trong khoảng 10 - 20 triệu đồng, vì nếu chi phí thanh toán dưới 20 triệu sẽ không áp dụng hình thức thanh toán bằng chuyển khoản thông qua hệ thống ngân hàng mà có thể thanh toán bằng tiền mặt. Việc không thanh toán qua chuyển khoản rất khó có thể xác định tính trung thực của hoạt động kinh doanh trên; do đó, cần đặc biệt chú ý các tờ hóa đơn này vì đây có thể là các hóa đơn được mua lại từ các công ty "ma", các DN chuyên cung cấp hóa đơn, hoặc đây là những tờ hóa đơn mà NNT xin được

từ các cơ sở kinh doanh khác. Nếu phát hiện các loại hóa đơn như thế trong chi phí của NNT biện pháp xử lý duy nhất là xác minh, làm rõ nguồn gốc xuất xứ và tính trung thực của tờ hóa đơn này.

Sáu là, nâng cao hơn nữa đạo đức công chức thuế vì xét cho cùng pháp luật có nghiêm minh đến đâu, quy trình quản lý có chặt đến đâu cuối cùng cũng do công chức kiểm tra thuế thực hiện. Do đó, khi có được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thu tốt, pháp luật chặt chẽ thì CQT cần một đội ngũ công chức kiểm tra thuế có đức, có tài. Đào tạo một công chức có tài thì dễ vì chỉ cần công tác lâu năm, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, khả năng nhận thức tốt ta sẽ có ngay một công chức kiểm thuế đầy tài năng. Nhưng nếu muốn đào tạo một công chức có đạo đức tốt thì không phải chuyện ngày một ngày hai mà nó cần cả một quá trình rèn luyện; đồng thời có sự kiểm tra giám sát và cả các hình phạt hết sức nghiêm minh nếu vi phạm.

* Kiểm tra nội bộ cơ quan thuế

Công tác kiểm tra nội bộ CQT cần chủ yếu chú trọng đến các nội dung sau:

kiểm tra việc tuân thủ các quy trình quản lý thuế của các Phòng trong CQT, kiểm tra đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ công chức thuế trong toàn ngành. Khi phát hiện có sai phạm cần xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp: cán bộ công chức thuế không thực hiện đúng quy trình quản lý thuế, tham nhũng, chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuế, thông đồng với NNT để "chia thuế", gây nhũng nhiễu, phiền hà cho NNT, làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các cơ sở SXKD là sợ bị kiểm tra.

Để kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận cần phải có một lực lượng chuyên làm công tác kiểm tra nội bộ ngành. Lực lượng này phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ trong từng khâu của công tác thu thuế. Tốt nhất khi bố trí công chức chịu trách nhiệm kiểm tra nội bộ cần bố trí những công chức kinh nghiệm lâu năm, đã từng kinh qua các nhiệm vụ ở nhiều bộ phận khác nhau, có như vậy mới khắc phục được tình trạng không am hiểu chuyên môn, không dám thẳng thừng chỉ ra sai phạm của đồng nghiệp dẫn đến chất lượng của công tác kiểm tra nội

bộ bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu Thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)