Quy định điều chỉnh về các thỏa thuận mua bán cả gói

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1 Nội dung của pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh

2.1.3 Quy định điều chỉnh về các thỏa thuận mua bán cả gói

Bởi thực tế là những thương hiệu thành công và có thể được nhượng quyền bao giờ cũng sở hữu bí quyết kinh doanh riêng có, sản phẩm/dịch vụ đặc trưng được khách hàng tín nhiệm. Do vậy, bên nhượng quyền bao giờ cũng có xu hướng bảo vệ những bí quyết và sản phẩm/dịch vụ đặc trưng đó bằng cách yêu cầu bên nhận quyền mua nguyên liệu, sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bên nhượng quyền hoặc nhà cung cấp do bên nhượng quyền chỉ định. Căn cứ vào tính chất thống nhất trong bản chất kinh tế của hoạt động nhượng quyền thương mại, hầu hết pháp luật các quốc gia đều cho phép các bên có quyền từ chối giao dịch thương mại với các bên thứ ba nếu như việc thực hiện giao dịch này có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nhượng quyền thương mại. Vậy vấn đề mà pháp luật cạnh tranh cần giải quyết là sản phẩm/dịch vụ nào mang tính chất “ràng buộc bán kèm”.

Sản phẩm, dịch vụ nào liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi trong hợp đồng nhượng quyền thương mại?

Chiểu theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 116/2004/NĐ-CP quy định chi tiết Luật cạnh tranh, có quy định như sau: “Thỏa thuận buộc doanh

nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thỏa thuận phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng”. Phân tích quy định này ta thấy rằng các nhà làm luật đã nêu rõ thỏa thuận được coi là thỏa mãn quy định khoản 2 Điều 18 khi “nguyên liệu và các sản phẩm khác...nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng”. Như vậy là quy định pháp luật chấp nhận những thỏa thuận mà nội dung liên quan đến việc bên nhận quyền có nghĩa vụ mua nguyên liệu và sản phẩm là đối tượng chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Xét điều khoản bên nhận phải mua một số nguyên liệu hoặc các sản phẩm khác của bên nhượng quyền hoặc từ những nhà cung cấp do bên nhượng quyền chỉ định. Có thể hấy rằng với điều khoản này, bên nhận quyền sẽ phải tiêu dùng những sản phẩm nhất định của bên nhượng quyền hoặc mua từ nhà sản xuất/nhà cung ứng do bên nhượng quyền chỉ định trước. Do đó, bên nhận quyền không có cơ hội tìm kiếm nguồn nguyên liệu/sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với yếu tố địa phương của chính mình. Đặc biệt nếu các nguyên liệu và sản phẩm mà bên nhận quyền buộc phải mua không phải hoặc không trực tiếp tạo ra sản phẩm chính (sản phẩm đặc trưng của hệ thống nhượng quyền) thì việc bên nhượng quyền áp đặt ý chí của mình đối với bên nhận quyền là không có cơ sở và đang tạo ra rào cản đối với doanh nghiệp khác mặc dù thỏa thuận đó được núp dưới vỏ bọc mục đích đảm bảo cho sự đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Nhất là trên thực tế, thị trường phát triển luôn tồn tại những nhà cung cấp dịch vụ, sản xuất hàng hóa có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn, giá cả cạnh tranh và nhất là phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng địa phương nằm ngoài thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên thỏa thuận

này chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên trong thỏa thuận từ 30%

trở lên trên thị trường liên quan và có thể được miễn trừ với lý do hợp lý hóa mô hình kinh doanh theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh năm 2004. Điều này là cực kỳ vô lý xét trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại khi Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền có quyền từ chối chuyển giao quyền thương mại nếu bên dự kiến nhận quyền chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của bên nhượng quyền; hay không đồng ý sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu (khoản 3 Điều 15 Luật cạnh tranh năm 2004). Như vậy, khi bên nhượng quyền có thị phần lớn, có khả năng chi phối bên nhận quyền, bên nhượng quyền có thể áp đặt những ràng buộc bán kèm, dù bất hợp lý. Và các ràng buộc bán kèm bất hợp lý đó vẫn có thể không vi phạm chế định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh tranh năm 2004 vì bên nhượng quyền có thể sử dụng điểm a, c khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh năm 2004 để bảo vệ cho những thỏa thuận mang tính hạn chế cạnh tranh đó.

Ngoài ra, khi bên nhượng quyền có thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên thì nó được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2004, khoản 2 Điều 18 Nghị định 116/2005/NĐ-CP và bị cấm nếu sản phẩm được bán kèm “không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng” hay “nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại”. Bởi trong nền kinh tế hiện đại, thứ mà nhà sản xuất/phân phối/cung ứng bán cho khách hàng là một “gói dịch vụ” bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp như dấu hiệu nhận biết thương mại, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phương thức phục vụ, dịch vụ hậu mãi... chứ không chỉ đơn thuần là một loại hàng hóa hữu hình. Do đó, giả sử thương hiệu Highland giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

với bên nhận quyền Việt Nam, trong đó yêu cầu bên nhận quyền phải mua hộp đựng, ông hút từ những nhà cung cấp do Highland chỉ định hoặc đồng ý trước thì liệu đây có được coi là thỏa thuận “ràng buộc bán kèm” không liên quan đến “gói dịch vụ cửa hàng coffe Highland” hay không? Khi mà các yếu tố như hình thức, chất lượng của hộp đựng ống hút đều cấu thành nên một phần hình ảnh đặc trưng của thương hiệu Highland coffe.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)