Quy định của pháp luật Trung Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 32 - 37)

1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

1.3.2. Quy định của pháp luật Trung Quốc

Những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC tại Trung Quốc thay đổi theo các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp tại quốc gia này. Sự phát triển của ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp tại Trung Quốc gồm 4 giai đoạn:

- Từ năm 1990-1993: Giai đoạn bán hàng trực tiếp bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc với sự góp mặt của các công ty từ Hoa Kỳ như Avon, Sunrider và Amway. Thời điểm này không có công ty Trung Quốc nào tham gia vào ngành công nghiệp này, cũng chưa có chính sách quản lý và văn bản pháp luật nào điều tiết ngành này.

- Từ năm 1994-1998: Thời kì này được coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động bán hàng trực tiếp. Ngành công nghiệp phát triển tự do và chưa có văn bản quản lý nhà nước. Trong thời gian này, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc các công ty Đài Loan đã gia nhập ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp cùng với sự tiếp nối của các công ty trong nước. Vì vậy, thị trường trở nên phức tạp và bắt đầu xây dựng các chính sách văn bản pháp luật để quản lý thị trường này. Tổng cục Quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc (SAIC) ban hành thông báo cấm hoạt động tiếp thị đa cấp trái pháp luật (Notice for Forbiding the Illegal Activities of Multi-level Chuanxiao) vào ngày 11 tháng 4 năm 1994; Thông báo về việc kiểm tra hoạt động tiếp thị đa cấp trái pháp luật (Notice for Checking Illegal Activity of Multi-level Chuanxiao) vào ngày 22 tháng 9 cùng năm và Thông báo chấm dứt việc phát triển hoạt động BHĐC bất chính do Văn phòng Chính phủ Trung Quốc ban hành vào ngày 22 tháng 9 năm 1995. Trung quốc không cấp giấy phép hoạt động cho những công ty

kinh doanh đa cấp mới vào năm 1995. SAIC tiến hành điều tra những công ty BHĐC đang hoạt động. Kết quả điều tra của SAIC cho phép 57 công ty được tiếp tục BHĐC và 5 công ty khác thực hiện bán hàng đơn cấp đến tháng 10 năm 1996.

- Từ năm 1998-2005: Đây là giai đoạn chuyển giao, mô hình BHĐC bất chính và mô hình kiểu kim tự tháp gây bất ổn xã hội nên Trung quốc coi BHĐC là hành vi kinh doanh phi pháp và cấm hoàn toàn hoạt động này.

Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một quyết định khác yêu cầu các công ty BHĐC có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động tại các cửa hàng cố định. Từ thời điểm đó, hình thức BHĐC cần phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm khắc hơn về tư cách đạo đức và yêu cầu về hình thức tổ chức…

- Từ 2005 đến nay: Đây là giai đoạn tái hoạt động. Sau năm 2005, vào thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, các quy định về cấm kinh doanh BHĐC nói trên vi phạm công ước về tự do thương mại của WTO, Trung Quốc bước đầu nới lỏng quản lý BHĐC. Với hai Nghị định về quản lý bán hàng trực tiếp và nghiêm cấm BHĐC bất chính cùng một số văn bản pháp luật khác, Trung Quốc về cơ bản đã xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động bán hàng trực tiếp ở nước này.

Luật về quản lý đối với hoạt động BHĐC tại Trung Quốc:Quy định này được Trung Quốc ban hành ngày 23-08-2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2005. Luật này gồm có 8 phần với 55 Điều.

Luật được ban hành nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa hoạt động BHĐC, tăng cường điều tiết BHĐC, ngăn ngừa gian lận và bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích người tiêu dùng. Trong Luật cũng quy định công ty kinh doanh đa cấp và cá nhân BHĐC không được gian lận, có hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn khi thực hiện BHĐC. Ngoài ra Luật xác định những nghĩa vụ của

các cơ quan chức năng cụ thể là: Cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về thương mại và Cơ quan Quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp và thương mại (SAIC) có nghĩa vụ thực thi nhiệm vụ điều tiết quản lý hoạt động BHĐC của tổ chức BHĐC và cá nhân tham gia BHĐC.

Luật quản lý BHĐC của Trung quốc tập trung vào chi tiết các quy định thủ tục thành lập, thay đổi đối với doanh nghiệp BHĐC và các chi nhánh của họ nhằm đưa một chuẩn mực về đăng ký và những thủ tục hành chính đối với các công ty này, những quy trình về tiền kiểm và hậu kiểm. Điều số 7 bao gồm điều kiện để nộp đơn xin phép trở thành doanh nghiệp BHĐC như sau:

“ Nhà đầu tư có nền tảng kinh doanh vững chắc, không có tiền án vi phạm về luật 5 năm trở lên, nếu nhà đầu tư là người nước ngoài, họ yêu cầu phải chứng minh có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động BHĐC ngoài Trung Quốc.

Vốn điều lệ không ít hơn 80 triệu NDT.Ký quỹ an ninh đảm bảo được trả đầy đủ tại nhà băng được chỉ định. Được yêu cầu lập hồ sơ và công bố thông tin.”[5].

Quy định về tuyển dụng và đào tạo người tham gia BHĐC, đại diện BHĐC tại Trung Quốc thì các công ty được phép tuyển dụng tư vấn viên tham gia BHĐC nhưng theo Điều 14:

“Công ty BHĐC và các chi nhánh không được công bố bất cứ hình thức quảng cáo tuyên truyền nào trong đó quảng cáo về hoa hồng của người BHĐC hoặc yêu cầu phải trả tiền hoặc bắt buộc phải mua hàng để có thể gia nhập mạng lưới BHĐC”[5].

Về người tham gia bán hàng là những cá nhân phải trên 18 tuổi, không có tiền án, phải có đầy đủ khả năng nhận thức. Pháp luật Trung Quốc không cho phép sinh viên chính quy, giáo viên, người làm trong ngành y tế, dược, công chức và sĩ quan quân đội, người nước ngoài hoặc người bị pháp luật cấm

thực hiện hoạt động kiếm tiền ngoài giờ tham gia BHĐC. Những người tham gia BHĐC công ty này sẽ không được phép tham gia BHĐc tại công ty khác.

Luật cũng giới hạn về phạm vi địa lý của hoạt động bán hàng trực tiếp.

Công ty hoặc chi nhánh phải ký hợp đồng với người bán hàng trực tiếp và bảo đảm người này sẽ chỉ thực hiện hoạt động bán hàng tại địa phương mà công ty có chi nhánh, có mạng lưới dịch vụ. Người không ký hợp đồng với công ty bán hàng trực tiếp sẽ không được thực hiện hoạt động này.

Người tham gia bán hàng có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian 60 ngày đầu tiên khi ký hợp đồng, ngoài 60 ngày nếu muốn chấm dứt thì người tham gia cần thông báo ít nhất 15 ngày tới công ty.

Công ty kinh doanh hoạt động BHĐC phải tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho người tham gia mà họ đã tuyển dụng. Ở đây Luật cũng đưa ra thêm quy định nếu trường hợp cá nhân không có chứng chỉ chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sẽ không được thực hiện hoạt động BHĐC. Công ty không được thu bất kỳ khoản phí nào khi tổ chức huấn luyện nghiệp vụ BHĐC.

Các quy định chi tiết về cách thức, quy trình thực hiện BHĐC được Trung Quốc đưa ra như công ty BHĐC có nghĩa vụ phải trả thù lao và hoa hồng cho người bán hàng trong đó tổng tiền thưởng không vượt quá 30% tổng doanh thu từ việc bán hàng. Việc đổi trả sản phẩm khi chưa sử dụng, thời hạn để mua đổi trả là 30 ngày kể từ ngày mua hàng.

Cơ quan quản lý hoạt động BHĐC tại Trung Quốc: Luật quản lý BHĐC ở Trung Quốc quy định nghĩa vụ của cơ quan chức năng trong quản lý hoạt động BHĐC là Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại (SAIC) có nghĩa vụ thực thi nhiệm vụ điều tiết quản lý BHĐC tổ chức BHĐC và những các nhân tham gia BHĐC của mỗi tổ chức.

Cơ quan chịu trách nhiệm về thương mại tại địa phương, khu tự trị trực thuộc trung ương là đơn vị tiếp nhận hồ sơ của công ty muốn tổ chức BHĐC.

Cơ quan đó sẽ chuyển tiếp hồ sơ về cơ quan phụ trách cấp nhà nước về thương mại và công nghiệp trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này trong vòng 90 ngày sẽ ra quyết định có hay không chấp nhận đơn này. Nếu hồ sơ được chấp thuận, cơ quan phụ trách về Công nghiệp và Thương mại của nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động.

Các yếu tố được Tổng cục quản lý về thương mại công nghiệp (SAIC) cân nhắc khi tiến hành kiểm tra và cấp giấy phép BHĐC đó là an ninh quốc gia, lợi ích công cộng và sự phát triển của ngành kinh doanh đa cấp.

Cơ quan chịu trách nhiệm trực thuộc (SAIC) có nhiệm vụ hàng ngày giám sát công ty BHĐC, người kinh doanh đa cấp, được sử dụng các biện pháp điều tra để tiến hành điều tra vụ việc vi phạm.

Công ty BHĐC phải thành lập chi nhánh tại tỉnh, khu tự trị, khu đô thị độc lập nơi mà công ty đó có ý định thực hiện các hoạt động tính chất BHĐC.

Công ty BHĐC sẽ thành lập các cơ sở phục vụ chăm sóc khách hàng tại khu vực họ có ý định, sẽ kinh doanh BHĐC để hỗ trợ khách hàng và người tham gia BHĐC cũng như làm hài lòng yêu cầu về báo giá hoặc đổi trả hàng và để cung cấp dịch vụ của họ một cách hợp pháp. Sự thành lập của đại lý phải đáp ứng yêu cầu của chính quyền cơ quan quản lý cấp tỉnh trở lên. Để thành lập một đại lý, công ty BHĐC phải cung cấp các tài liệu và thông tin đáp ứng yêu cầu ở trên và nộp đơn theo quy trình thủ tục quy định tại Điều 9. Sau khi được chấp nhận, công ty phải hoàn thành đăng ký thủ tục với cơ quan quản lý về thương mại, công nghiệp theo quy định.

Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về công nghiệp và thương mại phải công bố danh sách công ty BHĐC và địa chỉ chi nhánh trên trang thông tin điện tử của nhà nước và cập nhật những thay đổi trong danh sách này.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)