Tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo đánh giá năng lực thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 68 - 81)

Phương pháp phân tích phù hợp được Hội đồng đề xuất chuyển giao tới 12 phòng thử nghiệm. Sau một thời gian chuyển giao phương pháp là 03 tháng, các phòng thử nghiệm được nhận mẫu của ban tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo gửi đến để thực hiện thử nghiệm.

4.1.2.1. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo đối với các chất beta- agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi

Tổng số phòng thử nghiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích các chất cấm nhóm beta –agonist (CLEN, SAL, RAC) trong TACN là 18 phòng thử nghiệm (03 phòng chƣa đƣợc chỉ định), trong đó có 10 phòng thực hiện bằng cả 2 phương pháp (PPĐX và PPPTN), 8 phòng chỉ thực hiện bằng PPPTN.

Ngoài ra còn có 01 phòng thử nghiệm tham gia bằng phương pháp phòng thử nghiệm đối với một chỉ tiêu SAL, vì vậy kết quả xử lý thống kê tại bảng 4.5 có 19 phòng thử nghiệm trả lời kết quả phân tích SAL. Lý do chỉ có 10 phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX vì trong số 12 phòng thử nghiệm được chuyển giao phương pháp chỉ có 10 phòng đáp ứng đầy đủ các điều kiện thiết bị theo yêu cầu của phương pháp tại thời điểm tổ chức chương trình. Tổng hợp kết quả của các phòng thử nghiệm tham gia chương trình được trình bày trong bảng 4.5.

So sánh kết quả phân tích đạt được giữa 2 phương pháp phân tích (PPPTN và PPĐX) trên nền mẫu TACN tại bảng 4.5 nhƣ sau:

Đối với mẫu âm tính (-), kết quả thử nghiệm cho thấy 100% phòng thử nghiệm tham gia có kết quả đạt yêu cầu, mẫu âm tính đều có kết quả là âm tính về chỉ tiêu SAL và CLEN. Tuy nhiên, có 01 phòng thử nghiệm trả lời kết quả dương tính với mẫu TACN khi sử dụng phương pháp của phòng thử nghiệm đối với chỉ tiêu RAC. Kết quả trả lời dương tính về chỉ tiêu RAC đối với mẫu TACN âm tính bằng PPPTN là không phù hợp với yêu cầu của chương trình thử nghiệm thành thạo.

Nguyên nhân là do phòng thử nghiệm này đã kiểm soát ô nhiễm chéo không tốt, hoặc do quá trình thao tác không phù hợp đã dẫn đến kết quả không chính xác.

Đối với các mẫu dương tính (10 ppb và 20 ppb trong TACN), kết quả phân tích cho thấy 100% các phòng thử nghiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo này đều có kết quả dương tính với từng chất CLEN, SAL, RAC. Kết quả này là phù hợp với thiết kế của chương trình thử nghiệm thành thạo, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong phân tích chất cấm tại Thông tư số 01/2016/TT-BNNPTNT (Thông tƣ 01/2016/TT-BNNPTNT, 2016), theo đó kết quả phân tích định lƣợng lớn hơn hoặc bằng 10 ppb đối với mẫu thức ăn được coi là dương tính. Kết quả định lƣợng về hàm lƣợng từng chất phân tích (CLEN, SAL, RAC) của các phòng thử nghiệm theo 2 phương pháp có sự khác nhau, dẫn tới tỷ lệ các phòng thử nghiệm có kết quả thử nghiệm thành thạo đạt yêu cầu (|Z-score|≤2) cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả thống kê về giá trị phân tích định lƣợng từng chất CLEN, SAL, RAC cho

thấy tỷ lệ số phòng thử nghiệm tham gia theo PPĐX có kết quả đạt yêu cầu cao hơn tỷ lệ phòng thử nghiệm tham gia theo PPPTN.

Tính chung cho cả 3 chất beta-agonist thì tỷ lệ số phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX có kết quả đạt cao hơn so với tỷ lệ số phòng tham gia bằng PPPTN (100% so với 98,2% ở mẫu âm tính; 83,3% so với 74,6% ở mẫu 10 ppb;

83,3% so với 74,5% ở mẫu 20ppb).

Bảng 4.5. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích chất cấm beta -agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi

Chất phân tích

Chỉ tiêu

Phương pháp đề xuất

Phương pháp phòng thử nghiệm Mẫu

-

Mẫu + (10 ppb)

Mẫu + (20 ppb)

Mẫu -

Mẫu + (10 ppb)

Mẫu + (20 ppb)

CLEN

Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 18 18 18

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 1 0 0 1 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 1 0 0 4 5 Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 1 0 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 10 9 9 18 13 12

Tỷ lệ đạt (%) 100 90 90 100 72,2 66,0

SAL

Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 19 19 19

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 0 0 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 2 0 1 1 Số có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 3 2 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 10 7 8 19 15 16

Tỷ lệ đạt (%) 100 70 80 100 78,9 84,1

RAC

Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 18 18 18

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 1 2 1

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 1 0 0 1

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 1 0 2 3

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 10 9 8 17 14 13

Tỷ lệ đạt (%) 100 90 80 94,5 77,8 72,2

Tính chung của cả 3 chất

Số lƣợt PTN tham gia (phòng) 30 30 30 55 55 55

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 1 1 2 2

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 4 3 0 5 7

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 1 0 6 5

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 30 25 25 54 42 41

Tỷ lệ đạt (%) 100 83,3 83,3 98,2 76,4 74,5

Kết quả đánh giá hàm lƣợng định lƣợng trung bình và giá trị Z-score trung bình của mỗi chất beta-agonist trong nền mẫu TACN thêm chuẩn bằng 2 phương pháp PPĐX và PPTN đƣợc trình bày ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hàm lƣợng phân tích định lƣợng các chất beta-agonist trong nền mẫu thức ăn chăn nuôi thêm chuẩn (ppb)

Tên mẫu

Chất

phân tich Chỉ tiêu

Phương pháp đề xuất

Phương pháp

phòng thử nghiệm P value

KQĐL SE KQĐL SE

Mẫu 02 (10ppb)

CLEN X (ppb) 10,76 0,692 10,56 0,516 0,822

|Z-score| 0,737 0,69 1,925 0,514 0,179 SAL X (ppb) 10,6 0,792 10,91 0,591 0,756

|Z-score| 0,813 0,244 1,004 0,182 0,358 RAC X (ppb) 10,98 0,457 10,47 0,340 0,379

|Z-score| 0,883 0,433 1,399 0,323 0,349

Mẫu 03 (20ppb)

CLEN X (ppb) 21,27 1,456 20,19 1,086 0,558

|Z-score| 0,774 0,757 2,332 0,564 0,111 SAL X (ppb) 20,73 1,314 20,74 0,980 0,993

|Z-score| 0,838 0,210 0,784 0,157 0,840 RAC X (ppb) 20,93 0,765 20,98 0,570 0,961

|Z-score| 1,318 0,550 1,548 0,410 0,740

*KQĐL: Kết quả định lƣợng (sau khi đã loại bỏ các kết quả có kết quả lạc)

Kết quả bảng 4.6 cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về kết quả phân tích hàm lƣợng định lƣợng trung bình các chất CLEN, SAL, RAC trong nền mẫu TACN thêm chuẩn và giá trị Z-score trung bình. Ở cả 2 phương pháp kết quả định lƣợng của mỗi chất rất gần với nồng độ thêm chuẩn vào mẫu TACN ban đầu là 10 và 20 ppb. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối cho thấy giá trị Z-score trung bình của các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX đã có xu hướng thấp hơn so với giá trị này của PPPTN. Kết quả này chứng minh việc áp dụng PPĐX cho kết quả chính xác và đồng đều giữa các phòng thử nghiệm hơn so với PPPTN.

Biểu đồ biểu thị giá trị Z-score của các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX và phương pháp phòng thử nghiệm đối với mẫu TACN thêm chuẩn ở các nồng độ 10 ppb và 20 ppb đƣợc trình bày tại hình 4.1 đến hình 4.6.

Hình 4.1. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu CLEN mẫu thức ăn chăn nuôi 10ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.2. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu CLEN mẫu thức ăn chăn nuôi 20ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.3. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu SAL mẫu thức ăn chăn nuôi 10 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN Z-score

Z-score Z-score

Z-score Z-score

Z-score Z-score Z-score

Z-score Z-score Z-score

Z-score

Hình 4.4. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu SAL mẫu thức ăn chăn nuôi 20 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.5. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu RAC mẫu thức ăn chăn nuôi 10 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.6. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu RAC mẫu thức ăn chăn nuôi 20 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Mã PTN Mã PTN Z-score

Z-score Z-score Z-score

Z-score Z-score Z-score

Z-score Z-score

Z-score Z-score Z-score

Mã PTN Mã PTN

Mã PTN Mã PTN Mã PTN Mã PTN Mã PTN

Mã PTN

Mã PTN Mã PTN

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về giá trị định lƣợng hàm lƣợng beta- agonist trong mẫu TACN giữa 2 phương pháp có thể do có sự khác nhau về thiết bị, xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu hoặc đường chuẩn từ dung dịch chuẩn, có hoặc không sử dụng nội chuẩn, quy trình tách chiết và làm sạch mẫu. Cụ thể:

Về thiết bị phân tích, qua khảo sát cho thấy 100% phòng thử nghiệm áp dụng PPĐX đã sử dụng thiết bị LC-MS/MS, còn các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPPTN có thể sử dụng thiết bị LC-MS/MS hoặc HPLC-DAD hoặc GC/MS.

Về lƣợng mẫu thử nghiệm cần thiết lấy để tách chiết cũng có sự khác nhau giữa 2 phương pháp. PPĐX đưa ra là cân chính xác 2 g, trong khi PPPTN là 1 g hoặc 2 g hoặc một số phòng thử nghiệm không đƣa thông tin về lƣợng mẫu cân.

Về sử dụng nội chuẩn, có 100% phòng thử nghiệm áp dụng PPĐX đã sử dụng nội chuẩn SAL-D3, CLEN-D9, RAC-D3 để kiểm soát phép thử trong khi các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPPTN thì có một số phòng thử nghiệm không sử dụng nội chuẩn hoặc sử dụng nội chuẩn khác (RAC- D9) thay cho RAC- D3 nội chuẩn dùng trong PPĐX.

Cách xây dựng đường chuẩn, ở PPĐX xây dựng đường chuẩn bằng sáu điểm tương ứng với việc sử dụng dung dịch chuẩn được pha trên nền dung môi ở sáu nồng độ 2,5; 5,0; 10,0;15,0; 20,0 và 25,0 g/l. PPPTN sử dụng các dung dịchchuẩn pha trên nền dung môi hoặc 4-5 dung dịch chuẩn trên nền dung dịch chiết mẫu hoặc xây dựng đường chuẩn bằng phương pháp thêm chuẩn vào mẫu trắng.

Dung môi dùng để tách chiết cũng có sự khác nhau giữa phương pháp đề xuất và phương pháp phòng thử nghiệm. Trong khi ở PPĐX sử dụng 01 loại dung dịch đệm chiết mẫu là KH2PO4, 0,1M thì các PPPTN lại sử dụng nhiều loại dung dịch đệm khác nhau: KH2PO4, 50 mM, pH =7; K2HPO4, 0,1M, pH = 6;

CH3COONa, pH=5,2; KH2PO4, 0,1M, pH=6; Acetonitrile; CH3COONa

Phương pháp làm sạch, ở PPĐX làm sạch mẫu bằng cột chiết pha rắn MCX, trong khi PPPTN làm sạch mẫu hoặc bằng chiết lỏng – lỏng, hoặc bằng một vài loại cột chiết pha rắn khác nhau nhƣ HLB, SCX.

4.1.2.2. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo đối với các chất beta- agonist trong mẫu nước tiểu vật nuôi

Đối với chương trình thử nghiệm thành thạo trên nền mẫu nước tiểu lợn, tổng số phòng thử nghiệm tham gia là 17 PTN, trong đó có 09 phòng thử nghiệm tham gia bằng 2 phương pháp PPPTN và PPĐX, 08 phòng thử nghiệm chỉ tham gia bằng PPPTN. Tổng hợp kết quả của chương trình được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích chất cấm beta -agonist trong mẫu nước tiểu lợn thịt

STT Chỉ tiêu

Phương pháp đề xuất Phương pháp phòng thử nghiệm

Mẫu -

Mẫu + (2 ppb)

Mẫu + (5 ppb)

Mẫu -

Mẫu + (2 ppb)

Mẫu + (5 ppb)

CLEN

Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 1 0 0 0 1

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 0 0 0 0

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 0 0 1 3

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 7 9 17 16 13

Tỷ lệ đạt (%) 100 77,8 100 100 94,1 76,5

SAL

Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 1 1

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 0 0 0 3

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 1 3

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 9 9 17 15 10

Tỷ lệ đạt (%) 100 100 100 100 88,2 58,8

RAC

Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 0 0

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 0 0 0 0

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 0 2

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 6 9 17 17 15

Tỷ lệ đạt (%) 100 66,7 100 100 100 88,2

Tính chung của cả 3 chất

Số lƣợt PTN tham gia (phòng) 27 27 27 51 51 51

Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 1 0 0 1 2

Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 0 0 0 3

Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 0 0 2 8

Số PTN có kết quả đạt (phòng) 27 22 27 51 48 38

Tỷ lệ đạt (%) 100 81,5 100 100 94,1 74,5

So sánh kết quả phân tích đạt được giữa 2 phương pháp phân tích (PPPTN và PPĐX) trên nền mẫu nước tiểu tại bảng 4.7 như sau:

Đối với mẫu âm tính (-), kết quả phân tích cho thấy 100% phòng thử nghiệm tham gia có kết quả đạt yêu cầu, mẫu âm tính đều có kết quả là âm tính về chỉ tiêu SAL và CLEN.

Đối với các mẫu dương tính (2 ppb và 5 ppb trong nước tiểu lợn), có 100% các phòng thử nghiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo này đều có kết quả dương tính với từng chất CLEN, SAL, RAC. Kết quả này là phù hợp với thiết kế của chương trình thử nghiệm thành thạo, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong phân tích chất cấm tại Thông tư số 01/2016/TT-BNNPTNT (Thông tƣ 01/2016/TT-BNNPTNT, 2016), theo đó kết quả phân tích định lƣợng lớn hơn hoặc bằng 5 ppb đối với mẫu nước tiểu được coi là dương tính.

Kết quả định lƣợng về hàm lƣợng từng chất phân tích (CLEN, SAL, RAC) của các phòng thử nghiệm theo 2 phương pháp có sự khác nhau, dẫn tới tỷ lệ các phòng thử nghiệm có kết quả thử nghiệm thành thạo đạt yêu cầu (|Z-score|≤2) cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả thống kê về giá trị phân tích định lƣợng từng chất CLEN, SAL, RAC cho thấy tỷ lệ số phòng thử nghiệm tham gia theo PPĐX có kết quả đạt yêu cầu cao hơn phòng thử nghiệm tham gia theo PPPTN. Tính chung cho cả 3 chất trong nhóm beta-agonist thì tỷ lệ số phòng có kết quả đạt theo PPĐX cũng có xu hướng cao hơn so với PPPTN.

Bảng 4.8. Hàm lƣợng phân tích định lƣợng các chất beta-agonist trong mẫu nước tiểu lợn thịt

Tên mẫu

Chất phân tích

Chỉ tiêu

Phương pháp đề xuất

Phương pháp

phòng thử nghiệm P value

KQĐL SE KQĐL SE

Mẫu 02 (2 ppb)

CLEN X (ppb) 5,011 0,197 4,872 0,143 0,572

|Z-score| 0,712 0,327 1,133 0,238 0,358 SAL X (ppb) 5,094 2,692 7,338 1,959 0,557

|Z-score| 0,693 0,473 1,696 0,344 0,100 RAC X (ppb) 5,001 0,222 4,776 0,162 0,420

|Z-score| 0,759 0,237 0,912 0,173 0,605

Mẫu 03 (5 ppb)

CLEN X (ppb) 1,960 0,090 2,171 0,065 0,070

|Z-score| 0,649 0,224 0,781 0,163 0,630 SAL X (ppb) 2,167 0,903 3,050 0,657 0,437

|Z-score| 0,781 0,352 1,084 0,256 0,493 RAC X (ppb) 1,951 0,103 2,190 0,075 0,072

|Z-score| 1,242 0,299 0,882 0,218 0,339

*KQĐL: Kết quả định lƣợng (sau khi đã loại bỏ các kết quả bị lạc)

Kết quả đánh giá hàm lƣợng phân tích đƣợc và giá trị Z-score của mỗi chất beta-agonist trong mẫu nước tiểu lợn thịt bằng 2 phương pháp PPĐX và PPTN cho kết quả tương tự như kết quả trên nền mẫu TACN. Một số phòng thử nghiệm mặc dù đã tham gia chương trình nhưng không sử dụng được kết quả để xử lý thống kê vì kết quả quá sai khác.

Đối với mẫu nước tiểu cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về kết quả phân tích định lƣợng trung bình các chất CLEN, SAL, RAC và giá trị Z-score trung bình (bảng 4.8). Ở cả 2 phương pháp kết quả định lượng của mỗi chất rất gần với nồng độ thiết kế ban đầu là 10 và 20 ppb. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối cho thấy giá trị Z-score trung bình của các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX đã có xu hướng thấp hơn so với giá trị này của PPPTN, chứng tỏ việc áp dụng PPĐX có thể cho kết quả chính xác và có sự đồng đều giữa các phòng thử nghiệm.

Biểu thị giá trị Z-score của các phòng thử nghiệm tham gia bằng PPĐX và phương pháp phòng thử nghiệm đối với mẫu nước tiểu có các chất CLEN, SAL, RAC ở các nồng độ khác nhau đƣợc thể hiện từ hình 4.7 đến hình 4.12.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về giá trị định lƣợng hàm lƣợng các chất beta-agonist trong nước tiểu giữa 2 phương pháp là do một số lý do sau:

Thiết bị phân tích: trong khi có 100% phòng thử nghiệm áp dụng PPĐX sử dụng thiết bị LC-MS/MS, thì phòng thử nghiệm tham gia bằng PPPTN có thể sử dụng thiết bị LC-MS/MS hoặc HPLC-DAD hoặc GC/MS.

Lượng mẫu thử nghiệm: trong khi PPĐX sử dụng 2 ml nước tiểu, thì PPTN của các phòng thử nghiệm lại sử dụng các lƣợng mẫu rất khác nhau (0,5 ml, 1-2 ml, 2 ml, 4 ml).

Sử dụng nội chuẩn: có 100% phòng thử nghiệm áp dụng PPĐX đã sử dụng nội chuẩn SAL-D3, CLEN-D9, RAC-D3 để kiểm soát phép thử, trong khi các phòng thử nghiệm chỉ tham gia bằng PPPTN thì có một số phòng thử nghiệm không sử dụng nội chuẩn hoặc sử dụng nội chuẩn khác (RAC- D9 thay vì RAC- D3 nhƣ trong PPĐX)

Cách xây dựng đường chuẩn: ở PPĐX xây dựng đường chuẩn bằng mẫu thêm chuẩn ở 6 nồng độ (0; 1,5; 2; 4; 6; 8 g/L), thì ở PPPTN sử dụng các dung dịch chuẩn pha trên nền dung môi hoặc 4-5 dung dịch chuẩn trên nền dung dịch chiết mẫu hoặc xây dựng đường chuẩn bằng phương pháp thêm chuẩn vào mẫu trắng.

Hình 4.7. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu CLEN mẫu nước tiểu2 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái) và Phương pháp

phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.8. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu CLEN mẫu nước tiểu 5 ppb - Phương pháp đề xuất (bên trái) và Phương pháp

phòng thử nghiệm (bên phải)

Hình 4.9. Giá trị z-score của các phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu SAL mẫu nước tiểu 2 ppb - Phương pháp hội đồng đề xuất (bên trái)

và Phương pháp phòng thử nghiệm (bên phải)

Z-score

Z-score

Z-score

Z-score

Z-score

Z-score

Z-score

Z-score Z-Z-score score

Z-score

Z-score

PTN PTN

PTN PTN

PTN PTN PTN PTN

PTN PTN PTN PTN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)