ĐÁP ỨNG CỦA ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI BETA-AGONIST

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 27 - 31)

Các beta-agonist khác nhau nhƣ cimaterol, CLEN làm tăng tốc độ tăng trọng của gà nuôi thịt. Liều sử dụng trong thức ăn đối với cimaterol là 0,125 ppm đến 2 ppm; đối với CLEN là 0,25 ppm đến 4 ppm. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng được cải thiện (cải thiện 4-5% đối với CLEN ở liều 1 ppm). Những ảnh hưởng khác là tăng cao tỷ lệ thịt xẻ, giảm mỡ thân thịt, giảm mỡ bụng ở con mái nhƣng không giảm mỡ bụng ở con trống. Giảm mỡ thân thịt khi gà sử dụng beta-agonist cũng giống như khi gà sử dụng adrenalin (adrenalin truyền qua đường máu).

Theo tổng kết của Fiems (1987), gà nuôi thịt ăn thức ăn chứa beta-agonist có tốc độ sinh trưởng bằng 1,02-1,07 lần (tương đương tăng 2-7%), tỷ lệ chuyển hoá thức ăn là 0,95-0,97 lần (tương đương giảm 3-5%), tỷ lệ thịt xẻ là 1,02-1,09 lần (tương đương tăng 2-9%) và mỡ thân thịt là 0,87-0,92 lần (tương đương giảm 8- 13% so với gà ăn thức ăn không chứa beta-agonist (lô đối chứng) (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Ảnh hưởng của một số chất thuộc nhóm beta-agonist đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lƣợng thịt gà

Liều sử dụng Tốc độ sinh trưởng

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

Tỷ lệ thịt xẻ

Tỷ lệ mỡ Cimaterol 0,25 ppm

TN 1 1,02a 0,98a 0,93a

TN2 1,03a 0,98a 0,92a

TN3 1,03a 0,98a

TN4 1,04a 0,95a

Clenbuterol

0,25 ppm 1,04a 0,97a 0,91a

0,5 ppm 1,04a 0,96a 0,90a

1,0 ppm 1,04a 0,96a 0,88a

2,0 ppm 1,03a 0,96a 0,87a

4,0 ppm 1,02a 0,97a 0,90a

1,0 ppm 1,05a 0,95a 1,02a 0,92a

0,5 ppm 1,07a 0,96a 1,09a

(*)Thí nghiệm so với đối chứng a: sai khác với đối chứng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Nguồn Fiems (1987) Theo Hanrahan (1987) khi làm thí nghiệm trên gà nuôi thịt bằng thức ăn có beta-agonist ở mức 0,25 ppm trong 3 tuần liên tục trước khi giết mổ, tốc độ

tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà đã được cải thiện 2%, tỷ lệ thịt xẻ tăng 0,5%, tỷ lệ mỡ thân thịt giảm chỉ bằng 93% so với gà ở lô đối chứng không ăn beta-agonist.

2.2.2. Đáp ứng của lợn

Hầu hết thí nghiệm đƣợc thực hiện đối với cimaterol với liều 0,05; 0,2;

0,25; 0,5 và 1 ppm. Tăng trọng không bị ảnh hưởng bởi cimaterol, có trường hợp lại thấy tăng trọng giảm so với đối chứng khi cimaterol dùng với liều 1 ppm (thí nghiệm của Dalrymple et al. (1984). Khi CLEN dùng với liều 1 ppm tăng trọng hàng ngày của lợn đực thiến cũng giảm, tuy nhiên ở lợn cái lại tăng so với đối chứng. Nói chung người ta thấy beta-agonist không có ảnh hưởng tới tăng trọng đối với lợn khi sử dụng ở liều thấp. Điều này trái với kết quả thí nghiệm trên gà nuôi thịt, ở loài này các chất thuộc nhóm beta-agonist đều có tác dụng cải thiện tăng trọng của gà.

Thu nhận thức ăn của lợn bị giảm tuyến tính khi tăng liều cimaterol (Jones et al., 1985; Moser et al., 1986). Hiệu quả sử dụng thức ăn thì không thống nhất, có tác giả thấy có cải thiện có ý nghĩa, nhƣng cũng có tác giả thấy cải thiện không có ý nghĩa. Tỷ lệ thịt xẻ ít chịu ảnh hưởng, nhưng độ dày mỡ lưng thấy giảm rõ rệt trong tất cả thí nghiệm. Sự tăng sinh (hypertrophy) của cơ cũng rõ rệt khi lợn sử dụng cimaterol (một số loại cơ đùi nhƣ cơ semitendinosus và biceps nặng hơn lần lƣợt 11,3 và 8,1% so với đối chứng).

Các kết quả thí nghiệm cho thấy có sự ảnh hưởng của cimaterol đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lƣợng thịt lợn (bảng 2.2).

Kết quả nghiên cứu sử dụng beta-agonist cho lợn của Hanrahan (1987) cho biết: Tốc độ tăng trưởng của lợn ít có đáp ứng với thuốc, nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn thì đƣợc cải thiện (tăng cao khoảng 5%). Tỷ lệ thịt xẻ tăng khoảng 1% nhƣng mỡ thân thịt giảm tới 85% và chỉ số về thịt nạc tăng 10% so với đối chứng. Liều đáp ứng là 1 ppm trong hai tháng cuối đối với thời kỳ vỗ béo.

Một beta-agonist đƣợc FDA (Hoa kỳ) cho phép sử dụng cho lợn nhƣ một phụ gia kích thích tăng trưởng là RAC đã được đánh giá về tác dụng đối với năng suất chăn nuôi nhƣ sau: so với đối chứng, tăng trọng tăng thêm trung bình 200g/ngày và 190g/ngày tương ứng với liều dùng là 5 và 10 ppm; hiệu quả sử dụng thức ăn tính bằng chỉ tiêu tăng trọng/kg thức ăn (G/F) cải thiện đƣợc 0,03 và 0,04 điểm tương ứng với liều 5 và 10 ppm; nạc thân thịt tăng lên tương ứng là 0,89 và 0,98% (American Veterinary Medical Association, 2014).

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của cimaterol đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lƣợng thân thịt lợn

Liều sử dụng Tốc độ

sinh trưởng

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

Tỷ lệ thịt xẻ

Độ dày lớp mỡ

0,05 ppm 0,94

0,2 ppm 0,95

1,0 ppm 0,90

0,25 ppm 1,05 0,92a 1,01 0,92

0,5 ppm 1,01 0,91a 1,01 0,92

1,0 ppm 1,04 0,90a 1,01a 0,87a

0,25 ppm 0,99 0,98 0,94

0,5 ppm 0,99 0,95 0,91

1,0 ppm 0,94 0,98 0,90a

0,05 mg/kg cân nặng 1,02 0,99 0,95

0,25 ppm 1,01 0,97 0,99 0,94a

0,5 ppm 0,99 1,00 1,00 0,90a

1,0 ppm 0,97 0,97 1,00 0,90a

Trung bình 1,00 0,96 1,00 0,92

(*) Thí nghiệm so với đối chứng; a: sai khác với đối chứng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Nguồn: Fiems (1987) 2.2.3. Đáp ứng của bò và cừu

Tổng kết các thí nghiệm sử dụng beta-agonist (cimaterol) trên bò và cừu, Hanrahan (1987) cho biết: Ở bò thịt, khi sử dụng cimaterol đƣợc trộn vào thức ăn với liều 2 đến 4 ppm và sử dụng từ 3-4 tháng thì tốc độ tăng trưởng cải thiện đƣợc tới 20%; tuy nhiên sử dụng cimaterol kéo dài hơn thì chỉ tiêu này không có đáp ứng. Tỷ lệ thịt xẻ tăng khoảng 4%, mỡ thân thịt giảm 34% và nạc tăng 10%

so với đối chứng.

Ở cừu, kết quả cũng tương tự như của bò (với liều sử dụng của cimaterol là 2 ppm), tốc độ tăng trưởng cải thiện được 20% nhưng không có thay đổi về thu nhận thức ăn cũng nhƣ hiệu quả sử dụng thức ăn. Tỷ lệ thịt xẻ tăng 2-3%, mỡ thân thịt giảm 20% và nạc tăng 10% so với đối chứng.

Hai beta-agonist đƣợc FDA (Hoa kỳ) cho phép sử dụng cho bò thịt nhƣ một phụ gia kích thích tăng trưởng là RAC và zilpaterol đã được đánh giá về tác dụng đối với năng suất chăn nuôi nhƣ sau: Đối với ractopamine hydrochloride:

so với đối chứng, tăng trọng tăng thêm trung bình 250g/ngày; hiệu quả sử dụng

thức ăn tính bằng chỉ tiêu thức ăn/kg TT (F/G) cải thiện đƣợc 0,31 điểm. Liều dùng đƣợc phép của RAC là 400 mg/ngày. Đối với zilpaterol hydrochloride: so với đối chứng, tăng trọng tăng thêm trung bình 360g/ngày; hiệu quả sử dụng thức ăn tính bằng chỉ tiêu thức ăn/kg tăng trọng (F/G) cải thiện đƣợc 0,88 điểm. Liều dùng đƣợc phép của zilpaterol là 7,5 ppm (American Veterinary Medical Association, 2014).

2.2.4. Đáp ứng khác nhau theo giống và tuổi

Các kết quả khác nhau về đáp ứng của lợn hay gà đối với beta-agonist ghi ở bảng 2.1 và 2.2 có thể do các thí nghiệm thực hiện trên các động vật không giống nhau về giống và tuổi. Các giống khác nhau có số lƣợng thụ thể beta-agonist khác nhau. Ví dụ giống lợn Pietrain có số lƣợng thụ thể cao hơn 37% so với của giống Large White và nhƣ vậy giống Pietrain sẽ nhạy cảm cao hơn so với giống Large White với các tác nhân phân giải mỡ nhƣ các chất thuộc nhóm beta-agonist.

Sự đáp ứng của động vật đối với các chất thuộc nhóm beta-agonist cũng khác nhau về tuổi, nói chung động vật non đáp ứng kém hơn so với động vật trưởng thành. Ở cừu, một số thí nghiệm cho thấy 10 ppm cimaterol không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khi cừu vào thí nghiệm lúc 17 kg, nhưng tăng trưởng của cừu lại có đáp ứng với cimaterol khi cừu có thể trọng là 28 kg. Tăng trọng của bò 530 kg cao hơn so với bò 350 kg đối với cimaterol hay CLEN. Đối với lợn, các thí nghiệm cũng thấy ảnh hưởng của cimaterol hay các beta-agonist khác cũng chỉ có ảnh hưởng có ý nghĩa đến tăng trưởng khi lợn ở giai đoạn vỗ béo.

Sự đáp ứng với beta –agonist của động vật phụ thuộc vào tuổi của chúng, theo đó con vật trưởng thành có đáp ứng mạnh hơn so với con vật non. Một số tác giả cho rằng số lƣợng thụ thể β-adrenergic agonist của con vật non thấp hơn con vật trưởng thành. Cũng có giả thuyết cho rằng hiệu quả phụ thuộc tuổi của beta-agonist là do sự khác nhau về trạng thái nội tiết. Ở con vật trưởng thành hormone tăng trưởng tiết ít hơn so với ở con vật non, từ đó giảm ức chế đối với tác động của các chất thuộc nhóm beta-agonist. Hormone sinh dục cũng tham gia vào điều khiển các thụ thể β-adrenergic agonist và nhƣ vậy tác động của các chất thuộc nhóm beta-agonist có thể khác nhau khi con vật ở giai đoạn trước và sau dậy thì hay khác nhau giữa con đực và con cái.

Những kết quả nghiên cứu trên RAC đối với lợn thịt hay bò thịt cũng đã xác nhận tác dụng dương tính của beta-agonist này trong giai đoạn con vật có tuổi thành thục. Chính vì vậy FDA (Hoa kỳ) chỉ khuyến cáo sử dụng ractopamine

hydrochloride cho lợn trong giai đoạn trên 75 kg với liều sử dụng là 5-10mg/kg thức ăn. Đối với bò, tổ chức này khuyến cáo liều sử dụng của ractopamine hydrochloride là 10-30 mg/kg thức ăn (thức ăn có hàm lƣợng chất khô là 90%) để cung cấp khoảng 70 đến 430 mg/bò/ngày và chỉ kéo dài 28-42 ngày ở thời kỳ vỗ béo (American Veterinary Medical Association, 2014).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)