Quy định pháp luật của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 37 - 40)

1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

1.3.3. Quy định pháp luật của Hàn Quốc

Quy định về BHĐC tại Hàn Quốc nằm tại Chương 3, Luật Bán hàng tận cửa. Kể từ khi ra đời vào năm 1995, Luật Bán hàng tận cửa của Hàn Quốc hiện nay đã có nhiều sửa đổi, đặc biệt là trong phần quản lý BHĐC, các quy định đã được siết chặt hơn rất nhiều. Quan điểm siết chặt quản lý đối với hình thức kinh doanh đa cấp tại Hàn Quốc được thể hiện qua nhiều quy định cụ thể trong Luật, ví dụ như quy định về những quy định về những trường hợp không được đăng kí BHĐC, hạn chế về giá của hàng hóa trong BHĐC, các hành vi bị cấm trong quá trình kinh doanh đa cấp…

Luật bán hàng tận cửa của Hàn Quốc được sửa đổi vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 và có hiệu lực thi từ ngày 20 tháng 10 năm 2007. Luật Bán hàng tận cửa Hàn Quốc lần đầu được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 2 năm 1995. Kể từ khi ra đời tới nay, Luật đã trải qua 9 lần sửa đổi và bổ sung. So với Luật bán hàng tận cửa năm 2005, Luật đã có nhiều sửa đổi, đặc biệt là trong phần quản lý hoạt động BHĐC, các quy định đã được siết chặt hơn rất nhiều.

Về đăng kí hoạt động BHĐC, người muốn kinh doanh BHĐC phải đăng ký hoạt động kinh doanh đa cấp với thị trưởng thành phố hoặc thống đốc tỉnh.

Những trường hợp không được đăng ký hoạt động BHĐC được quy định rất rõ như: Cá nhân hoặc pháp nhân có thành viên được tòa án xác định là không có năng lực hành vi hoặc năng lực hành vi bị hạn chế; vị thành niên;

người đã tuyên bố phá sản nhưng chưa phục hồi lại được khả năng tài chính;

người bị phạt tù nhưng chưa quá 5 năm kể từ thời điểm kết thúc thi hành án phạt hoặc kể từ thời điểm ra quyết định cuối cùng đình chỉ việc thi hành án.

Quy định về nhà phân phối BHĐC: Một người muốn gia nhập một tổ chức BHĐC với tư cách là nhà phân phối đa cấp sẽ phải đăng ký với người điều khiển mạng lưới BHĐC, theo một quy trình được hướng dẫn cụ thể trong

nghị định. Công chức nhà nước, giáo viên do Nhà nước đào tạo hoặc giáo viên theo định nghĩa của Luật trường tư sẽ không được đăng kí làm nhà phân phối BHĐC.

Quy định về rút hoặc hủy hợp đồng: Nếu một người tiêu dùng kết thúc hợp đồng mua bán với người phân phối đa cấp, người đó sẽ đề nghị người phân phối đa cấp rút hoặc hủy hợp đồng; trong trường hợp không thể rút hoặc hủy hợp đồng bởi những lí do cụ thể được quy định tại Nghị định hướng dẫn của Tổng thống ví dụ như khó khăn trong việc xác định địa điểm của người phân phối đa cấp, người tiêu dùng có quyền đề nghị Nhà điều hành hệ thống BHĐC để rút hoặc hủy hợp đồng này.

Quy định về trả hoa hồng: Nhà điều hành mạng lưới BHĐC phải trả hoa hồng cho người phân phối đa cấp theo đúng phương thức trả hoa hồng đã thông báo cho nhà phân phối và không được phân biệt đối xử trong cách thức trả hoa hồng đối với các nhà phân phối khác nhau.

Tổng tiền hoa hồng mà một nhà tiếp thị đa cấp trả cho nhà phân phối đa cấp không được phép vượt quá 35% tổng giá trị hàng hóa…Nhà điều hành trong trường hợp có yêu cầu từ người phân phối, sẽ phải cho phép người phân phối biết được các số liệu liên quan đến hoa hồng của anh ta.

Quy định về cơ quan quản lý hoạt động BHĐC tại Hàn Quốc: Tại Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật bán hàng tận cửa Hàn Quốc (bản sửa đổi mới nhất có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2008) có quy định về cơ quan quản lý hoạt động BHĐC là Ủy ban thương mại lành mạnh của Hàn Quốc.Ủy ban thương mại lành mạnh có nhiệm vụ thông báo công khai về người đăng kí mạng lưới BHĐC. Thiết lập và công khai các tiêu chí cần chú ý đối với nhà tiếp thị BHĐC nhằm chống các hành vi vi phạm và hành vi thiệt hại cho người tiêu dùng.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động BHĐC là hoạt động của chủ thể quản lý, bao gồm Nhà nước, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, NPP, người tiêu dùng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn các hoạt động BHĐC vi phạm pháp luật thông qua hệ thống các quy định và chế tài trong lĩnh vực BHĐC. Trong đó, cơ quản quản lý hoạt động BHĐC quản lý các doanh nghiệp BHĐC, người tham gia bán BHĐC, các cơ quan tổ chức có liên quan sao cho các hoạt động được thực hiện theo đúng khuôn khổ pháp luật.

Sự biến tướng của kinh doanh đa cấp cũng như những phức tạp trong quản lý ngành kinh doanh này đang gây hệ lụy xấu cho phương thức BHĐC tại Việt Nam. Vậy nên thực trạng quản lý hoạt động BHĐC đặt ra yêu cầu bức thiết cho cơ quan quản lý cần phải vào cuộc. Giúp cho những công ty BHĐC chân chính không bị ảnh hưởng bởi những công ty BHĐC bất chính, lừa đảo, bôi nhọ uy tín, môi trường phát triển của những doanh nghiệp khác. Tạo dựng một cơ chế pháp lí về quản lý chặt chẽ, không tạo ra kẽ hở để cho các công ty BHĐC bất chính lợi dụng để lừa đảo các cá nhân khác và đặc biệt là người tiêu dùng. Lấy lại lòng tin đã bị đánh mất bấy lâu nay từ phía các tầng lớp người dân trong xã hội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)