Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 20 - 23)

1.1. Khái quát về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

1.1.3. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Quản lý hoạt động BHĐC là hoạt động của chủ thể quản lý, bao gồm:

Nhà nước, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, NPP, người tiêu dùng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn các hoạt động BHĐC vi phạm pháp luật thông qua hệ thống các quy định và chế tài trong lĩnh vực BHĐC. Trong đó,

cơ quan quản lý hoạt động BHĐC quản lý các doanh nghiệp BHĐC, người tham gia bán BHĐC, các cơ quan tổ chức có liên quan sao cho các hoạt động được thực hiện theo đúng khuôn khổ pháp luật.

Có những bước phát triển tích cực sau hơn 12 năm xuất hiện tại Việt Nam nhưng khi nhắc tới BHĐC, vẫn còn không ít người cho rằng đây chính là hình thức “lừa đảo” bởi lẽ bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, vẫn còn không ít doanh nghiệp và cà NPP lợi dụng phương thức kinh doanh này để thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho cả người tham gia và người tiêu dùng. Đặc biệt, những vụ việc liên tiếp xảy ra gần đây như công ty Agel sụp đổ hay MB24. Công ty cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cộng đồng Việt bị khởi tố vì có hành vi kinh doanh lừa đảo lại càng tác động tiêu cực đến mô hình BHĐC chân chính.

Phần lớn các công ty đều có công ty nước ngoài núp bóng và chỉ đạo, đồng thời cung cấp hàng hóa, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Cách thức kinh doanh phổ biến là không có trách nhiệm, sẵn sàng đóng cửa chuyển địa điểm, lập doanh nghiệp mới. Phương thức kinh doanh này phức tạp về cách tổ chức nên việc quản lý hệ thống phân phối đa cấp trở nên khó khăn, rất dễ bị lợi dụng để phục vụ mưu đồ lừa đảo. Hình thức kinh doanh thường dùng là lấy hàng hóa để che đậy hành vi lừa đảo của mình. Các doanh nghiệp bán hàng theo phương thức BHĐC thường bán các sản phẩm không phổ biến. Để được tham gia hệ thống (cộng tác viên, NPP…), người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền rất lớn để mua quyền được trở thành NPP bán sản phẩm và bảo trợ người khác tham gia dưới hình thức mua sản phẩm với giá rất cao so với giá trị thực từ gấp 5-6 lần đến gấp 40-50 lần. Do vậy sản phẩm không thể bán cho người tiêu dùng mà chủ yếu chỉ bán cho những NPP mới vì có mua sản phẩm mới được tham gia hệ thống. Người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn đi mua giá trị ảo quá cao so với giá trị thực của sản phẩm và cũng chính những người này tham gia

mạng lưới tuyên truyền sản phẩm có tác dụng mơ hồ, tự cho là chữa bách bệnh. Để bán được nhiều sản phẩm, chiêu dụ được nhiều NPP, các công ty kinh doanh theo theo phương thức BHĐC bất chính thường tổ chức các buổi thuyết trình ấn tượng, được hưởng hoa hồng cao từ 5 – 40%, có tiền bạc, nhà cửa, kim cương…mục đích là đánh vào lòng tham của những người muốn làm giàu mà không cần phải cực nhọc[4, tr.12].

Đây là một thủ thuật kinh doanh BHĐC bất chính “đã tạo ra một tầng lớp dịch vụ ảo, không tạo ra của cải cho xã hội, kinh doanh trái với đạo đức không thể chấp nhận được. Nếu không được ngăn chặn sẽ gây hậu quả nặng nề cho xã hội không chỉ về mặt kinh tế mà cả trên sức khỏe con người”[4].

Sự biến tướng của kinh doanh đa cấp cũng như những phức tạp trong quản lý ngành kinh doanh này đang gây hệ lụy xấu cho phương thức BHĐC tại Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tiền trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên, những người không có công việc ổn định. Gần đây, đối tượng bị nhắm đến là người dân vùng sâu vùng xa nơi thông tin không được tiếp cận đầy đủ, kịp thời. Điều đó khiến cho dư luận hết sức bất bình, rất nhiều người phản đối loại hình kinh doanh này. Bất cứ khi nào nhắc đến BHĐC là họ lại nghĩ ngay đến lừa đảo, gian dối thậm chí có người còn cho rằng không nên cho phép BHĐC có mặt tại Việt Nam. Có thể nói đây là những phản ứng có phần thiếu kiến thức và thái quá, tuy nhiên không phải là không có nguyên nhân.

Vậy nên thực trạng quản lý hoạt động BHĐC đặt ra yêu cầu bức thiết cho cơ quan quản lý cần phải vào cuộc. Giúp cho những công ty BHĐC chân chính không bị ảnh hưởng bởi những công ty BHĐC bất chính, lừa đảo, bôi nhọ uy tín môi trường phát triển của những doanh nghiệp khác. Tạo dựng một cơ chế pháp lí về quản lý chặt chẽ, không tạo ra kẽ hở để cho các công ty

BHĐC bất chính lợi dụng để lừa đảo các cá nhân khác và đặc biệt là người tiêu dùng. Lấy lại lòng tin đã bị đánh mất bấy lâu nay từ phía các tầng lớp người dân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)