4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT CẤM VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST TRONG CHĂN
4.2.3. Đánh giá thực trạng về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn tại một
Kết quả phân tích mẫu thức ăn và mẫu nước tiểu lợn được lấy trực tiếp tại 04 tỉnh đại diện (Đồng Nai, Bình Dương đại diện cho khu vực phía nam, Hưng Yên, Hải Dương đại diện cho khu vực phía bắc) được trình bày ở bảng 4.16. Thời điểm điều tra và lấy mẫu phân tích đƣợc diễn ra từ cuối tháng 9 đến tháng 11/2016. Đây là thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc sau gần một năm phát động phong trào người chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và thực hiện chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương về kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Theo nhận định của các chuyên gia về ATTP, các cơ quan quản lý và truyền thông đối với công tác kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi thì năm 2016 có thể nói là năm thành công nhất của công tác này trong suốt giai đoạn 2011-2016. Kết quả này là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Bộ, ban ngành khác nhƣ Bộ Y tế, Bộ Công an, Hội chữ thập đỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể, quyết tâm ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Cụ thể:
- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các cấp bộ, ngành và địa phương;
- Bộ NN&PTNT ban hành Thông tƣ số 01/2016/TT-BNNPTNT ban hành năm 2016, trong đó cho phép sử dụng kit thử nhanh chất cấm beta-agonist trong nước tiểu chăn nuôi;
- Thanh tra Bộ NN&PTNT tổ chức các Đoàn thanh tra đột xuất, trong các đoàn thanh tra đều có sự kết hợp của lực lƣợng công an;
- Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu dƣợc SAL làm thuốc y tế. Ngăn chặn đƣợc tình trạng bán lậu nguyên liệu này làm TACN;
- Bộ Công an phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức các cuộc trinh sát và xử lý một số trường hợp bán nguyên liệu dược SAL sang làm TACN;
- Cục Chăn nuôi công nhận một số kít thử nhanh, hỗ trợ kít thử nhanh cho các địa phương kiểm tra nhanh, tập huấn cho các đơn vị có liên quan sử dụng kit thử, tập huấn lấy mẫu thức ăn, mẫu nước tiểu;
- Cục Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi tổ chức các phong trào người chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi;
- Quốc hội đƣa quy định xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào Bộ luật hình sự;
Bảng 4.16. Kết quả phân tích các chất cấm nhóm beta-agonist trong thức ăn và nước tiểu
Chỉ tiêu Đồng
Nai
Bình Dương
Hƣng Yên
Hải Dương
Số cơ sở KDTA lấy mẫu (cơ sở) 6 6 6 6
Số cơ sở chăn nuôi lấy mẫu (cơ sở) 10 10 10 10
Số mẫu thức ăn phân tích (mẫu) 20 20 20 20
Số mẫu thức ăn dương tính (mẫu) 0 0 0 0
Số mẫu nước tiểu phân tích (mẫu) 20 20 20 20
Số mẫu nước tiểu dương tính với SAL (mẫu) 0 02* 0 0 Số mẫu nước tiểu dương tính với RAC, CLEN (mẫu) 0 0 0 0
* các mẫu này có kết quả dạng vết = 0,23 ppb
Theo báo cáo điều tra của Chử Văn Tuất và cộng sự (2016) năm 2015 vẫn có tới 4,3% mẫu thịt lợn và 6,3% mẫu nước tiểu lợn lấy tại một số lò mổ ở khu vực phía Bắc năm 2015 bị dương tính với SAL. Tuy nhiên do những thành tích trong công tác chỉ đạo và quản lý nêu trên nên kết quả phân tích các mẫu thức ăn lấy từ các cơ sở kinh doanh TACN và mẫu nước tiểu lấy tại các trại chăn nuôi lợn trong 3 tháng cuối năm 2016 cho thấy 100% mẫu không nhiễm một trong các chất cấm này, mặc dù có 02 mẫu nước tiểu lấy tại Bình Dương có kết quả nhiễm SAL nhƣng ở nồng độ rất thấp (vết = 0,23 ppb thấp hơn mức quy định tại Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT) nên được coi là âm tính. Kết quả này cũng tương tự như các báo cáo của các tỉnh điều tra về số mẫu dương tính với SAL trong đợt kiểm tra cuối năm (trong Quý IV 2016).
Từ những kết quả điều tra nêu trên, một số khó khăn và kiến nghị của địa phương có thể được tóm tắt như sau:
- Nhận thức về quản lý ATTP đối với nông sản nói chung và các sản phẩm chăn nuôi chưa thực sự đầy đủ cả về tầm quan trọng và phương thức tiếp cận trong triển khai giám sát, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi để tránh các trường hợp vô tình vi phạm.
- Công tác kiểm soát ATTP vẫn còn mang nặng tính chất chiến dịch, làm điểm, chưa trở thành hoạt động thường xuyên của các cấp tại chính quyền địa phương. Đề nghị Trung ương quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương để từ đó chính quyền quan tâm thường xuyên hơn đến hoạt động của cơ
quan chuyên môn.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ nhƣng chƣa tiếp cận kịp thời đến cấp huyện. Năng lực cán bộ quản lý về ATTP cấp huyện còn yếu về chuyên môn, thiếu tính chuyên nghiệp. Còn có nhiều đơn vị tham gia quản lý ATTP từ trung ương đến địa phương nên khó thực hiện theo chỉ đạo. Đề nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ƣơng và tỉnh, giữa tỉnh và huyện. Cần xem lại sự phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
- Kinh phí tổ chức hoạt động kiểm tra giám sát của các địa phương không ổn định, phụ thuộc vào sự phê duyệt hàng năm, thậm chí một số địa phương có năm đƣợc cấp kính phí, có năm không đƣợc phê duyệt kinh phí. Đề nghị UBND tỉnh bố trí dòng ngân sách ổn định để Sở Nông nghiệp và PTNT đƣợc chủ động hơn trong tổ chức triển khai.
- Tình trạng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và giết mổ không tập trung nên rất khó để cơ quan quản lý đặc biệt là cấp huyện thực hiện kiểm tra xử lý triệt để và truy xuất được nguồn gốc của các sai phạm. Đề nghị tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động trong kiểm tra giám sát ngay trong quá trình chăn nuôi.
Nâng cao tinh thần tố giác các trường hợp cố tình vi phạm.
- Việc thực hiện quy định tại địa phương theo Thông tư 57/2014/TT- BNNPTNT cho phép nuôi lợn đến khi mẫu nước tiểu âm tính nhưng không biết đƣợc khoảng thời gian là bao lâu, nên cơ quan kiểm tra phải lấy mẫu, phân tích nhiều lần. Trong thời gian chờ nuôi đến âm tính, cơ sở có thể thay đổi lợn. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có hướng dẫn cụ thể hơn về quy định này.
- Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế cần thống nhất quản lý các chất nhóm beta- agonist vì hiện nay người chăn nuôi không được sử dụng các chất này nhưng thực phẩm nhập khẩu vẫn cho phép tồn dƣ. Điều này gây mất công bằng giữa sản phẩm chăn nuôi trong nước và nhập khẩu.
- Việc xử lý sai phạm đối với cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ vi phạm sử dụng chất beta –agonist là rất khó khăn, đặc biệt là xử lý tiêu hủy vì địa phương không có kinh phí tiêu hủy, không có nơi tiêu hủy (đốt, chôn).
- Chưa có quy định xử lý đối với việc phát hiện mẫu nước tiểu dương tính trên đàn lợn trong quá trình vận chuyển.
- Nhà nước có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các địa phương, cá nhân làm tốt công tác kiểm soát ATTP trong chăn nuôi để nhân rộng ra các địa phương và cá nhân khác cùng thực hiện.
- Bộ Y tế cần phải quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh doanh SAL làm dƣợc
liệu trong y tế tránh sử dụng sai mục đích làm thức ăn chăn nuôi.
- Nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 119/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt còn nhẹ, không đủ sức răn đe.
- Chưa có hướng dẫn về việc chuyển hồ sơ xử lý sang công an theo quy định tại Bộ luật hình sự.
- Hệ thống văn bản quy định quản lý kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Việt Nam là tương đồng với quy định của các nước trên Thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số bất cập làm cho công tác kiểm soát chồng chéo, tốn kém và kém hiệu quả cần xem xét cải tiến, hoàn thiện và thống nhất, cụ thể:
+ Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước quản lý: Cần thống nhất giao một đơn vị quản lý ngành chăn nuôi và thú y từ trung ương đến địa phương. Đây chính là hệ thống đơn vị quản lý kiểm soát chất cấm tại các cấp để có sự điều hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương và mới có đủ nguồn lực để tham gia.
+ Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp của cơ quan chuyên ngành với cơ quan chức năng nhƣ công an để tham gia các đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, hội và hiệp hội để tổ chức tuyên truyền, vận động. Chính quyền địa phương là cơ quan quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.
+ Chỉ định các phòng thử nghiệm có năng lực từ mọi thành phần kinh tế tham gia phân tích đánh giá sự tồn dƣ chất cấm. Tuy nhiên, cần có 01 phòng thử nghiệm của nhà nước là trọng tài để kết luận cuối cùng khi có tranh chấp kết quả.
+ Việc phát hiện sử dụng chất cấm trong nước tiểu vật nuôi là phương pháp hiệu quả nhất (vì có thể sử dụng kit thử nhanh). Tuy nhiên cần có hệ thống truy xuất được nguồn gốc của mẫu nước tiểu tiểu dương tính để xử lý.
+ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành tránh trường hợp Bộ Y tế cho phép MRL của RAC và CLEN trong khi Bộ Nông nghiệp và PTNT cấm sử dụng các chất này trong chăn nuôi và thú y.