Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI từ kết quả

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội trước và sau can thiệp

3.5.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI từ kết quả

Dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs được các đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu định tính liệt kê bao gồm: khám, tư vấn sức khỏe; khám, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục; phát bao cao su miễn phí và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

“Em biết chỗ bên đại học Y, các chương trình bên Đại học Y và một cơ sở nữa em cũng không nhớ rõ, Chân Trời mới. Ở những chỗ đó thì họ tư vấn sức khỏe, sinh lý và QHTD nam giới, cùng giới rồi là xét nghiệm như bệnh giang mai, HIV, lậu, những cái đấy hoàn toàn miễn phí, những thông tin của người như chúng em thì đều được giấu kín”.

(Nam, 28 tuổi, Nam Định) Phòng khám tư vấn Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở cung cấp các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs. Rất nhiều đối tượng nghiên cứu trước đây chưa từng nghe đến phòng khám này. Tuy nhiên, sau khi được giới thiệu tham gia chương trình can thiệp tại phòng khám đã coi phòng khám như là một địa chỉ tin cậy để chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Đánh giá chương trình can thiệp từ nhận thức của NBDĐG

Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều đánh giá cao hình thức can thiệp cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm STIs, HIV của Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội.

- Nhận được sự quan tâm của cán bộ chương trình

“Từ lúc em đi làm đến thời điểm bây giờ thì quan tâm đến bọn em nhất chỉ có các anh chị ở Trường Đại học Y Hà Nội. Thứ nhất anh chị đến tư vấn về mặt tinh thần, về lây nhiễm, Thứ hai anh chị phát BCS miễn phí cho chúng em dùng, cái thứ ba anh chị mời bọn em đến phòng khám miễn phí”.

(Nam, 22 tuổi, Tuyên Quang)

“Quá hài lòng. Em thấy cái đấy quá đúng, quá chuẩn. Có đứa bị bệnh không có chỗ nào chữa bệnh, nó phải cần đến các anh, các chị chữa bệnh cho nó. Kể cả mất tiền hay không mất tiền nó vẫn quý bọn anh, vì lúc ý bệnh nặng rồi, không có tiền chữa, không biết đi đâu mà tìm. Như bọn anh giúp đỡ, hỗ trợ chi phí ít để chữa bệnh cho em nó, để nó khỏi bệnh”.

(Nam, 19 tuổi, Phú Thọ) - Nhận được sự thông cảm khi đến sử dụng dịch vụ tại Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội.

“Ví dụ đến các phòng khám tư, bệnh viện bọn em chỉ nói quan hệ với nữ nó bị thế nọ thế kia, nhưng với các anh chị ở Đại học Y thì bọn em dám nói thật là bọn em quan hệ với nam. Các anh chị thông cảm, các anh chị hiểu. Còn các bệnh viện kia chúng em không dám nói thật ý”.

(Nam, 22 tuổi, Tuyên Quang) - Một số đối tượng đánh giá hiệu quả vì dễ tiếp cận, thủ tục đơn giản

“Các hoạt động ấy làm cho bọn em dễ tiếp cận dịch vụ, dễ khám hơn. Mà nếu em có bệnh nhé, em chỉ đến Đại học Y thôi, chắc chả dám đến bệnh viện khác đâu”.

(Nam, 23 tuổi, Vĩnh Phúc)

“Dịch vụ bên anh rất hữu ích thôi. Mà nhiều khi có những cái, ví dụ như cái chuyện mà khám hay là đi chữa, bọn em ra bệnh viện thủ tục rườm rà, phòng khám tư nhân đắt, nhiều khi không được tốt. Nói chung, bên anh, em thấy từ khám tổng quát, tư vấn mọi thứ, chả có gì để nói, hài lòng”.

(Nam, 27 tuổi, Bắc Giang) Những thay đổi từ kết quả chương trình can thiệp trên NBDĐG

- Thay đổi về tiếp cận sử dụng dịch vụ can thiệp dự phòng:

“Sau khi tham gia chương trình tại Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội, em cảm thấy kiến thức của em thay đổi một cách tích cực.

Trước em hay nghĩ tiêu cực lắm, bây giờ em nghĩ thoáng hơn rồi. Em sẽ đến khám tại đây lâu dài”.

(Nam, 26 tuổi, Hà Nội)

- Thay đổi về tiếp cận truyền thông nâng cao nhận thức:

“Hữu ích nhất là vấn đề tư vấn, mình được lên khám, mình không mất tiền mà biết được vấn đề sức khỏe của mình. Đấy là điều cảm thất hài lòng nhất. Vì thường chúng em bỏ ra một số tiền lớn đi khám, người có vấn đề gì mới đi khám, chứ có mấy ai bỏ tiền đi khám đâu anh. Còn người có bệnh hẳn rồi, người ta lo lắng, đi khám thì nó lại cả vấn đề kinh phí”.

(Nam, 22 tuổi, Sơn La) - Tạo ra cơ hội để chia sẻ tâm tư, nguyện vọng cho NBDĐG:

“Giờ thì em mở mang đầu óc nhiều về giới tính, sức khỏe tình dục và lây nhiễm HIV. Nhiều lúc em nghĩ mình không biết nói chuyện với ai, nhưng nói chuyện với các anh chị bên Đại học Y thì em nói hết tất cả tâm tư, nguyện vọng ra hết thì trong lòng mình thoải mái rất nhiều”.

(Nam, 22 tuổi, Tuyên Quang) - Thay đổi hành vi nguy cơ của các nam bán dâm đồng giới qua việc họ ý thức được sử dụng bao cao su:

“Sau được tư vấn, em có sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục an toàn”

(Nam, 22 tuổi, Quảng Ninh) - Thay đổi hành vi đi khám, xét nghiệm HIV và STIs định kỳ:

“Trước đây thì khoảng 3 tháng, bây giờ do thời gian em đi làm nhiều, em làm 2-3 công việc nên là 1 năm em đi kiểm tra 2 lần”.

(Nam, 28 tuổi, Thanh Hóa)

“Từ lúc tham gia chương trình, em đi xét nghiệm HIV chắc được 3 lần. Cũng bị bệnh lây qua đường tình dục đi khám, thì người ta xét nghiệm luôn, may quá kết quả âm tính”.

(Nam, 27 tuổi, Bắc Giang) Thay đổi hành vi nguy cơ: bỏ nghề mại dâm

“Quá thay đổi, tốt luôn. Anh xem em có đi khách nữa đâu, đúng một năm trời em gặp chị Trang lần cuối, là em về quê, không đi khách nữa, là bỏ luôn”.

(Nam, 19 tuổi, Phú Thọ)

Một phần của tài liệu Luận án nguyễn văn hùng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)