Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 21 - 26)

1.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới

1.2.2 Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới

Trên thế giới

QHTD nhiều bạn tình là một trong các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs trong nhóm NTDĐG. Nhóm đối tượng này không chỉ quan hệ với nam giới mà còn quan hệ với nữ giới. Điều này khá phổ biến, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs ở trong nhóm này luôn ở mức cao. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2008 cho thấy, số bạn tình trung bình trong 12 tháng qua của nhóm NTDĐG là 46 và có tới 19% QHTD không an toàn qua âm đạo hoặc hậu môn [78].

QHTD bằng được miệng được sử dụng phổ biến trong QHTD giữa nam với nam. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng BCS trong hình thức này lại chỉ ở mức thấp (27,4%) so với qua đường hậu môn (54,7%) và qua đường âm đạo (42,6%) [95].

QHTD qua đường hậu môn là hình thức QHTD phổ biến nhất trong nhóm NTDĐG và là nguy cơ chủ yếu lây truyền HIV/STIs trong nhóm này. QHTD qua hình thức này thay đổi theo địa dư và văn hóa. Ví dụ, ở châu Mỹ La tinh, ước tính một nửa số ca nhiễm HIV trong khu vực do QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ giữa những người đàn ông với nhau [87].

Tại các nước Trung Phi, báo cáo tổng kết tại Bờ Biển Ngà (2012) cho thấy có 69,6% NTDĐG báo cáo có sử dụng BCS trong lần cuối quan hệ và 34% cho thấy có sử dụng BCS thường xuyên trong quan hệ [37].

Tại Việt Nam

Trong điều tra IBBS năm 2009, kết quả phân tích cho thấy có tới 43,7% số NTDĐG ở Hà Nội và 70,4% số NTDĐG ở Thành phố Hồ Chí Minh có từ hai bạn tình nam trở lên trong vòng 1 tháng trước điều tra. Tỷ lệ NTDĐG có QHTD với bạn tình thường xuyên (BTTX) trong 1 tháng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 50,5% và 80,7%. NTDĐG có tần số QHTD khá thường xuyên với 50%

trong số đó có QHTD hàng ngày hoặc hàng tuần và 42% có QHTD hàng tháng (1-

2 lần). Nhóm NTDĐG chủ yếu QHTD qua đường miệng và đường hậu môn. Cả hai cách QHTD này đều tiềm ẩn những nguy cơ lấy truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cũng trong điều tra IBBS 2009, có 49,5%

NTDĐG tại Hà Nội và 93,6% NTDĐG tại Thành phố Hồ Chí Minh có QHTD đường miệng với bạn tình trong 1 tháng qua. Ngoài ra, có 7,4% NTDĐG ở Hà Nội và 12,5% NTDĐG ở Thành phố Hồ Chí Minh có QHTD hậu môn với người nước ngoài bao gồm cả Việt kiều [7].

Ngoài QHTD với nam giới, NTDĐG cũng có QHTD với bạn tình nữ. Theo ước tính vào năm 2011, tại Việt Nam có khoảng 1/3 NTDĐG có QHTD với bạn tình nữ trong lần QHTD gần nhất và có 8% NTDĐG có QHTD với nữ trong vòng 6 tháng [56]. Trung bình số lượng bạn tình nữ của NTDĐG trong vòng 6 tháng lần lượt là 5,5 tại Hà Nội, 2,7 tại Cần Thơ, 1,9 tại Đà Nẵng, 1,7 tại Thành phố Hồ Chí Minh và 1,5 tại Nha Trang [7]. Với bạn tình nữ, có đến 27% NTDĐG có QHTD với bạn tình nữ hàng ngày hay hàng tuần và 43% NTDĐG có QHTD với bạn tình nữ hàng tháng.

Hành vi tình dục của NTDĐG còn đặc trưng bởi việc hạn chế trong sử dụng bao cao su (BCS) và chất bôi trơn khi QHTD. Kết quả một số nghiên cứu cho kết quả khoảng 43% NTDĐG không sử dụng BCS hoặc khoảng 50% NTDĐG chưa bao giờ sử dụng BCS trong QHTD [84]. Tỷ lệ sử dụng BCS với BTTX trong lần QHTD gần nhất với bạn tình nam giới đều trên 70% nhưng tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS trong vòng một tháng rất thấp với khoảng 30% [7]. Mức độ sử dụng chất bôi trơn tan trong nước được khuyến cáo dùng trong QHTD hậu môn cùng BCS cũng rất thấp và không được sử dụng thường xuyên ở NTDĐG [3].

NTDĐG cũng thường tham gia vào các hoạt động mại dâm, bao gồm cả mại dâm nam và mại dâm nữ để nhận tiền cũng như để thỏa mãn nhu cầu tình dục [3].

Báo cáo của châu Á chỉ ra tại Việt Nam có 26% NTDĐG (2009) và 14% NTDĐG (2010) có hoạt động mua dâm và chỉ có 5% NTDĐG có hoạt động bán dâm trong 6 tháng trước đó [56]. Bên cạnh đó, NTDĐG còn tham gia mại dâm nữ với lần lượt 5,6% và 3,5% NTDĐG tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có QHTD để nhận tiền. Ngoài ra, có 15,6% NTDĐG ở Hà Nội và 14,7% NTDĐG ở Thành phố Hồ Chí Minh có QHTD với phụ nữ mại dâm (PNMD) trong 12 tháng trước đó [7].

1.2.2.2 Hành vi sử dụng ma túy và dùng chung bơm kim tiêm Trên thế giới

Tình hình sử dụng chất gây nghiện ở nhóm NTDĐG là phổ biến do những vấn đề về tâm lý và xã hội mà họ phải gánh chịu. Tại Peru (2008), 36,0% NTDĐG sử dụng ma túy [54]. Tại Pakistan (2011), trong số hơn 300 NTDĐG được phỏng vấn thì một nửa sử dụng ma túy, 42% sử dụng cần sa và 8,0% sử dụng heroin [79]. Trên thế giới, nhóm NTDĐG có tỷ lệ TCMT dao động từ 4,1% - 8,0% [26], [79], [58].

Tại Việt Nam

Sử dụng ma túy đặc biệt là tiêm chích ma túy và QHTD đồng giới được xem là những nguy cơ chồng chéo ở NTDĐG khi làm tăng tình trạng QHTD không an toàn cũng như gia tăng khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục [3]. Việc dùng chung bơm kim tiêm cũng rất phổ biến với lần lượt 13,6%

và 61,7% NTDĐG tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã từng dùng chung BKT khi TCMT [7].

1.2.2.3 . Sử dụng rượu, bia và các chất gây nghiện khác Trên thế giới

Sử dụng rượu, bia là một trong những yếu tố thường được chú ý khi nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến QHTD không an toàn trong quần thể nói chung và trong quần thể NTDĐG nói riêng. Nhiều mô hình lý thuyết đã giải thích lý do tại sao sử dụng rượu, bia có thể liên quan đến việc không sử dụng BCS khi QHTD. Mô hình AMT (Alcohol Myopia Theory) của Steele và Josephs (1990) cho rằng QHTD không an toàn có nhiều khả năng xảy ra do ảnh hưởng của rượu, bia gây hại cho thần kinh dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức của người sử dụng. Mô hình AET (Alcohol Expectancy Theory) cho rằng say rượu khiến cá nhân thay đổi hành vi tình dục của họ dẫn đến hành vi QHTD không an toàn. Mô hình lý thuyết CET (Cognitive Escape Theory) của McKirnan và cộng sự (1996) cho rằng cá nhân tham gia sử dụng rượu và ma túy nhằm lẩn tránh những tư tưởng về nguy cơ nhiễm HIV của bản thân.

Nhìn chung, mối liên quan giữa sử dụng rượu, bia và hành vi tình dục có nguy cơ không thống nhất, thay đổi tùy theo phương pháp tiếp cận của từng nghiên cứu.

Mustanski (2008) sử dụng cách tiếp cận nhật ký hàng ngày để xem xét ảnh hưởng của yếu tố tuổi như là một yếu tố điều tiết mối liên quan giữa uống rượu và hành vi tình dục không an toàn trong nhóm NTDĐG từ 18 tuổi trở lên. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố tuổi ảnh hưởng rõ ràng đến mối quan hệ giữa uống rượu và hành vi tình dục không an toàn, chẳng hạn như rượu có tác động đáng kể đến hành vi tình dục không an toàn ở nhóm NTDĐG già hơn (37 tuổi trở lên) [69].

Hy vọng tăng cường tình dục (ví dụ: niềm tin cho rằng rượu, bia và ma túy sẽ giúp tăng cường những trải nghiệm tình dục) cũng là một cách giải thích lý do tại sao một số cá nhân thể hiện mối liên quan thuận giữa sử dụng rượu, bia và hành vi tình dục có nguy cơ.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sử dụng rượu bia dẫn tới tình trạng say xỉn cũng là một trong những nguyên nhân khiến NTDĐG không sử dụng BCS và chất bôi trơn khi QHTD. Theo thống kê, có 44,7% NTDĐG tại Hà Nội và 44,1% NTDĐG tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có QHTD khi say rượu và trong đó lần lượt 35,4% và 21,7% NTDĐG tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng BCS khi QHTD lần gần nhất trong lúc đang say rượu [7].

1.2.2.4 . Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới

Kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STIs

Nhóm NTDĐG vẫn còn có quan niệm sai lầm về nguy cơ cá nhân, đường lây nhiễm HIV và điều trị HIV. Nhiều NTDĐG tin tưởng rằng mình không có nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs. Một số NTDĐG khác có cảm nhận hoàn toàn sai về sự an toàn vì cho rằng nam QHTD đồng giới không làm lây nhiễm HIV. Ngoài ra, theo McNamara, những người bán dâm thường có nhận thức sai lầm về những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, như việc họ tin rằng họ có thể phân biệt được khách hàng nào bị nhiễm bệnh hay không thông qua việc quan sát bên ngoài thấy anh ta trông sạch sẽ hoặc trông bệnh tật, đó thực sự là một niềm tin rất ngây thơ và nguy hiểm. Hơn nữa, McNamara cũng đã tiến hành điều tra cơ chế thích nghi và tìm ra

một thực tế rằng một số người bán dâm sau khi biết mình nhiễm bệnh đã tỏ ra lãnh đạm, che giấu nó và vẫn tiếp tục hành nghề bán dâm.

Tại Việt Nam, nguyên nhân NTDĐG không nhận thức rõ được nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân có thể do các kênh truyền thông, thông tin về HIV/AIDS hiện nay nhấn mạnh quá nhiều đến nhóm NCMT và PNBD làm cho NTDĐG có nhận thức sai về nguy cơ liên quan đến các thực hành tình dục và bạn tình của họ.

Trong điều tra IBBS năm 2009 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng tránh HIV lần lượt là 45,7% và 18,2%; cho rằng mình có nguy cơ lây nhiễm chỉ có 53,8% và 30,1% [7]. NTDĐG biết HIV có thể lây truyền qua đường tình dục âm đạo và đường máu, nhưng họ không biết hoặc không tin rằng HIV có thể lây truyền qua QHTD đường miệng hoặc QHTD đường hậu môn. Họ cho rằng việc chọn lựa bạn tình một cách cẩn thận sẽ bảo vệ họ không bị lây nhiễm HIV hoặc nguy cơ được giảm thiểu tối đa, QHTD với “bóng kín” thì sẽ an toàn hơn với “bóng lộ”.. Ngoài ra, kiến thức về STIs ở nhóm NTDĐG rất hạn chế. Hầu hết, NTDĐG có quan tâm đến HIV nhiều hơn so với STIs.

Yếu tố gia đình

Trong nhóm NTDĐG trẻ, những hậu quả về sức khỏe tâm thần của sự kỳ thị có thể dẫn đến tâm trạng căng thẳng, đau buồn hay ý định tự tử [30], sử dụng ma túy và hành vi tình dục không an toàn [43]. Những kết quả tiêu cực này thường được thúc đẩy một phần bởi sự chối bỏ của gia đình, bị quấy rối bởi các thành viên gia đình hoặc bị đuổi khỏi nhà [43].

Mối quan hệ với bạn tình

Tại Việt Nam, Ngo và cộng sự (2009) phát hiện lý do cản trở việc sử dụng BCS khi QHTD thường do cảm giác tin tưởng bạn tình là chính. Yêu cầu sử dụng BCS được đưa ra sẽ bị đánh giá dưới góc độ khác như không tin tưởng, không chung thủy, do đó có thể bất lợi cho mối quan hệ của họ. Vì vậy, BCS thường được sử dụng khi mua bán dâm nhưng hiếm khi được sử dụng khi QHTD với BTTX [71].

Ngoài ra, việc cảm thấy bạn tình an toàn cũng góp phần thúc đẩy hành vi tình dục không an toàn trong nhóm NTDĐG [89].

Định kiến và kì thị

Định kiến và kì thị là một trong những yếu tố thúc đẩy hành vi nguy cơ cao ở nhóm NTDĐG. Ở Hồng Kông, bán dâm nam được coi là một nghề thiếu văn hóa và NTDĐG bị coi là những công cụ tình dục thiếu tri thức và kỹ năng [57]. Tại Kenya, NTDĐG bị cấm chia sẻ đời sống tình dục [74].

Việc bị kì thị và định kiến dẫn tới không được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe, điều này làm cho tỷ lệ QHTD không an toàn và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này tăng cao [72], [78]. Một số nghiên cứu ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng tỷ lệ QHTD không an toàn liên quan đến khả năng tiếp cận các chương trình phòng chống HIV và việc đã từng xét nghiệm HIV [60], [92].

Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy, sự kì thị và định kiến này làm những người NTDĐG có nguy cơ cao với lây nhiễm HIV và STI [3].

Tiếp nhận các can thiệp dự phòng

Trong thời gian qua, những nỗ lực đáng kể trong can thiệp dự phòng HIV đã được thực hiện kể từ khi dịch HIV ra đời. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG có những hiệu quả nhất định. Can thiệp dự phòng ba cấp độ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) dường như có hiệu quả trong việc giảm hành vi tình dục không an toàn liên quan đến lây truyền HIV/STIs. Johnson và cộng sự (2008) phát hiện trong 40 chương trình can thiệp, nhóm nhận được can thiệp đầy đủ có mức giảm hành vi quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn trung bình là 27% so với các nhóm không can thiệp [53].

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)