Tốc độ đào thải RAC và SAL trong cơ thể theo nước tiểu và tồn dư của chúng trong một số mô ở lợn giai đoạn vỗ béo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 102 - 105)

4.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỒN DƢ VÀ THỜI GIAN ĐÀO THẢI CỦA CÁC CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST TRONG CHĂN

4.3.3. Tốc độ đào thải RAC và SAL trong cơ thể theo nước tiểu và tồn dư của chúng trong một số mô ở lợn giai đoạn vỗ béo

Độc tính và sự tồn dƣ của các chất thuộc nhóm beta-agonist trong các mô và tổ chức của vật nuôi là một trở ngại cơ bản đối với việc sử dụng những chất này làm thức ăn bổ sung trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, khác với các chất khác thuộc nhóm beta-agonist, RAC đƣợc chứng minh là không để lại tồn dƣ hoặc nếu có thì rất thấp vì RAC có thời gian bán hủy nhanh. Bởi vậy, mặc dù 160 nước trên thế giới cấm sử dụng RAC, nhưng vẫn có 25 nước vẫn cho phép sử dụng vì lý do này. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm khảo sát sự đào thải qua nước tiểu và tồn dư RAC và SAL trong một số mô ở lợn giai đoạn vỗ béo. Các kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.19 và bảng 4.20.

Bảng 4.19. Hàm lượng RAC và SAL trong nước tiểu (ppb) ở lợn giai đoạn vỗ béo khi đƣợc ăn thức ăn có bổ sung 2 chất này trong thức ăn Chỉ tiêu Thời gian ngừng sử dụng beta –agonist (ngày)

D0 D1 D3 D5 D7 D10

Kết quả bằng kit thử nhanh (n=3)

RAC + + + (-)

SAL + + + + (-)

Kết quả phân tích định lƣợng (ppb) n =3

RAC 18,5 7,4 3,1 KPH

SAL 556,7 76,9 19,4 5,3 2,4 KPH

Ghi chú: + = dương tính; (-) = âm tính; D0; D1; D3; D5; D7; D10 = ngày đầu tiên, ngày thứ 1, 3, 5, 7 và 10 sau khi ngừng bổ sung RAC và SAL; KPH = không phát hiện.

Kết quả ở bảng 4.19 cho thấy, có sự phù hợp rất cao giữa kết quả kiểm tra định tính và định lượng RAC và SAL trong nước tiểu của lợn. Ở ngày đầu tiên (D0), và các thời điểm 1 và 3 ngày sau khi ngừng ăn thức ăn có RAC, các mẫu nước tiểu ở nhóm lợn được ăn thức ăn bổ sung RAC đều có biểu hiện dương tính (+). Sau 5 ngày (các ngày D5; D7 và D10) kể từ khi ngừng ăn thức ăn có RAC, các mẫu nước tiểu đã có biểu hiện âm tính. Tương ứng với động thái này, hàm lượng ractopmine (qua phân tích định lượng) trong nước tiểu của lợn ở các ngày D0, D1 và D3 tương ứng: 18,5; 7,4 và 3,1 ppb, với tốc độ giảm khoảng 29,5%/ngày. Tại các thời điểm tiếp theo (D5, D7, D10), không phát hiện thấy RAC trong nước tiểu.

Tốc độ đào thải SAL theo đường nước tiểu chậm hơn so với RAC. Nếu sau 5 ngày (D5) ngừng cho ăn thức ăn có bổ sung, đã không phát hiện thấy RAC trong nước tiểu thông qua phân tích định tính và định lượng, thì tại thời điểm D5, các mẫu nước tiểu ở nhóm lợn ăn thức ăn có SAL vẫn có biểu hiện dương tính.

Bảy ngày (D7) sau khi ngừng ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm, các mẫu nước tiểu ở nhóm lợn này đã có biểu hiện âm tính với SAL, nhưng hàm lượng trong nước tiểu vẫn ở mức 2,4 ppb. Sở dĩ có sự không nhất quán giữa kết quả phân tích định tính và định lượng đối với SAL trong mẫu nước tiểu ở thời điểm D7, là vì sự hạn chế trong giới hạn phát hiện của kit chẩn đoán hiện hành. Theo đó, biểu hiện dương tính chỉ được thể hiện khi hàm lượng SAL trong nước tiểu từ 5 ppb trở lên.

Từ những kết quả này có thể nhận định rằng, đối với SAL, kết quả kiểm tra mẫu nước tiểu âm tính là chưa đáng tin cậy xét về phương diện quản lý nhà nước. Đây là vấn đề cần phải được xem xét để đưa ra những giải pháp thích hợp khi đánh giá và kết luận về việc có hay không có sự hiện diện của SAL trong thức ăn chăn nuôi thông qua phân tích định tính.

Các số liệu ở bảng 4.19 cũng cho thấy, hàm lượng SAL trong nước tiểu của nhóm lợn đƣợc ăn thức ăn có bổ sung SAL có hàm lƣợng cao hơn nhiều (556,7 ppb ở D0; 76,9 ppb ở D1) so với nồng độ RAC trong nước tiểu được lấy cùng thời điểm của lợn ăn thức ăn có bổ sung RAC. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp, sau 10 ngày kể từ khi ngừng ăn thức ăn có bổ sung, hoàn toàn không phát hiện thấy SAL và RAC trong nước tiểu, kể cả kiểm tra nhanh bằng kít chẩn đoán hay định lượng bằng phương pháp phân tích sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ.

Những thông tin về biểu hiện dương tính hay hàm lượng trong nước tiểu như

trình bày ở bảng 4.19 không phản ánh đƣợc mức tồn dƣ thực của SAL và RAC trong một số mô của lợn vỗ béo khi đƣợc ăn thức ăn có bổ sung những chất này.

Ngay sau khi có biểu hiện âm tính trong nước tiểu phát hiện bằng kit chẩn đoán nhanh lợn đƣợc giết mổ để phân tích, xác định lƣợng tồn dƣ RAC và SAL trong mô nạc, mỡ, gan và thận, các kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.20. Mẫu nước tiểu âm tính bằng kít thử nhanh cũng được phân tích lại bằng phương pháp định lƣợng để khẳng định mẫu đó âm tính.

Bảng 4.20. Hàm lƣợng RAC và SAL trong một số mô ở lợn giai đoạn vỗ béo khi đƣợc ăn thức ăn có bổ sung 2 chất này trong thức ăn (ppb)

Chỉ tiêu Thời gian ngừng sử dụng beta –agonist (ngày) n=1

D6 D8 D11 D14

RAC

- Mô nạc KPH

- Mô mỡ KPH

- Gan 0,84 0,66 0,31 KPH

- Thận 0,71 0,53 0,32 KPH

SAL

- Mô nạc KPH

- Mô mỡ KPH

- Gan 7,06 3,15 2,61 KPH

- Thận 8,15 4,22 2,03 KPH

Ghi chú: D6; D8; D11; D14 = ngày thứ 6; 8; 11; 14 sau khi ngừng bổ sung RAC và SAL.

Kết quả ở bảng 4.20 cho thấy, không còn tồn dƣ RAC trong mô nạc và mô mỡ, nhƣng trong gan và thận, RAC vẫn còn tồn dƣ ở mức từ 0,84 ppb đến 0,71 ppb (ở D6) và 0,31 đến 0,32 ppb ở D11 sau khi ngừng cho ăn thức ăn có bổ sung RAC. Đến ngày thứ 14 kể từ khi ngừng ăn thức ăn có bổ sung, các mô nạc, mỡ, gan và thận ở lợn không còn tồn dư RAC. Diễn biến về xu hướng tồn dư SAL cũng tương tự như RAC, nhưng lượng tồn dư của SAL cao hơn từ 6 đến 9 lần so với RAC. Tuy nhiên, khi so sánh với MRL của RAC theo thông tƣ 24/2013/TT- BYT, thì mức tồn dƣ nhƣ vậy là chấp nhận đƣợc. Theo thông tƣ 24/2013/TT- BYT, MRL của RAC trong thịt, gan và thận của lợn đƣợc quy định là 10; 40 và 90 ppb. Nhƣ vậy, mức tồn dƣ RAC trong thịt, mỡ, gan và thận nhƣ bảng 4.20 thấp hơn rất nhiều. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, với liều bổ sung 10 ppm vào thức ăn cho lợn, nuôi trong 30 ngày ở giai đoạn vỗ béo và ngừng cho ăn từ 5 đến 6 ngày

thì không còn tồn dƣ RAC trong thịt và mỡ ở lợn, trong gan và thận mức tồn dƣ RAC ở ngƣỡng an toàn. Ngừng cho lợn ăn thức ăn có bổ sung 14 ngày, thì hoàn toàn không còn tồn dƣ RAC trong các mô ăn đƣợc ở lợn.

Sự tồn dƣ của RAC trong thịt cũng đƣợc phát hiện trong 1 nghiên cứu trên bò và cừu thịt của Smith and Shelver (2002). Tác giả cho rằng sau khi ngừng ăn thức ăn có RAC ít nhất 5 đến 7 ngày thì mới không phát hiện có tồn dƣ RAC trong nước tiểu. Trong một nghiên cứu khác của Qiang et al. (2007) đo dư lượng RAC trong các mô của lợn sau khi ăn thức ăn có 20 ppm RAC trong 28 ngày đã báo cáo rằng sau 24 giờ dừng ăn RAC, dƣ lƣợng RAC trong mô cơ và mô mỡ không còn phát hiện nhƣng dƣ lƣợng trong môt số mô nhƣ thận và gan vẫn còn và trong mô thận cao hơn trong gan.

Hiện nay, cả Codex và Việt Nam đều không đƣa ra mức giới hạn tồn dƣ tối đa của SAL trong thịt lợn, điều này có nghĩa là chất này hoàn toàn bị cấm sử dụng.

Các số liệu ở bảng 4.20 về mức tồn dƣ SAL cho thấy, mặc dù dƣ lƣợng tồn dƣ ở mô gan và thận cao hơn khá nhiều so với RAC, nhƣng sau 14 ngày ngừng cho ăn thức ăn có bổ sung SAL hay RAC, thì không thấy có dƣ lƣợng trong các mô này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)