- Đối với RAC. Mặc dù hiện nay Tiêu chuẩn Codex đã chấp nhận quy định mức tồn dƣ tối đa cho phép trong sản phẩm chăn nuôi nhƣng theo thông lệ quốc tế thì không bắt buộc các nước thành viên trong WTO phải áp dụng tiêu chuẩn Codex. Đó là lý do tại sao hiện nay chỉ có 25/160 nước trên thế giới cho phép sử dụng chất này. Các nước cho phép chủ yếu thuộc Châu Mỹ, Châu Úc và châu Phi. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều cấm sử dụng các chất beta-agonist nói chung và RAC nói riêng. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục cấm sử dụng là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, chăn nuôi lợn của Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, vì vậy chúng ta cần phải hướng đến xuất khẩu thịt lợn, nên đòi hỏi thịt sản xuất trong nước cũng phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các quy định của Việt Nam cũng phải tương đồng với quy định của các nước. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế vẫn quy định cho phép tồn dƣ RAC trong thịt, điều đó có nghĩa là thịt nhập khẩu thì được phép tồn dư, thịt sản xuất trong nước thì không được phép. Quy định này đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Vì vậy, một cuộc họp giữa Bộ NN và PTNT và Bộ Y tế đã thống nhất đề nghị Bộ Y tế sửa đổi Thông tƣ số 24/2013/TT-BYT, theo đó không quy định MRL đối với RAC trong sản phẩm chăn nuôi. Quy định này cũng sẽ là hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản phẩm chăn nuôi sản xuất nội địa.
- Đối với CLEN: Hiện nay Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành Thông tƣ số 10/2016/TT-BNNPTNT quy định cả 3 chất SAL, CLEN, RAC đều bị cấm sử dụng trong thuốc thú y, do đó Bộ Y tế cũng cần rút quy định MRL đối CLEN ra khỏi Thông tƣ số 24/2013/TT-BYT.
- Đối với Thông tƣ số 57/204/TT-BNNPTNT và Thông tƣ số 01/2016/TT- BNNPTNT đề nghị Bộ điều chỉnh bổ sung quy định thời gian ngừng cho ăn thức ăn chăn nuôi có chất cấm để thuận tiện cho các đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
Đồng thời kiến nghị sửa lại quy định kết luận mẫu dương tính dựa trên kết quả phát hiện có mặt của chất cấm bằng phân tích định lƣợng trên thiết bị LC-MS/MS khi cho kết quả phân tích lớn hơn giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp.
- Đối với các phòng thử nghiệm chỉ định đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh các quyết định chỉ định cho các đơn vị thử nghiệm dựa theo kết quả từ các chương trình thử nghiệm được tổ chức từ nghiên cứu này.
- Đối với các phương pháp thử: Cần xây dựng TCVN về phương pháp phân tích các chất beta-agonist để các phòng thử nghiệm thống nhất áp dụng.
- Đối với Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi đề nghị tăng mức tiền phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm beta-agonist trong cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, mua bán, nhập khẩu và sơ sở chăn nuôi.
Từ những tồn tại nêu trên, một số nội dung trong các văn bản quản lý liên quan đến kiểm soát sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi đƣợc đề xuất và tóm tắt tại bảng 4.21.
Bảng 4.21. Tóm tắt các nội dung đề nghị sửa đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất cấm trong chăn nuôi Văn bản quy
phạm pháp luật
Nội dung đang đƣợc quy định Nội dung đề nghị sửa đổi Thông tƣ số
24/2013/TT- BYT
Có quy định MRL của RAC, CLEN trong các mô thịt, mỡ, gan, thận… của vật nuôi
Rút quy định này để phù hợp với quy định cấm sử dụng RAC và CLEN trong chăn nuôi vì đã quy định cấm thì không có quy định MRL. Nội dung này đang đƣợc Bộ NN & PTNT, Bộ Y tế phối hợp thực hiện.
Thông tƣ số 01/2016/TT- BNNPTNT
1.Quy định phương pháp phân tích định lƣợng bằng sắc ký để khẳng định kết quả nhƣng chưa có phương pháp thống nhất
1. Xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp phân tích định lƣợng RAC, SAL, CLEN trong thức ăn và nước tiểu để quy định áp dụng bắt buộc trong Thông tƣ quản lý. Nội dung này đang đƣợc Bộ NN & PTNT thực hiện.
2. Quy định số mẫu (số lợn) cần lấy mẫu tại cơ sở chăn nuôi tương ứng với lợn có mặt tại trại, chƣa quy định đối với cơ sở giết mổ và trong khi vận chuyển
Đề xuất lấy số mẫu/tổng số lợn tương tự như số mẫu lấy tại cơ sở chăn nuôi
3. Quy định ngƣỡng kết luận mẫu dương tính khi kết quả phân tích định lƣợng mỗi chất CLEN, SAL, RAC trong TACN lớn hơn hoặc bằng: 10 ppb và trong nước tiểu lớn
Bãi bỏ quy định này, theo đó nếu kết quả phát hiện âm tính thì kết luận âm tính, nếu phát hiện dương tính thì kết luận dương tính
Bỏ các quy định kết luận mẫu dương tính với các nền mẫu như gan, thận, mỡ…để tương đồng với đề nghị rút MRL trong sản phẩm
Văn bản quy phạm pháp
luật
Nội dung đang đƣợc quy định Nội dung đề nghị sửa đổi hơn hoặc bằng: 3; 5; 2 ppb
tương ứng
chăn nuôi đối với cả 3 chất CLEN, SAL và RAC
Chủ vật nuôi phải nuôi lợn bằng thức ăn không có chất cấm đến khi không phát hiện có chất cấm (chƣa quy định nuôi trong thời gian bao lâu)
Quy định thời gian nuôi tối thiểu tương ứng với mỗi mức nồng độ chất cấm đƣợc phát hiện của từng chất theo quy trình đã đƣợc đề xuất từ đề tài này.
Nghị định số 119/2013/N Đ-CP lĩnh vực chăn nuôi
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là:
- Phạt 5-10 triệu với hành vi sử dụng chất cấm trong CN nông hộ
- Phạt 10-20 triệu với hành vi sử dụng chất cấm trong trại chăn nuôi
Tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính - Phạt 50-60 triệu đồng: Đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi mà không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (không phân biệt chăn nuôi nông hộ hay trang trại).
- Phạt 80-90 triệu đồng: Đối với hành vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi mà đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc cơ quan tố tụng có quyết định không khới tố hình sự (không phân biệt chăn nuôi nông hộ hay trang trại).
Các nội dung này đã đƣợc sửa đổi tại Nghị định số 64/2018/NĐ-CP
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh TACN là:
Phạt 70-100 triệu với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu TACN có chất cấm
- Phạt 60-90 triệu đồng: Đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu TACN mà tổng giá trị lô hàng vi phạm có giá trị dưới 100 triệu đồng.
- Phạt 90-100 triệu đồng: Đối với hành vi phạm sử dụng chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu TACN đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng cơ quan tố tụng có quyết định không khởi tố hình sự
Các nội dung này đã đƣợc sửa đổi tại Nghị định số 64/2018/NĐ-CP
Các hành vi khác đƣợc quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 và Bộ Luật hình sự sửa đổi một số điều năm 2017.