Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.2 Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.2.1 Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Ngoài ra, quy định này cũng giúp nhà nước quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại tốt hơn, rõ ràng hơn.

Về ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, theo đó hợp đồng phải được lập thành tiếng việt, trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận.

1.2 Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.2.1 Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng cạnh tranh tồn tại và phát triển tự nhiên ngay cả khi pháp luật không thừa nhận nó. Sự tồn tại của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vì thế cũng là một điều tất yếu. Sau một quá trình phát triển nhất định, trong nền kinh tế sẽ có sự phân hóa rõ rệt giữa các đối tượng kinh doanh, xuất hiện một số đối tượng kinh doanh mang trong mình tiềm lực kinh doanh, bên cạnh đó cũng có những đối tượng kinh doanh có tiềm lực kém hơn, sử dụng những cơ hội kinh doanh còn lại để tồn tại. Quy luật cạnh tranh thể hiện rõ nét nhất ở chỗ, các đối tượng kinh doanh nhỏ hoặc kém ưu thế luôn luôn tìm và tạo ra các cơ hội để vươn xa hơn và nếu việc làm này thành công, các đối

tượng kinh doanh này đã vô tình thách thức các đối tượng kinh doanh đang chiếm ưu thế trên thương trường. Các chủ thể kinh doanh mạnh, do tác động của quy luật cạnh tranh sẽ dùng mọi cách để bảo vệ tốt nhất quyền lợi mà mình đã có. Một trong những cách bảo vệ vị trí của mình trên những thị trường liên quan nhất định trước những đối thủ cạnh tranh hiện có hoặc tiềm năng đó là một nhóm đối tượng kinh doanh đặt ra một số thỏa thuận nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh của các đối thủ khác.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được dùng để chỉ sự thông đồng của một số chủ thể kinh doanh có những lợi thế trên những thị trường nhất định mà nội dung của những thỏa thuận này nhằm vào việc duy trì và tiếp tục nâng cao hơn nữa vị thế của các thành viên của thỏa thuận đồng thời hạn chế cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là thỏa thuận giữa các tác nhân kinh tế nằm ở vị trí ngang nhau trong một chu trình sản xuất hoặc phân phối (các nhà sản xuất với nhau hoặc các nhà phân phối với nhau) hoặc là thỏa thuận giữa các tác nhân kinh tế nằm ở vị trí khác nhau trong một chu trình sản xuất hoặc lưu thông (thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người phân phối). Dưới góc độ kinh tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ra đời dựa trên tính tất yếu của việc phát triển nền kinh tế - xã hội. Ban đầu, những thỏa thuận này, nhìn ở một góc độ nhất định sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, nếu để các thỏa thuận này phát triển một cách tự do, tất yếu dẫn đến một hệ quả là sẽ có những nhóm độc quyền trong từng thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định[22, tr57-59].

Giống như các hợp đồng thương mại khác, nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng thể hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên. Tuy nhiên với những đặc thù nhất định của họat động nhượng quyền thương mại nên hợp đồng nhượng quyền thương mại có những điểm khác biệt. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các thương

nhân có quyền kinh doanh độc lập, hoạt động kinh doanh theo mô hình mạng lưới thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền để đảm bảo lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền khác[16,tr50]. Các bên nhận quyền phải tuân thủ trung thành mô hình nhượng quyền thương mại, khai thác bí quyết một cách nhất quán trong mạng lưới nhượng quyền và trả phí sử dụng thương hiệu trong suốt thời gian nhận quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong việc tuân thủ trung thành mô hình nhượng quyền thương mại. Để giành được sự cân bằng về quyền lợi, các bên trong hợp đồng thường ghi nhận các thỏa thuận chung để kiểm soát hành vi của nhau. Bên nhượng quyền chỉ có thể an tâm nhượng quyền khi bên nhận quyền chấp nhận những hạn chế nhất định (như hạn chế về lãnh thổ, về khách hàng, không bán các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền..) và ngược lại bên nhận quyền chỉ thực sự quyết tâm đầu tư, mua quyền thương mại khi có sự đảm bảo về việc độc quyền phân phối, bản sản phẩm trong một địa bàn địa lý nhất định từ phía bên nhượng quyền mà không chịu sự cạnh tranh của bên nhượng quyền hay bất kỳ bên nhận quyền nào khác.

Như vậy, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đã có những điểu khoản mà nội dung là sự thỏa thuận phối hợp hành động với nhau giữa các doanh nghiệp độc lập để nâng cao vị thế của mình, cản trở cạnh tranh của các doanh nghiệp khác mà không cần phải có sự nỗ lực trên thị trường.

Về bản chất, khi xây dựng các điều khoản thường gặp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên trong quan hệ đều hướng tới những mục đích xác định, bao gồm: Một là, loại bỏ khỏi thị trường những đối thủ cạnh tranh của các bên; hai là, hạn chế các bên không nằm trong hệ thống nhượng quyền tham gia vào thị trường.

Trên thực tế, bên nhượng quyền có thể ràng buộc bên nhận quyền vào thỏa thuận mà tại đó bên nhận quyền chỉ được nhận “quyền thương mại” từ một bên nhượng quyền duy nhất. Hơn nữa, để đổi lấy đặc ân được khai thác “quyền thương mại” của bên nhượng quyền, bên nhận quyền phải mua nguyên liệu hoặc hàng hóa đặc trưng của bên nhượng quyền hoặc một bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định. Đến lượt mình bên nhận quyền có thể yêu cầu bên nhượng quyền ký một hợp đồng nhượng độc quyền để đảm bảo rằng tại một thị trường nhất định, bên nhận quyền không bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh từ chính hệ thống nhượng quyền thương mại mà mình tham gia. Có thể nói, từng bên trong quan hệ có thể viện dẫn lý do nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại, tính rủi ro cao của phương thức kinh doanh đặc biệt này mà yêu cầu bên còn lại thực hiện các thỏa thuận mang dáng dấp của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại được pháp luật bảo vệ, các bên có thể thỏa thuận các điều khoản ràng buộc mang tính chất hạn chế cạnh tranh.

Đặc biệt, khi pháp luật cho phép và bảo vệ các bên trong việc thực hiện các cách thức nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có thể đưa ra những yêu cầu bắt buộc bên nhận quyền phải mua, bán những hàng hóa, nguyên vật liệu có tính đặc thù từ chính bên nhượng quyền hoặc từ một bên thứ ba nhất định do bên nhượng quyền chỉ định. Các điều khoản này chính là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Luật cạnh tranh của Việt Nam đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 03/12/2004 đã quy định khá chi tiết về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Dựa trên những quy định cụ thể về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong

hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được xếp vào các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau:

Thứ nhất, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc ký hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền. Theo đó, ở trong một phạm vi, khu vực địa lý nhất định, một thị trường xác định, bên nhượng quyền chỉ được nhượng quyền thương mại của mình cho một bên nhận quyền duy nhất. Bên nhận quyền có thể tự do khai thác “quyền thương mại” được nhượng một cách an toàn và ổn định để hạn chế được các đối thủ cạnh tranh có khả năng tham gia vào thị trường.

Thứ hai, thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh bằng cách thống nhất về việc từ chối mua hàng hoặc bán hàng có các bên thứ ba nếu như nhận thấy việc mua, bán hàng hóa với bên thứ ba có khả năng gây ra những thiệt hại đối với “quyền thương mại” mà các bên thỏa thuận chỉ mua hàng hóa hoặc nguyên vật liệu từ những nguồn cung ứng xác định (từ bên nhượng quyền hoặc từ bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định) cũng cấu thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với mục đích là không cho các bên thứ ba tham gia giao dịch mà không hề quan tâm tới những điều kiện mua hàng, chất lượng hàng hóa thuận lợi mà các bên thứ ba này có thể cung cấp.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)