Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs ở nhóm

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 29 - 35)

1.3 Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới

1.3.3 Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs ở nhóm

Các yếu tố liên quan làm hạn chế hoặc thúc đẩy NTDĐG đến các cơ sở Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) hoặc các cơ sở khám và điều trị STIs được đưa ra bao gồm các yếu tố liên quan tới cá nhân, gia đình, dịch vụ y tế, kỳ thị phân biệt đối xử và các chính sách hỗ trợ [38].

Hình 1.1. Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng ở nhóm nam tình dục đồng giới

1.3.3.1 . Đặc điểm cá nhân

Tuổi là một trong những yếu tố thường cho thấy có mối quan hệ với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV/STIs. Nghiên cứu tại Brazil năm 2015 cho thấy, những người có tuổi càng cao thì có khả năng sử dụng dịch vụ dự phòng cao hơn so với nhóm đối tượng có tuổi trẻ [29]. Điều này có thể lí giải do những người tuổi cao thường có tâm lý vững hơn so với những người tuổi còn trẻ, do đó họ có thể đối mặt với kết quả xét nghiệm của họ, dù kết quả đó là âm tính hay dương tính [94].

Xu hướng tình dục: Việc xác định đúng xu hướng tình dục của những NTDĐG cũng là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy sử dụng dịch vụ dự phòng.

Yếu tố chính sách - Chính sách hỗ trợ - Rào cản triển khai chính sách.

Yếu tố kì thị và phân biệt đối xử

Yếu tố cá nhân - Đặc điểm cá nhân - Tâm lý

- Kiến thức/nhận thức

- Hành vi nguy cơ - Các mối quan hệ

SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STIS

Yếu tố dịch vụ y tế - Sự sẵn có của dịch vụ - Chi phí sử dụng dịch vụ - Năng lực của cán bộ Yếu tố gia đình

Sự hỗ trợ từ gia đình

Trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn thấp có xu hướng không tiếp cận hoặc sử dụng dịch vụ dự phòng HIV [29, 94].

1.3.3.2 . Yếu tố tâm lý

Nhiều NTDĐG không chuẩn bị tâm lý đầy đủ để đối diện với thực tế trong trường hợp họ nhận được kết quả HIV dương tính. Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với những NTDĐG mại dâm vì điều đó đồng nghĩa với việc họ không thế tiếp tục hành nghề. Nghiên cứu của Bowring và cộng sự cho thấy đối tượng có xu hướng sợ biết được tình trạng bệnh của họ sau khi xét nghiệm [28]. Việc lo sợ này được cho là gắn liền với sự kì thị [98]. Ngoài ra, đối với NTDĐG, việc biết được tình trạng HIV dương tính có thể làm cho họ không thể kiếm được khách hàng hoặc mức tiền nhận được sẽ bị giảm đi.

1.3.3.3 . Kiến thức và nhận thức về HIV/STIs

Một thực tế hiện tại là rất nhiều NTDĐG không tin mình có nguy cơ lây nhiễm và hiểu biết về dịch vụ TVXNTN còn hạn chế. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy nhận thức hạn chế về nguy cơ nhiễm HIV/STIs làm giảm khả năng NTDĐG sử dụng dịch vụ dự phòng [98]. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy, những người có kiến thức về HIV và dự phòng HIV không tốt, cũng như mức độ nhận thực về nguy cơ lây nhiễm HIV thấp là rào cản cho việc sử dụng dịch vụ [29]. Một nghiên cứu định tính tại Lào cho thấy những người NTDĐG tham gia có ít nhận thức về HIV và do đó họ thấy việc xét nghiệm là không cần thiết. Họ nghĩ rằng chỉ bị bệnh khi có biểu hiện bệnh rõ ràng do đó họ chỉ cần các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tình dục. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng các STIs không thực sự nghiêm trọng và đáng để tâm [28].

Tại Việt Nam, hiểu biết của NTDĐG về HIV/AIDS và STIs vẫn còn hạn chế, đặc biệt một số kiến thức liên quan tới STIs. Nghiên cứu của Vũ Đức Việt và cộng sự (2015) cho thấy, tỷ lệ NTDĐG có câu trả lời đúng về kiến thức phòng chống HIV/AIDS và STIs chỉ ở mức 50% đến 70% [22], rất thấp so với mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS [21].

1.3.3.4 . Hành vi nguy cơ

Các nghiên cứu cho thấy hành vi nguy cơ trong đối tượng NTDĐG cũng là những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS và STIs, bao gồm những hành vi nguy cơ từ QHTD không an toàn và sử dụng nghiện chất.Nghiên cứu tại Malaysia năm 2015 cho thấy những người thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD là những người có xu hướng biết tới các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS nhiều hơn đáng kể so với những người không sử dụng thường xuyên, điều này có thể do họ được tiếp xúc với các thông tin về HIV nhiều hơn [38]. Nghiên cứu của Povinelli và cộng sự cho thấy những người lạm dụng nghiện chất. Nghiên cứu của Mimiaga và cộng sự (2009) cho thấy, những người sử dụng cocain liên quan đến việc không xét nghiệm HIV trong 2 năm trước phỏng vấn [64].

Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu hoặc lạm dụng rượu cũng là rào cản cho việc sử dụng BCS trong QHTD cũng như hạn chế sử dụng dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Một nghiên cứu định tính của Musinguzi và cộng sự (2015) cho thấy, những người sử dụng rượu thường không kiểm soát được bản thân cũng như không nghĩ đến việc sử dụng BCS trong QHTD. Việc sử dụng rượu cũng ảnh hưởng tới hành vi của họ trong phòng chống HIV/AIDS và các STIs [68].

1.3.3.5 . Yếu tố quan hệ gia đình và xã hội

Mối quan hệ vững bền giữa NTDĐG và gia đình cũng như cộng đồng là những yếu tố thúc đẩy khả năng tiếp cận dịch vụ [83].

Yếu tố trong gia đình được đề cập đến chủ yếu là sự hỗ trợ từ phía gia đình đối với NTDĐG trong việc đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống mà họ gặp phải; cùng với đó là yếu tố kì thị trong các thành viên của gia đình cũng cần được xem xét đến. Thiếu sự hỗ trợ của gia đình - gắn liền với kì thị - có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần trong nhóm đối tượng NTDĐG, từ đó làm giảm đi nhu cầu sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs trong nhóm đối tượng NTDĐG [38].

Những người có mối quan hệ rộng thì thường được thông báo về các dịch vụ dự phòng HIV/STIs hơn. Mặt khác, những người có ít mối quan hệ lại có xu hướng ít sử dụng dịch vụ. Ngoài ra những đối tượng có nhiều bạn tình có xu hướng nhận

được BCS/chất bôi trơn từ bạn tình hơn. Các tác giả cho rằng, cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động thông qua nhiều phương tiện nhằm thúc đẩy hình thành mạng lưới quan hệ cho các NTDĐG [98].

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người có bạn bè nhiễm HIV/AIDS có xu hướng tìm đến dịch vụ dự phòng HIV/STIs cũng như các dịch vụ khác nhiều hơn. [98]. Nghiên cứu của Holland tại Cameroon cho thấy, những NTDĐG có mối quan hệ xã hội rộng có xu hướng tiếp cận dịch vụ nhiều hơn so với các nhóm khác (aOR 1.02 95%CI 1.01-1.04) [48]. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo mạng lưới xã hội trong nhóm NTDĐG tại địa phương, vì người lãnh đạo này có thể giúp kết nối với các mạng lưới khác cũng như các dịch vụ dự phòng và điều trị, từ đó khuyến khích những người trong mạng lưới sử dụng dịch vụ [48]. Một nghiên cứu khác của Ayala và cộng sự tại 140 nước cho thấy, mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng càng cao, sự kết nối giữa các cá nhân trong cộng đồng NTDĐG càng lớn thì càng có khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV, cũng như sử dụng BCS và chất bôi trơn [24].

1.3.3.6 . Yếu tố về tiếp cận dịch vụ y tế

Khả năng tiếp cận và chi phí dịch vụ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs. Một số NTDĐG không đi xét nghiệm vì không biết địa điểm có cung cấp dịch vụ xét nghiệm ở đâu [49, 98].

Ngoài ra, việc thiếu các dịch vụ cụ thể và toàn diện làm cho nhóm đối tượng này phải đi đến cơ sở nhiều lần, điều này trở thành gánh nặng cho các đối tượng [28]. Điều này gợi ý rằng, cần phải có những chiến dịch truyền thông hiệu quả giúp NTDĐG có thể tiếp cận dễ dàng các dịch vụ, ngoài ra có thể cung cấp các gói dịch vụ phong phú để tăng cường khả năng tiếp cận [98].

Một số NTDĐG không thể đến khám và điều trị tại các dịch vụ khám và điều trị STIs vì không đủ khả năng chi trả các chi phí. Nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2013) trên 2077 NTDĐG cho thấy, những người có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng mỗi tháng ít có xu hướng sử dụng dịch vụ XN HIV [24]. Nghiên cứu của Mimiaga trên nhóm đối tượng NTDĐG da đen tại Mỹ cũng cho thấy, tình trạng

kinh tế khó khăn cũng là một rào cản đáng kể tới việc tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV/STIs [64].

Vấn đề về cung cấp các dịch vụ dự phòng nhưng không quan tâm đến bối cảnh và văn hóa của NTDĐG sử dụng dịch vụ cũng là một yếu tố cần quan tâm. Nếu được hỗ trợ tốt, cũng như cán bộ y tế có thể giúp cung cấp các thông tin hỗ trợ NTDĐG kịp thời trong việc cân bằng giữa các yếu tố bên ngoài cộng đồng và bên trong bản thân họ, giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thì cũng được đánh giá là yếu tố thúc đẩy NTDĐG sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/AIDS và STIs nhiều hơn.

Ngoài ra, nhiều báo cáo cho thấy, cán bộ y tế thiếu kiến thức và hiểu biết về các hành vi tình dục và không biết cách nhận biết tầm quan trọng của việc thảo luận về sức khỏe tình dục với đối tượng NTDĐG [66, 75]. Do đó, cán bộ y tế nếu có thể xây dựng mối quan hệ thân thiện cởi mở với đối tượng NTDĐG, họ sẽ sẵn sàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS nhiều hơn, cũng như cung cấp các thông tin về hành vi QHTD của họ một cách chính xác [41, 75]. Nghiên cứu của Mimiaga cho thấy những đối tượng NTDĐG có xu hướng xét nghiệm HIV nếu được người cán bộ y tế khuyến nghị [41].

1.3.3.7 . Kỳ thị và phân biệt đối xử

Một trong những lý do hàng đầu được đưa ra cho việc đối tượng NTDĐG không sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs là NTDĐG tự kỳ thị bản thân và sợ sự kỳ thị của CBYT cũng như sợ bị cộng đồng phát hiện ra đặc tính tình dục của mình, nỗi sợ này càng gia tăng trong nhóm NTDĐG “bóng kín” hơn là nhóm “bóng lộ”.

Ở mức độ quốc gia, một điều tra trên Internet trên 174.209 NTDĐG ở các nước Châu Âu cho thấy, những NTDĐG sống ở những quốc gia có mức độ kỳ thị cao đặc biệt dễ bị tổn thương và dễ nhiễm HIV/AIDS. Họ có xu hướng ít sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS, ít bạn tình hơn nhưng có nguy cơ cao hơn trong việc có các hành vi tình dục nguy cơ. Bên cạnh đó, họ có xu hướng không được đáp ứng các nhu cầu dự phòng tốt, không được sử dụng dịch vụ xét nghiệm và không được thảo luận về giới tính của họ khi sử dụng các dịch vụ xét nghiệm [73].

Phân biệt và kỳ thị đối với nhóm NTDĐG, phòng chống HIV/AIDS không được quan tâm tại Ấn Độ. NTDĐG không được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV, tư vấn viên và bác sỹ không sẵn sàng thảo luận về hành vi nguy cơ tình dục của khách hàng, thiếu kiến thức về lây truyền HIV và STIs, thiếu thông tin và các hỗ trợ về tình dục an toàn. Như vậy, sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs trong nhóm NTDĐG cũng như lây nhiễm sang bạn tình nam và nữ của họ [33].

Ngoài ra, sự kì thị liên quan tới người cung cấp dịch vụ cũng là trở ngại lớn tới việc tiếp cận của cộng đồng NTDĐG. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, người cung cấp dịch vụ là đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, chẩn đoán, điều trị và dự phòng HIV/STIs trong nhóm NTDĐG [52, 65], do đó kì thị ở nhóm người cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhóm đối tượng này.

Nghiên cứu của Diễn đàn MSM và HIV toàn cầu cho thấy, NTDĐG không chịu kì thị từ người cung cấp dịch vụ có nhiều khả năng tiếp cận dịch vụ BCS hơn những người phải chịu sự kì thị này [8], trong khi những người có mối quan hệ tốt với người cung cấp dịch vụ, cảm thấy thoải mái với họ thì có xu hướng tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ BCS, chất bôi trơn và xét nghiệm HIV/STIs [83].

Một nghiên cứu năm 2013 trên nhóm NTDĐG tại Việt Nam cho thấy, rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV/STIs là sự lo sợ, kì thị, phân biệt đối xử [24]. Việc cộng đồng ủng hộ và hỗ trợ người NTDĐG sẽ giúp họ phát triển các mối quan hệ tốt hơn, giảm sự kì thị, thúc đẩy sử dụng dịch vụ và từ đó nâng cao sức khỏe [83].

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)