PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3. Nghiên cứu xác định mức độ tồn dƣ và thời gian đào thải của các chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại trại chăn nuôi thuộc thôn Hoàng Kim, xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016.
- Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn mươi lăm (45) lợn lai (Landrace x Yorshire) có khối lượng ban đầu trung bình là 62,12 ± 3,15 kg/con phân thành 3 lô, mỗi lô 15 con, đồng đều tính biệt giữa các lô (8 con đực và 7 con cái/lô), đƣợc nuôi trong 3 ô chuồng (5 con/ô, , trong đó 2 ô có 3 con đực và 2 con cái/ô; 1 ô có 2 con đực và 3 con cái), mỗi ô đƣợc coi nhƣ một lần lặp lại.
- Lô 1 (Đối chứng): lợn đƣợc ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung chất beta-agonist.
- Lô 2 (RAC): lợn đƣợc ăn khẩu phần cơ sở bổ sung RAC với liều 10 ppm (10 mg/1 kg).
- Lô 3 (SAL): lợn đƣợc ăn khẩu phần cơ sở bổ sung SAL với liều 8 ppm (8 mg/kg).
Các nồng độ sử dụng của RAC và SAL đƣợc thiết kế là các nồng độ đƣợc khuyến cáo có tác dụng tăng tỷ lệ thịt nạc cho lợn thịt.
Bảng 3.5. Khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm (dạng sử dụng)
TT Nguyên liệu Tỷ lệ (%)
1 Ngô nghiền 49,79
2 Sắn khô nghiền 15,00
3 Khô dầu đậu tương 16,84
4 Cám mỳ 11,41
5 Bột thịt xương 4,50
6 Di canxi phốt phát (18% Phốt pho) 0,62
7 Bột đá 0,33
8 Muối ăn 0,50
9 Premix vitamin- khoáng 0,25
10 Lysine-HCl 0,36
11 DL-Methionine 0,15
12 Threonine 0,17
13 Tryptophan 0,02
14 NSP enzyme 0,05
15 Phytase 0,01
Thành phần dinh dưỡng
1 Vật chất khô (%) 87,31
2 ME (kcal/kg) 3050
3 Protein thô (%) 16,00
4 Lysine (%) 1,00
5 Methionine + cystine (%) 0,60
6 Threonine (%) 0,64
7 Tryptophan (%) 0,18
8 Ca (%) 0,85
9 P tiêu hóa (%) 0,40
- Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm đƣợc xây dựng theo khuyến cáo về mức năng lƣợng và axit amin cho lợn nuôi thịt trong điều kiện Việt Nam (Ninh Thị Len và cs., 2011) (Bảng 3.5).
Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn như sau: Vật chất khô (TCVN 4326: 2001); Protein thô (TCVN 4328 : 2007); mỡ thô (TCVN 4331 : 2001); axit amin (AOAC 994.12); Canxi (TCVN 1526 -1 : 2007); Phốt pho TCVN 1525 : 2001). Phân tích tại Phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi của Viện Chăn nuôi.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong thời gian 60 ngày, chia làm 2 giai đoạn,
trong đó giai đoạn 1 (30 ngày đầu) lợn ở các lô đƣợc ăn thức ăn thí nghiệm; giai đoạn 2 (30 ngày cuối), toàn bộ đàn lợn thí nghiệm (3 lô) đƣợc ăn thức ăn không bổ sung chất beta-agonist, để theo dõi động thái đào thải và mức tồn dƣ đối với RAC và SAL.
Lợn thí nghiệm đƣợc nuôi trong hệ thống chuồng hở, có máng ăn và núm uống tự động, lợn có thể ăn uống tự do.
Ngày đầu tiên của giai đoạn 2 (ngày 0) và các ngày tiếp theo (1, 3, 5, 7 và 10), mỗi lô, ba mẫu nước tiểu của 3 cá thể lợn đại diện được lấy để phân tích (tại mỗi thời điểm, mỗi lô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 lợn để lấy mẫu nước tiểu). Mỗi mẫu chia làm 02 ống, trong đó 01 ống để phân tích và 01 ống để lưu. Mẫu nước tiểu được phân tích đồng thời bằng hai phương pháp, phân tích nhanh (bằng kit thử nhanh) và phân tích định lƣợng lại tất cả các mẫu bằng phân tích khẳng định..
Tại thời điểm khi không phát hiện thấy sự hiện diện của RAC và SAL trong nước tiểu, lợn được mổ khảo sát, lấy mẫu thịt, mỡ, gan và thận để phân tích xác định lượng tồn dư. Trong trường hợp, một trong số mẫu mô cơ, mỡ và phủ tạng vẫn còn tồn dƣ, thì lợn ở lô đó tiếp tục đƣợc nuôi thêm 3 ngày, sau đó đƣợc giết mổ để khảo sát mức tồn dƣ của RAC và SAL trong các mô nhƣ trên.
Tại thời điểm mổ khảo sát đầu tiên để lấy mẫu các mô (nạc, mỡ, gan, thận), mỗi lô 3 lợn đƣợc khảo sát các chỉ tiêu năng suất thân thịt nhƣ: tỷ lệ móc hàm; tỷ lệ thịt xẻ; độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn (vị trí xương sườn 13-14);
màu sắc thịt nạc mông và nạc thăn.
Màu của thịt nạc được đánh giá bằng phương pháp so màu theo tiêu chuẩn của Hiệp hội sản xuất thịt lợn quốc gia của Hoa Kỳ (NPPC, 2000). Theo đó, màu của thịt được đánh giá bằng mắt thường và cho điểm màu tương ứng với bảng màu chuẩn (NPPC, 2000) đƣợc đánh số từ 1 đến 6 (giá trị càng cao màu đậm càng lớn).
Việc định tính nhanh sự có mặt của RAC và SAL trong mẫu nước tiểu đƣợc thực hiện bằng 2 loại kít thử nhanh của hãng Taiwan Advance Bio- pharmaceutical, theo đú lấy ba (03) giọt nước tiểu lợn (khoảng 120 àl) nhỏ vào vị trí đã quy định của kit, sau 05 phút, đọc kết quả theo hướng dẫn. Biểu thị âm và dương tính của mẫu được hiển thị bằng xuất hiện màu tại 02 vạch (vị trí C và T) của kit. Giới hạn phát hiện của kit đối với RAC là 2 ppb và SAL là 5 ppb.
Hàm lượng RAC và SAL trong các mẫu nước tiểu và mẫu mô động vật được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LC-MS/MS) tại phòng thử nghiệm của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert, đơn vị đƣợc Cục Chăn nuôi chỉ định phân tích các chất beta-agonist trong thức ăn chăn nuôi phục vụ công tác quản lý nhà nước. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp là 0,2 ppb, giới hạn định lượng (LOQ) là 0,6 ppb.