4.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỒN DƢ VÀ THỜI GIAN ĐÀO THẢI CỦA CÁC CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST TRONG CHĂN
4.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung RAC và SAL vào thức ăn đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn vỗ béo
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung RAC và SAL vào thức ăn đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn vỗ béo được trình bày ở bảng 4.17 và hình 4.16 .
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của việc bổ sung RAC và SAL vào thức ăn đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn vỗ béo
Chỉ tiêu
Lô thí nghiệm
SEM P
Lô 1 (ĐC)
Lô 2 (RAC)
Lô 3 (SAL)
Số lợn thí nghiệm (con) 15 15 15 - -
Tốc độ sinh trưởng
Khối lƣợng bắt đầu (kg) 61,47 62,74 63,65 0,780 0,153 Khối lƣợng kết thúc (kg) 84,70b 90,39a 90,40a 1,147 0,008 Tăng khối lƣợng (g/con/ng) 774,2b 921,6a 891,7a 41,59 0,039
Hiệu quả sử dụng thức ăn
Lƣợng ăn vào (g/con/ngày) 2439 2404 2419 9,667 0,111 Tiêu tốn TĂ/kg TT (kg) 3,16a 2,62b 2,73b 0,130 0,048
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có mũ chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Các số liệu ở bảng 4.17 cho thấy, có sự khác biệt khá rõ về tốc độ sinh trưởng ở nhóm lợn được ăn thức ăn có bổ sung RAC và SAL so với đối chứng.
Khối lƣợng lúc kết thúc thí nghiệm của lợn ở lô đối chứng thấp hơn so với nhóm lợn đƣợc ăn thức ăn có bổ sung RAC và SAL 6,3% (84,7 so với 90,4) (P < 0,05).
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lô đối chứng đạt 774,2 g/con/ngày, thấp hơn so với nhóm lợn đƣợc ăn thức ăn có bổ sung RAC 16% (774,2 kg so với 921,6 kg) (P < 0,05) và thấp hơn so với nhóm lợn đƣợc ăn thức ăn có bổ sung SAL 13,2% (774,2 kg so với 891,7 kg) ( P < 0,05). Không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ sinh trưởng của lợn giữa 02 lô được ăn thức ăn có bổ sung RAC và SAL (921,6 kg so với 891,7 kg) (P > 0,05).
Đáp ứng của vật nuôi đối với sự hiện diện của các chất beta-agonist trong thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ liều, thời gian sử dụng, loài vật nuôi.
Theo Anderson et al. (1991), những chất thuộc nhóm agonist- beta 2 nhƣ CLEN, Cimaterol có hiệu quả trên cừu và bò, nhƣng ít có hiệu quả trên lợn. Ngƣợc lại, những chất thuộc nhóm agonist- beta 1 nhƣ RAC ít có hiệu quả với loài nhai lại, nhƣng lại rất có hiệu quả đối với lợn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bổ sung
RAC (liều 5 ppm) và SAL (liều 10 ppm) vào thức ăn trong thời gian 30 ngày vỗ béo cuối cùng trước khi giết mổ đã thấy có những đáp ứng tích cực ở lợn về tốc độ sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Crome et al. (1996); See et al. (2004).
Hình 4.16. Ảnh hưởng của việc bổ sung RAC và SAL vào thức ăn đến sinh trưởng (hình bên trên) và hiệu quả sử dụng thức ăn
(hình bên dưới) của lợn giai đoạn vỗ béo
Theo một số báo cáo khoa học, tác dụng chính của việc cho lợn ăn RAC là làm phì đại tế bào cơ do đó tàm tăng lƣợng nạc. Điều này có thể là do sự tổng hợp protein tăng lên hoặc làm giảm sự thoái hóa protein hoặc do cả hai (Mersmann, 1998). Bergen et al. (1989) quan sát thấy sự tổng hợp protein trong cơ tăng lên từ 4,4 đến 6,1% ở lợn cho ăn 20 ppm RAC so với lợn ăn thức ăn không có RAC. Tương tự, Corassa et al.
(2009) cũng cho thấy khi lợn vỗ béo ăn thức ăn có RAC bổ sung hoặc bổ sung phytase đều làm tăng tỷ lệ thịt nạc và phẩm chất thịt của lợn. Sainz et al. (1993) cũng quan sát thấy hiệu ứng phì đại cơ của RAC là do kết quả của việc giảm tỷ lệ thoái hóa
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
ĐC RAC SAL
Khối lượng bắt đầu (kg) Khối lượng kết thúc (kg) Tăng khối lượng (g/con/ng)
Kg/con
Kg/con g/con/ngày g/con/ngày
g/con/ngày g/con/ngày
kg kg
protein cơ của lợn khi được ăn 20 ppm RAC trong ba tuần trước khi giết mổ. Hơn nữa, việc tái phân chia năng lượng khi ăn RAC có thể làm tăng lưu lượng máu đến cơ xương, hỗ trợ các chất chủ vận ad-adrenergic, vì vậy có thể dễ dàng tăng cường quá trình phì đại bằng cách tăng cung cấp chất nền và nguồn năng lƣợng cho sinh tổng hợp protein (Harry J Mersmann, 1998). Giảm nồng độ urê huyết tương cũng đã được báo cáo ở lợn cho ăn RAC. Theo See et al. (2004) thì sự suy giảm nồng độ urê huyết tương là kết quả của sự gia tăng tổng hợp protein cơ khi ăn RAC, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng nitơ. Việc giảm urê huyết tương xảy ra trong vòng 30 giờ sau khi cho ăn RAC và sau đó gây ra sự gia tăng đáng kể (21%) tốc độ lưu thông lượng nitơ urê huyết tương (Dunshea et al., 1993). Lợn ăn 5 ppm RAC cho thấy giảm 12% nồng độ urê huyết tương trong vòng 14 ngày sau khi cho ăn, nhưng không phải trong vòng 28 ngày, do đó chất chủ vận có thể hoạt động hiệu quả hơn trong quá t nh chuyển hóa protein trong 14 ngày đầu tiên bổ sung (Cantarelli et al., 2009).
Ở Việt Nam, mặc dù các chất thuộc nhóm beta-agonist không đƣợc phép sử dụng, nhưng do nhu cầu của công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, năm 2005, một nghiên cứu liên quan đến RAC đã đƣợc các nhà khoa học thuộc Viện Chăn nuôi thực hiện (Trần Quốc Việt và Ninh Thị Len, 2005). Thí nghiệm gồm 2 lô đƣợc ăn thức ăn có bổ sung Paylean 20 Premix (có chứa 5 ppm RAC) với thời gian nuôi vỗ béo khác nhau (01 lô nuôi trong 28 ngày và 01 lô nuôi trong 56 ngày). Kết quả cho thấy, đáp ứng về sinh trưởng của nhóm lợn được ăn thức ăn có RAC tương tự như ở nghiên cứu này, tốc độ sinh trưởng của lợn ở nhóm được ăn RAC cao hơn10 - 20% so với đối chứng.
Bổ sung RAC và SAL vào thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở giai đoạn vỗ béo sau 60 kg (Bảng 4.17). Lƣợng thức ăn ăn vào hàng ngày tính bình quân cả giai đoạn thí nghiệm dao động từ 2404 g (lô 2) đến 2439 g (lô 1), tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa thống kê (P = 0,111). Nhƣng do có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng, nên tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở các lô có sự khác biệt khá rõ. Mức tiêu tốn thức ăn cao nhất thấy ở lô đối chứng 3,16 kg, cao hơn so với lô 2: 20,6% và cao hơn lô 3: 15,8%, sự khác biệt này là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này cho thấy, lợn có đáp ứng rất rõ về hiệu quả chuyển hóa thức ăn đối với việc bổ sung RAC và SAL vào khẩu phần.
Lợn vỗ béo khi đƣợc cho ăn thức ăn có RAC cần có nhu cầu axít amin trong khẩu phần ăn tăng lên để tối ưu hóa hiệu suất tăng trưởng, đặc điểm thân thịt và sự tăng biểu mô (Webster et al., 2007). Marinho và cộng sự (2007) cũng báo
cáo hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn vỗ béo cải thiện rõ rệt khi đƣợc ăn RAC với khẩu phần chứa 0,67% lysine tiêu hóa. Tuy nhiên, khi ăn thức ăn có 0,87%
lysine tiêu hóa độ dày của mỡ đã giảm và tăng tỷ lệ thịt nạc của bò một cách rõ rệt.
Lợn nhận thức ăn có chứa protein thô thấp (12,5%) và lysine (0,49%) nhƣng bổ sung RAC trong 14 ngày, tiếp theo 21 ngày ăn thức ăn có hàm lƣợng protein thô cao hơn (20,33%) và lysine (0,99%) không bổ sung RAC đã phục hồi và tăng hiệu suất tăng trưởng tương tự như lợn ăn protein thông thường (Edmonds and Baker, 2010). Schinckel et al. (2001) cũng kết luận rằng nhu cầu lysine đƣợc dự đoán cho lợn tăng nhanh trong tuần đầu tiên cho ăn RAC và sau đó giảm; do đó, các nhà sản xuất thịt lợn xem xét việc cho ăn giai đoạn với hai hoặc ba khẩu phần ăn có chứa các mức lysine khác nhau. Theo Schinckel et al. (2003) khi nghiên cứu các biện pháp tăng đáp ứng với RAC đã kết luận khi bổ sung RAC vào thức ăn chỉ thấy tác dụng tốt khi mức lysine trong khẩu phần ăn tăng lên. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này đã sử dụng khẩu phần có mật độ lysine trong khẩu phần cao hơn so với các khuyến cáo về nhu cầu axít amin cho lợn giống ngoại của các tài liệu nhƣ NRC (2001) hay các khẩu phần trong các loại thức ăn thương mại đang sản xuất hiện nay.