Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 23 - 26)

Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam từ những năm 1998, 1999. Đến năm 2004, có khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong những năm đầu mới xuất hiện ở Việt Nam, hoạt động BHĐC chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh. Năm 2004, lần đầu tiên thuật ngữ “bán hàng đa cấp”

được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam tại Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh. Tiếp sau đó, Chính phủ và Bộ Công Thương cũng ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh một cách tương đối toàn diện đối với hoạt động này.

Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương, từ khi được nhận và điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật, ngành BHĐC phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp. Tính đến năm 2013, ngành BHĐC có hơn 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với hơn một triệu người tham gia trên cả nước[12].

Tuy nhiên, do mới vào Việt Nam trong thời gian ngắn, lịch sử hoạt động còn non trẻ, BHĐC bị một số chủ thể lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây dư luận xấu trong xã hội và ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành.

Hiện nay, nhắc đến BHĐC, không ít người tỏ ra thiếu thiện cảm và quan niệm đó là một lĩnh vực kinh doanh không lành mạnh.

Trước ngày 01 tháng7 năm 2014, bên cạnh Luật Cạnh tranh 2014, BHĐC được điều chỉnh bởi Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 về quản lý hoạt động BHĐC, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh,

Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số110/2005/NĐ-CP và Thông tư số 35/2011/TT-BCT ngày 23 tháng 09 năm 2011 sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/2005/TT-BTM.

Mặc dù là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và cao nhất điều chỉnh đối với hoạt động BHĐC nhưng Luật Cạnh tranh chỉ đưa ra khái niệm về BHĐC và quy định cấm một số hành vi BHĐC bất chính bị cấm mà chưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này.

Nghị định 110/2005/NĐ-CP chính thức thiết lập một cơ chế quản lý đối với hoạt động BHĐC từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của Bộ Công Thương (thông qua Cục quản lý cạnh tranh) và Ủy ban nhân dân các tỉnh thông (thông qua Sở Công Thương). Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP, các doanh nghiệp muốn tổ chức BHĐC thì phải đăng ký với Sở Công Thương và sau đó mở rộng hoạt động ra địa bàn nào thì thông báo với Sở Công Thương tỉnh đó. Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được đăng kí hoạt động BHĐC đó là phải ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng.

Để đảm bảo hiệu quả của cơ chế quản lý tại Nghị định 110/2005/NĐ- CP, Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định chế tài xử lý đối với hành vi BHĐC bất chính với mức tiền phạt cao nhất là 100 triệu đồng.

Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động BHĐC và các vấn đề cụ thể chưa được quy định tại Luật Cạnh tranh và các Nghị định nêu trên được quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT.

Sau gần 10 năm thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý BHĐC đã bộc lộ một số bất cập, hoạt động BHĐC xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính khiến cho hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng xã hội và gây khó khăn cho công tác

quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Từ thực tiễn đó, năm 2014 Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho hệ thống văn bản cũ để tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Ngoại trừ Luật Cạnh tranh, các Nghị định và Thông tư cũ điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp đều bị thay thế với cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn.

Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động BHĐC, được ký ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2014. Nghị định này thay thế cho Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động BHĐC với những thay đổi cơ bản, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của doanh nghiệp.

Cùng quan điểm thắt chặt quản lý hoạt động BHĐC của Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP) cũng nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và bổ sung quy định xử lý đối với nhiều hành vi mới được quy định tại Nghị định 42/2004/NĐ-CP.

Thủ tục hành chính trong hoạt động BHĐC được quy định chặt chẽ tại Thông tư số 24/2014/TT-BCT để thay thế cho các quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005.

Với những thay đổi cơ bản, quan trọng trong cơ chế quản lý hoạt động BHĐC như trên, các cơ quan quản lý rất kỳ vọng vào khả năng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động BHĐC trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)