Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thỏa thuận giá bán lại

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

3.2.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thỏa thuận giá bán lại

Các điều khoản thỏa thuận hạn chế cạnh tranh liên quan đến giá bán lại là điều khoản ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng của khách hàng, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới sự cạnh tranh trên thị trường liên quan. Vì vậy, việc pháp luật cạnh tranh Việt Nam quy định việc thỏa thuận ấn định giá bán lại trong hệ thống nhượng quyền thương mại có thế vi phạm pháp luật cạnh tranh khi thị phần kết hợp giữa các bên hoặc thị phần mà bên nhượng quyền nằm giữ từ 30% trở lên trên thị trường liên quan là hợp lý. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chủ thể kinh doanh, sự cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền thương mại là không quan trọng bằng sự cạnh tranh giữa hệ thống với các đối thủ ngoài hệ thống, và các bên nhận quyền đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này nên những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này rất khó phát hiện. Do đó, các nhà làm luật nên sửa đổi khoản 6, 7 Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004 theo hướng chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên trong thỏa thuận theo chiều ngang, nếu là thỏa thuận theo chiều dọc thì thị phần của mỗi bên trên thị trường liên quan phải từ 30% trở lên. Ngoài ra cơ quan nhà nước về cạnh tranh cũng nên áp dụng chương trình khuyến khích để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã tham gia thỏa thuận về giá tố cáo thỏa thuận giữa các bên. Bới các hành vi ấn định giá bán lại giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ với nhau. Vì vậy chương trình khuyến khích này, với việc áp dụng các điều khoản khoan hồng khi doanh nghiệp thực hiện tố cáo hành vi vi phạm sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại nên sớm chủ động văn bản hướng dẫn cụ thể trong đó cần đưa ra được giới hạn (dù chỉ tương đối) của những hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh nhưng không vi phạm pháp luật cạnh tranh để tạo sự an tâm cho các bên nhượng quyền, nhằm khuyến khích hoạt động nhượng quyền thương mại trong khi đó vẫn đảm bảo thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh.

KẾT LUẬN

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam là một hoạt động thương mại còn mới mẻ, tuy nhiên có tiềm năng rất lớn trong tương lai.

Bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý của thỏa thuân giữa hai bên là bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhằm cùng tìm kiếm lợi nhuận dưới cùng một thương hiệu, mô hình kinh doanh với tư cách là hai chủ thể độc lập. Do vậy, luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các bên trong cùng hệ thống và sự cạnh tranh giữa hệ thống nhượng quyền và các đối thủ khác. Chính vì vậy, để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, các chủ thể kinh doanh buộc phải thiết kế những thỏa thuận mang màu sắc hạn chế cạnh tranh.

Ở Việt Nam, pháp luật thương mại ghi nhận khá muộn sự tồn tại của hoạt động nhượng quyền thương mại cùng với sự phát triển nghèo nàn của các hoạt động nhượng quyền thương mại trên thực tế trước đây. Thêm vào đó sự phát triển mới mẻ của pháp luật cạnh tranh cũng khiến cho việc điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại còn thiếu hoàn thiện và chưa phù hợp lắm với sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên những năm trở lại đây khi hoạt động nhượng quyền thương mại đang trở nên sôi động hơn thì các yêu cầu về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt là những quy định điều chỉnh về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là điều vô cùng cần thiết.

Làm được điều này cũng có nghĩa là pháp luật có thể dành cho một hoạt động thương mại mới mẻ như nhượng quyền thương mại có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa ở Việt Nam, đồng thời cũng tránh cho nền kinh tế thị trường của Việt Nam khỏi những tác động tiêu cực của việc hạn chế cạnh tranh hoặc bóp méo cạnh tranh, nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển toàn diện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ Việt Nam – Australia (2004), Hội thảo về nhượng quyền thương mại.

2. Ngô Quốc Chiến (2014), “Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại So sánh pháp luật Việt Nam, Pháp và Liên minh châu Âu”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội;

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Hà Nội

5. Nguyễn Thị Dung (2012), Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp ; Trường Đại học Luật Hà Nội;

6. Hội Liên Hiệp chuyển giao thương hiệu quốc tế (IFA) – 2004;

7. Hằng Nga (2009), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội;

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật cạnh tranh, Hà Nội;

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại, Hà Nội;

11. Ts. Lý Quý Trung (2007), Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB trẻ;

12. Nguyễn Thanh Tú (2008), “Hành vi ấn định giá bán lại theo pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp;

13. Văn phòng luật sư VLG (2014),Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của Pháp luật cạnh tranh”, truy cập ngày 13/4/2015 tại địa chỉ http://.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/nhuong-quyen-thuong-mai-duoi- goc-do-phap-luat-canh-tranh;

14. Nguyễn Thị Tình (2014), “Ràng buộc bán kèm trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, Viện nghiên cứu Châu Âu;

15. Nguyễn Thị Tình (2014), “Pháp luật điều chỉnh hành vi ấn định giá bán”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp;

16. Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), “Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (17/2011);

17. Vũ Đặng Hải Yến (2006), “Một số vấn đề về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí luật học (6/2006), Trường Đại học Luật Hà Nội;

18. Vũ Đặng Hải Yến (2005), Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiền, Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)