CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1 Nội dung của pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh
2.1.1 Quy định điều chỉnh về các thỏa thuận phân chia khu vực kinh
Thực chất các hạn chế cạnh tranh về khu vực kinh doanh, về khách hàng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong một chừng mực nhất định là các thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác (bên nhượng quyền và bên nhận quyền khác) tham gia thị trường, phát triển kinh doanh hoặc loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là những hạn chế này rơi vào trường hợp các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 8 khoản 6, Điều 8 khoản 7 Luật Cạnh tranh 2004 và Điều 19, 20 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 9 khoản 1 Luật cạnh tranh 2004 thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này bị cấm (vi phạm mặc nhiên) bao gồm: Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu EU các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dạng này trong thỏa thuận theo chiều dọc nói chung và trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong thỏa thuận, khuyến khích và tạo động lực cho
các bên đầu tư phát triển kinh doanh. Nếu không cho phép những hạn chế cạnh tranh dạng này thì sẽ tạo tâm ký đề phòng, cẩn trọng của các bên và do đó lẽ tất nhiên sẽ hạn chế hoạt động nhượng quyền thương mại.
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có quy định: “Bên nhận quyền đồng ý rằng trong thời hạn hợp đồng, bên nhận quyền sẽ không kinh doanh bất cứ nhà hàng nào hoặc loại thức ăn đã chế biến nào, giống hệt hoặc tương tự kiểu kinh doanh của Bên nhượng quyền”. Đây cũng chính là quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở vụ việc Pronuptia năm 1985 (Tòa án tư pháp Châu Âu) (ví dụ ở phần 2.3.2). Theo phán quyết của tòa án này, quy định trên có thể được coi là hợp lý với mục đích bảo vệ bí quyết của hệ thống nhượng quyền thương mại, vẫn có thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các thành viên của hệ thống. Việc xét các thỏa thuận đó có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không còn phụ thuộc vào việc giữa sự cạnh tranh của các thành viên trong hệ thống và sự cạnh tranh giữa hệ thống nhượng quyền thương mại này và nhượng quyền thương mại khác thì sự cạnh tranh nào được coi trọng hơn. Trong vụ việc Pronuptia thì những quy định như: (i) cấm mở một cửa hiệu có đặc điểm giống hệt hoặc tương tự, trong một khu vực mà anh ta có thể cạnh tranh với một thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại, trong thời hạn hợp đồng còn giá trị và trong một thời hạn hợp lý sau khi hết hạn hợp đồng; (ii) Bên nhận quyền có nghĩa vụ không chuyển nhượng cửa hiệu của mình cho bên khác nếu không có sự chấp thuận từ trước của bên nhượng quyền, là cực kỳ cần thiết cho việc đảm bảo rằng bí quyết và sự hỗ trợ của bên nhượng quyền không làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh, vì vậy không cấu thành các hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật EU[5, tr34]. Thế nhưng những quy định dạng này (ví dụ: bên nhận quyền được độc quyền trong một phạm vi lãnh thổ nhất định,...) có phải chăng là hành vi “thỏa thuận phân chia thị trường
tiêu thụ...” (Theo Điều 8 khoản 2 Luật cạnh tranh năm 2004)? Bởi nếu câu trả lời cho câu hỏi này là có thì hành vi này thuộc trong những hành vi bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2004 quy định tại Điều 9 khoản 2: nếu “các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên những thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Điều này dẫn đến kết luận, pháp luật cạnh tranh cũng như pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam đều chưa có dự liệu đến trường hợp này, bởi thế nên nếu thực tế có những tình huống rơi vào những giả thiết trên thì lại phải mất thời gian chứng minh tương đối dài. Mặt khác, việc bên nhận quyền được độc quyền trong một khu vực kinh doanh, sẽ cản trở bên thứ ba ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại để kinh doanh tại khi vực nêu trên. Đây có phải là “thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh” theo Điều 8 khoản 6 Luật cạnh tranh năm 2004 – một hành vi bị cấm tuyệt đối tại Điều 9 khoản 1 trong Luật cạnh tranh năm 2004.
Bên cạnh những thỏa thuận thuộc dạng phân chia khu vực kinh doanh như đã đề cập ở trên còn có hành vi phân chia khách hàng. Những thỏa thuận này được thể hiện ở các điều khoản như : (i) Bên nhượng quyền đảm bảo việc không tranh giành khách hàng với bên nhận quyền (cam kết không mở thêm bất kỳ cửa hàng nào trên phạm vi lãnh thổ đã quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không bán hàng cho một bên thứ ba bất kỳ khác trong phạm vi lãnh thổ đó); (ii) Cấm bên nhận quyền được quảng cáo ngoài phạm vi lãnh thổ được quy định sẵn trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. (iii) Bên nhận quyền có nghĩa vụ chỉ bán hàng cho người tiêu dùng hoặc các bên nhận quyền khác. Tuy nhiên dạng thỏa thuận như cấm bên nhận quyền bán lại hàng không mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền thì có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không?
Pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam lại cũng chưa đề cập
đến vấn đề này. Theo các án lệ của nước Mỹ thì thỏa thuận kiểu này là nhằm bảo đảm, tránh việc trục lợi của bên thứ ba. Nhưng nếu nhìn quy định này dưới góc độ tự do cạnh tranh thì có vẻ nó vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Thứ nhất, quy định này vi phạm quyền kinh doanh độc lập của bên nhận quyền trong việc quyết định bán hàng cho ai; thứ hai, hạn chế nguồn cung của bên thứ ba. Vậy phải giải quyết ra sao nếu trong thực tế xảy ra tình huống này? Pháp luật Việt Nam chưa có quy định, cũng như chưa có hướng dẫn của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào về cách giải quyết.