Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để mô tả thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014.

Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, không có nhóm đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp được thực hiện để đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, hành vi, tiếp cận và sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội.

2.3.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán theo so sánh sự khác biệt giữa hai tỉ lệ:

Trong đó:

- P1: Tỷ lệ có xét nghiệm STI 6 tháng trước điều tra trên nhóm NBDĐG ở Hà Nội năm 2009 - 2010: 15% [13].

- P2: Tỷ lệ mong đợi sau can thiệp là: 30%

- Độ tin cậy mong muốn của test thống kê kiểm định sự khác biệt của hai tỷ lệ (hệ số ): 95%

- Hiệu lực của test kiểm định sự khác biệt của hai tỷ lệ (hệ số 1-): 80%

- Lựa chọn hệ số thiết kế (design effect) = 2 do sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm. Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi vòng của nghiên cứu là: 121 x 2 = 242 NBDĐG.

Thực tế tuyển chọn số lượng đối tượng nghiên cứu theo mỗi vòng như sau:

- Đánh giá trước can thiệp (từ 6/2014-12/2014): 314 đối tượng.

- Hoạt động can thiệp được triển khai tại địa bàn đã được chọn và Phòng khám Sức khỏe tình dục - Trường Đại học Y Hà Nội (từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2017).

- Đánh giá sau can thiệp (từ tháng 7/2017-12/2017): 275 đối tượng.

Ngoài ra, trong nghiên cứu này đã chọn mẫu chủ đích 20 đối tượng từ nghiên cứu định lượng là NBDĐG tham gia thực hiện phỏng vấn sâu.

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu

Quy trình chọn mẫu cho mỗi vòng của nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thời gian - địa điểm (Time Location Sampling - TLS), bao gồm 2 giai đoạn:

a) Giai đoạn 1: Xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm

Lập bản đồ các tụ điểm có tập trung nhiều NBDĐG tại Hà Nội.

Ước lượng và xác định kích cỡ quần thể tại mỗi tụ điểm.

Tại một số địa điểm, có sự khác biệt lớn về số đối tượng có mặt dựa vào thời gian trong ngày. Ví dụ: NBDĐG ở một địa điểm thấp nhất là vào đầu tuần (trung bình = 5) và cao nhất vào cuối tuần (trung bình = 10). Một địa điểm như vậy được phân thành hai cụm độc lập trong khung mẫu: đầu tuần và cuối tuần. Việc phân loại này giúp đảm bảo cho việc đưa những người NBDĐG khác nhau vào nghiên cứu;

những người đến địa điểm đó vào các thời điểm khác nhau có những đặc điểm nguy cơ khác nhau.

Một cụm hoặc một đơn vị chọn mẫu cơ bản được định nghĩa là nhóm có số lượng từ 10 đối tượng NBDĐG. Các địa điểm có số đối tượng NBDĐG ít, được gộp vào để tạo thành một cụm trước khi cho vào khung mẫu.

b) Giai đoạn 2: Lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu tại các tụ điểm Trong quá trình thu thập số liệu, các nghiên cứu viên, nhân viên giáo dục sức khỏe đến các tụ điểm được chọn, xác định và tiếp cận các đối tượng NBDĐG đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu.

Khi nhóm nghiên cứu đến tụ điểm đó, nếu phát hiện thấy số đối tượng NBDĐG có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu nhiều hơn cỡ mẫu yêu cầu, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Nếu không đủ cỡ mẫu thì lựa chọn toàn bộ số người tại tụ điểm trong thời gian đó. Trong trường hợp nếu không đạt được cỡ mẫu tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu quay lại tụ điểm này vào thời điểm khác để tiếp tục tuyển chọn thêm số người tham gia nghiên cứu cho đến khi đạt được cỡ mẫu phân bổ cho tụ điểm đó.

Tất cả các đối tượng NBDĐG đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được nghiên cứu viên giải thích tóm tắt về mục đích nghiên cứu, đọc cho đối tượng bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu trong đó nhấn mạnh đến việc tham gia nghiên cứu của đối tượng là hoàn toàn tự nguyện, tính bảo mật tuyệt đối của các thông tin mà họ cung cấp cũng như quyền không tiếp tục tham gia nghiên cứu tại bất kỳ thời điểm nào. Nếu đối tượng đồng ý, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn đánh giá trước can thiệp. Sau đó, nghiên cứu viên cung cấp cho đối tượng 1 Thẻ mời tham gia nghiên cứu và đến Phòng khám Sức khỏe tình dục của Trường Đại học Y Hà Nội để nhận các dịch vụ can thiệp. Trên Thẻ mời có ghi đầy đủ thông tin địa chỉ của Phòng khám, thời gian hẹn phỏng vấn tại phòng khám và mã số của đối tượng (trùng với mã số trong phiếu điều tra trước can thiệp của đối tượng).

Khi đến Phòng khám Sức khỏe tình dục đối tượng NBDĐG gặp lại chính các nghiên cứu viên đã mời họ về Phòng khám tham gia nghiên cứu. Việc này giúp hạn chế các đối tượng giả hoặc việc đối tượng được mời cho đối tượng khác phiếu mời tham gia nghiên cứu.

Các biện pháp để xác định đúng đối tượng nghiên cứu:

- Lựa chọn một số NBDĐG tham gia hỗ trợ nhóm nghiên cứu để hướng dẫn và gặp gỡ đúng những NBDĐG tại cộng đồng.

- Khi phỏng vấn đối tượng tại cộng đồng, các điều tra viên đã ghi mã số đối tượng nghiên cứu và mã số này được sử dụng cho toàn bộ quá trình can thiệp ở các tụ điểm tại cộng đồng và phòng khám.

- Các điều tra viên khi gặp gỡ, phỏng vấn đối tượng ở cộng đồng thì có nhiệm vụ mời và liên hệ với đối tượng về phòng khám; tiếp tục phỏng vấn và tư vấn cho đối tượng.

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)