Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đacấp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 65 - 69)

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách cho phép hay không cho phép phương thức kinh doanh BHĐC tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua đánh giá thực tiễn, có thể thấy rằng chính sách theo hướng cho phép đồng thời quản lý chặt chẽ này đã phát huy tác dụng, đưa hoạt động kinh doanh đa cấp vào quy củ và hạn chế các hoạt động bất hợp pháp. Các quốc gia trên thế giới đều có quan điểm cho phép doanh nghiệp hoạt động BHĐC dưới sự giám sát và quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do đó, việc tiếp tục thực hiện chính sách cho phép hoạt động nhằm tạo môi trường tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC một cách hợp pháp là một trong những điều kiện tiên quyết.

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014; Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

Như vậy, khung pháp lý quản lý hoạt động BHĐC đã được sửa đổi bổ sung và bắt đầu thực thi. Trước tình hình đó, các cơ quan nhà nước quản lý về BHĐC cần tăng cường giám sát, quản lý và xử lý theo các văn bản quy phạm pháp luật mới để Nghị định, Thông tư mới thực sự được áp dụng một cách rộng rãi.

3.2.1. Hoàn thiện quy định về thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp.

Để đảm bảo tính xác thực của các hồ sơ do doanh nghiệp nộp, nên chăng cần yêu cầu các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hoạt động của doanh nghiệp phải được thẩm định bởi một cơ quan kiểm toán độc lập và phải niêm yết công khai bản đã được chứng nhận tại tất cả các cơ sở đào tạo, kinh doanh và trên website của doanh nghiệp để những người tham gia dễ dàng theo dõi?

Với các quy định về đăng ký tổ chức BHĐC, các nhà làm luật mong muốn có được cơ chế sàng lọc doanh nghiệp hiệu quả ở khâu đầu vào, song các thủ tục mang tính hình thức đã làm cho điều đó trở nên viển vông, hão huyền. Từ đó, có thể thấy được sự lúng túng của pháp luật khi thiết kế mô hình quan lý bằng phương thức tổ chức cấp giấy đăng ký cho doanh nghiệp. Với việc đặt ra các điều kiện, pháp luật đã trao cho quá trình này những nhiệm vụ bất khả thi, không tương thích với nguyên tắc và thủ tục thực hiện. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy nhiều nước không đặt ra thủ tục đăng ký mà chỉ đơn giản thông

báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 5 của Quy chế giám sát việc BHĐC của Đài Loan quy định: “30 ngày trước khi bắt đầu hoạt động BHĐC, doanh nghiệp BHĐC phải nộp báo cáo bằng văn bản trong đó xác định chính xác những nội dung theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền để lưu…”[4]. Điều này cho thấy, pháp luật Đài Loan đã thừa nhận thông báo mà doanh nghiệp thực hiện chỉ có chức năng thông tin cho Nhà nước về các nội dung của chương trình BHĐC mà họ dự định thực hiện. Pháp luật của họ quan tâm hơn hết đến cơ chế giám sát hoạt động thực tế bằng các quy định về trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đã được kiểm toán của doanh nghiệp, nghĩa vụ thông báo định kì cho cơ quan có thẩm quyền, quyền được kiểm tra theo ý muốn của cơ quan nhà nước…Có lẽ, chúng ta cần nhìn lại pháp luật Việt Nam từ kinh nghiệm quản lý của Đài Loan.

3.2.2. Hoàn thiện về quy định hoa hồng và cách thức trả thưởng Về tình trạng lách quy định về chế độ hoa hồng và cách thức trả thưởng, Điều 48 Luật Cạnh tranh: “cấm doanh nghiệp BHĐC buộc người tham gia đóng tiền hay mua một lượng hàng hóa nhất định để tham gia mạng lưới hoặc tiền thưởng để dụ dỗ người khác tham gia, trên thực tế nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách đặt ra chế độ trả thưởng theo đó cho phép người ký hợp đồng tham gia BHĐC tự do, nhưng chỉ thực sự được hưởng lợi ích từ mạng lưới.Trước bất cập này, tác giả đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng cấm doanh nghiệp BHĐC áp đặt bất kỳ điều kiện gì với người tham gia để người tham gia được hưởng bất kỳ lợi ích nào phát sinh từ việc bán hàng hóa của họ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp BHĐC không được đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với hoa hồng, tiền thưởng…phát sinh từ việc bán hàng một cách hợp pháp của người tham gia, cũng không được phân biệt đối xử giữa những người tham gia như nhau tại cùng một cấp trong mạng lưới BHĐC.

3.2.3. Hoàn thiện quy định về thông báo của các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp

Nghị định số 42/2014/NĐ-CP trao cho Cơ quan quản lý cạnh tranh và Sở Công Thương các tỉnh quyền chủ động về thời gian, cấp độ, nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động BHĐC. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lưu trữ các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra. Để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, những thiếu sót này cần sớm được khắc phục. Đồng thời phải đảm bảo việc thông báo của doanh nghiệp phải có tính bao quát, toàn diện, giúp nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý của cơ quan quản lý ở địa phương, xây dựng quy trình hoàn chỉnh và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp BHĐC và cơ quan quản lý địa phương. Cũng theo kinh nghiệm của Đài Loan, pháp luật của họ buộc doanh nghiệp BHĐC phải chuẩn bị và lưu giữ tại địa điểm kinh doanh chủ yếu các báo cáo tài chính, kế toán đã được kiểm toan, báo cáo hoạt động, bảng cân đối doanh thu…Ngoài các cơ quan nhà nước, những người tham gia mạng đa cấp với thời giant ham gia trên một năm cũng có quyền giám sát các báo cáo nói trên. Tác giả cho rằng, pháp luật Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm này bởi lẽ từ đó hoạt động thanh tra kiểm tra sẽ thuận lợi và chủ động hơn.

3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật

Như đã phân tích, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp BHĐC trên thực tế, nhiều hành vi mới của doanh nghiệp đã phát sinh gây nên nhiều hậu quả tiêu cực cho NPP và người tiêu dùng. Nghị định số 42/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về những hành vi bị cấm của doanh nghiệp BHĐC một cách khá đầy đủ, trước hoạt động muôn hình vạn trạng và khó lường trước của hình thức kinh doanh này, tác giả cho rằng nên học tập kinh nghiệm

của một số quốc gia để bổ sung hành vi cho phù hợp với thực trạng của Việt Nam. Theo đó nên cân nhắc để bổ sung một số hành vi bị cấm sau đối với doanh nghiệp kinh doanh BHĐC:

- Cấm dùng những thông tin về thu nhập của người tham gia BHĐC để giới thiệu hoạt động bán hàng, doanh thu BHĐC của công ty để dụ dỗ, lôi kéo người mới tham gia vào mạng lưới BHĐC mà không có tài liệu chứng minh về tên, tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ có biên lai xác nhận của cơ quan thuế đã thu thuế người đó. (Học tập kinh nghiệm của Luật Bang Georgia, Hàn Quốc).

- Cấm không được đưa thông tin gian dối về bản chất thị trường của sản phẩm, dịch vụ ( Luật Bang Alabama).

- Cấm ép buộc để ký hợp đồng, gây nhầm lẫn, gạ gẫm để ký hợp đồng (Kinh nghiệm của Hàn Quốc).

- Cấm sử dụng địa vị xã hội để ép buộc mua hàng.

- Cấm bán hàng hóa với giá chênh lệch cao trong đó khoản giá chênh lệch được coi là khoản tiền thưởng trái pháp luật (Luật Bang Oregon).

- Cấm chuyển giao hoặc mua lại một tổ chức BHĐC hoặc cấp bậc của một NPP (hành vi chuyển giao mạng lưới giữa các doanh nghiệp BHĐC đã tạo ra một số bất cập trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lôi kéo các NPP cấp cao để họ kéo toàn bộ hệ thống sang doanh nghiệp của mình. Hoạt động này gây mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngành, không đảm bảo quyền lợi của những nhà tham gia cấp dưới, đồng thời cũng không phù hợp với nguyên tắc tổ chức mạng lưới BHĐC theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)