CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đến năm 2020
3.2.2. Hoàn thiện các hoạt động marketing mix
3.2.2.7. Giải pháp về cơ sở vật chất
Giải pháp tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, tạo nền tảng cho các giải pháp khác biệt hóa của ngân hàng.
Trong bối cảnh ngày nay, công nghệ đóng một vai trò thiết yếu đối với hoạt động ngân hàng. Môt mặt công nghệ làm cho các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động quản lý trong ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, tăng t nh hiệu quả, giảm bớt rủi ro. Mặt khác công nghệ là yếu tố không dễ gì có thể sao chép ngay lập tức, nên có thể tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho các ngân hàng. Ngân hàng Agribank CN Đồng Nai với đặc trưng khách hàng đông và quy mô giao dịch nhỏ, công nghệ càng có vai trò quan trọng. Các sản phẩm dịch vụ, các kênh phân phối, quy trình giao dịch, các chương trình quản trị…vv không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ. Do đó, Agribank CN Đồng Nai nên tập trung triển khai, áp dụng công nghệ hiện đại mà Agribank Việt Nam hiện đang triển khai. Cụ thể như sau:
- Trước mắt, dịch vụ internet banking, E-mobile banking hiện đang có tỷ lệ người sử dụng thấp so với tổng khách hàng có tài khoản thanh toán tại Agribank, do vậy, cần thiết giao chỉ tiêu cho các giao dịch viên tư vấn khách hàng tải ứng dụng internet banking, E-mobile banking trên smart phone, laptop, máy vi tính, máy tính bảng.
- Mở rộng kết nối thanh toán với các công ty đối tác trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp khả năng thanh toán dịch vụ đa dạng tới khách hàng. Xây dựng, nâng cấp các hệ thống kết nối thanh toán đảm bảo tính mở cao, có thể hỗ trợ kết nối tới mọi đối tác có nền tảng công nghệ thông tin khác nhau.
- Cung cấp tờ rơi, thiết kế poster quảng cáo, trình chiếu trên tivi (trước sảnh chờ giao dịch) giới thiệu các tiện ích và cách sử dụng các dịch vụ hiện đại của ngân hàng Agribank.
- Áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình xử lý văn bản, chứng từ, quản lý thông tin nội bộ, giảm chi phí giấy in, xử lý thông tin theo hướng tự động hóa nhằm tránh qua nhiều cấp xử lý mất thời gian và tăng chi ph .
- Thường xuyên đầu tư mới, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị, sử dụng internet tốc độ cao để đảm bảo xử lý nghiệp vụ được nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn mạng giao dịch tại các máy ATM, tại quầy giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm áp lực công việc cho nhân viên và hỗ trợ tốt cho kênh phân phối của ngân hàng.
Cụ thể: Lựa chọn, ký kết với công ty tin học có năng lực trong địa bàn tỉnh Đồng Nai hoặc TP.HCM thực hiện bảo trì định kỳ hệ thống mạng, máy chủ Server, máy vi tính của giao dịch viên trong toàn chi nhánh nhằm tăng t nh bảo mật, hiệu suất máy, giảm thời gian giao dịch, sự cố máy.
Giải pháp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới trụ sở làm việc của các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank chi nhánh Đồng Nai.
Tiếp tục trang bị các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh để hoàn thiện, chuẩn hóa các điểm giao dịch phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao dịch từ thành thị đến nông thôn.
- Tăng cường triển khai bộ nhận diện thương hiệu Agribank chi nhánh Đồng Nai một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống, khẩn trương thay thế mới các biển hiệu, biển quảng cáo đã cũ, không còn phù hợp nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.
- Nên trang bị quầy giao dịch dành riêng cho khách hàng VIP, sảnh chờ giao dịch nên trang bị ít nhất một máy tính có kết nối internet, hệ thống Wifi để khách
hàng có thể giải trí hoặc có thể sử dụng các dịch vụ internet banking trong thời gian chờ giao dịch.
- Tại các điểm giao dịch phải tạo không gian thoải mái, thân thiện cho khách hàng khi giao dịch, phải tạo được không gian chuyên nghiệp từ trang phục, tác phong giao dịch của nhân viên cho đến các phương tiện, công cụ làm việc tại quầy để tạo cảm giác an toàn, tin tưởng cho khách hàng.
- Đối với các vật dụng trang trí và bày trí trong ngân hàng phải đảm bảo tính khoa học, đẹp mắt, nổi bật, gọn gàng, ngăn nắp và đảm bảo bổ sung thường xuyên, đầy đủ các tờ rơi, sách báo, tạp chí, các bảng biểu, tivi, nước uống …vv để tạo tính hấp dẫn, thu hút và ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Triển khai thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, văn hóa AGRIBANK, quy chuẩn về tác phong giao dịch của nhân viên và thực hiện tốt các chính sách tại địa phương để nâng cao giá trị thương hiệu đối với cộng đồng.
Qua khảo sát kênh phân phối và cơ sở vật chất chi nhánh, PGD của Agribank CN tỉnh Đồng Nai, kết hợp ý kiến của phòng kế hoạch tổng hợp, tác giả đề xuất kế hoạch mua sắm bổ sung máy ATM, POS để phục vụ khách hàng tốt hơn trong thời gian tới qua bảng sau:
Bảng 3.3 Kế hoạch mua sắm máy ATM, POS
Đơn vị: Đồng
Stt Đơn vị Số
lƣợng
Giá máy, chi
phí vận hành Số tiền Kinh phí Điều kiện Thời gian triển khai Bổ sung máy ATM
1 TP.Biên Hòa 2 450.000.000 900.000.000 Xin Agribank cấp Số lượng thẻ/máy >
5.000 thẻ 2017-2018
2 H.Nhơn Trạch 2 450.000.000 900.000.000 Xin Agribank cấp Số lượng thẻ/máy >
5.000 thẻ 2017-2108
3 H. Long Thành 1 450.000.000 450.000.000 Xin Agribank cấp Số lượng thẻ/máy >
5.000 thẻ Cuối năm 2017
4 H.Cẩm Mỹ 1 450000000 450.000.000 Xin Agribank cấp PGD Bảo Bình chưa
có máy ATM Cuối năm 2017 5 H.Định Quán 1 450000000 450.000.000 Xin Agribank cấp Số lượng thẻ/máy >
5.000 thẻ Cuối năm 2017
Bổ sung máy POS
1 TP.Biên Hòa 5 25.000.000 125.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của
P.KHTH Trong năm 2017
2 H.Trảng Bom 2 25.000.000 50.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của chi
nhánh Trong năm 2017
3 H. Long Thành 2 25.000.000 50.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của chi
nhánh Trong năm 2017
4 H.Nhơn Trạch 2 25.000.000 50.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của chi
nhánh Trong năm 2017
5 H.Xuân Lộc 3 25.000.000 75.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của chi
nhánh Trong năm 2017
7 H.Thống Nhất 1 25.000.000 25.000.000 Tự cân đối từ chi phí mua sắm
Theo nhu cầu của chi
nhánh Trong năm 2017
Tổng kinh phí 3.552.000.000
Tóm tắt chương 3:
Theo những nội dung trong chương này, tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các mặt hoạt động marketing của Agribank chi nhánh Đồng Nai, bao gồm các giải pháp hoàn thiện hoạt động về: sản phẩm, dịch vụ; về giá, phí;
hệ thống phân phối; chiêu thị, truyền thông; con người; tiến trình, quy trình nghiệp vụ và cơ sở vật chất. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà lãnh đạo Agribank chi nhánh Đồng Nai có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động marketing tại đơn vị mình, để từ đó có những biện pháp khắc phục các mặt hạn chế và phát huy các ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động marketing góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị.
KẾT LUẬN
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, để tiếp tục phát triển ổn định và kinh doanh có hiệu quả, Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Nai cần xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp trên cơ sở phát triển thương mại điện tử, đưa các dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Thực hiện các hoạt động Marketing phải được đặt trong mô hình tổ chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Đối diện với nền kinh tế cạnh tranh đầy sôi động, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng quốc doanh và sự xâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Agribank chi nhánh Đồng Nai cần phải tự khẳng định chỗ đứng trên thị trường nhằm tạo ra một vị thế vững chắc, phát triển bền vững.
Trong hoạt động kinh doanh trên thị trường có nhiều cạnh tranh như hiện nay, việc hoạch định, nghiên cứu và bắt đầu xây dựng một chiến lược marketing là hết sức cần thiết. Tuy mới chỉ là bước khởi đầu nhưng Agribank chi nhánh Đồng Nai cũng đã biết khai thác lợi thế riêng về khách hàng, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới và quy mô hoạt động để có những biện pháp xử lý kịp thời các hoạt động marketing, đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tuy nhiên, Agribank chi nhánh Đồng Nai chưa xây dựng được đầy đủ, đồng bộ các mặt hoạt động marketing nên còn một số mặt hạn chế trong hiệu quả hoạt động. Do đó, các mặt hạn chế tồn tại cần phải được khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai”, tác giả muốn lưu ý rằng các mặt hoạt động marketing mix có ý nghiã vô cùng quan trọng và mang lợi ích rất lớn cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix mà tác giả đã nêu trong luận văn này sẽ có ý nghiã thực tiễn và tính khả thi cao đối với Agribank chi nhánh Đồng Nai nhằm góp phần định hướng và ứng dụng marketing vào hoạt động ngân hàng một cách đúng đắn và có hiệu quả hơn. Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng phát huy
những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động marketing mix của mình và sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn trong tương lai.
Tuy tác giả đã cố gắng nghiên cứu, phân t ch và trình bày để hoàn thành luận văn này nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do thời gian, không gian nghiên cứu còn hạn hẹp, kinh nghiệm và kiến thức của tác giả chưa nhiều, cộng với các số liệu của Agribank chi nhánh Đồng Nai phải được bảo mật nên đề tài vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế như: Chưa đánh giá hết được sự hài lòng về các hoạt động marketing của toàn bộ khách hàng giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó, ngoài đánh giá các mặt hoạt động marketing của ngân hàng như: sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, con người, tiến trình và cơ sở vật chất thì còn phải đánh giá thêm các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động marketing như: các yếu tố về tự nhiên xã hội; yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; đối thủ cạnh tranh; chiến lược kinh doanh; năng lực tài chính;
uy tín ngân hàng; Do đó, Agribank chi nhánh Đồng Nai có thể dựa vào các điểm hạn chế này để tiếp tục nghiên cứu, phân tích thêm nhằm xây dựng cho mình các giải pháp đồng bộ, hoàn chỉnh và khả thi hơn góp phần làm cho hoạt động marketing của Agribank chi nhánh Đồng Nai ngày càng mạnh hơn, hiệu quả hơn và giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định, phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Bùi Quang Vinh, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạ ộng marketing tại Ngân hàng An Bình, Luận văn thạc sĩ. Đại học ngoại thương.
[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: NXB Hồng Đức.
[3] Kotler, P., 2007. Philip Kotler bàn về tiếp thị. TP.HCM: Nhà xuất bản Trẻ.
[4] Kotler, P., Amstrong, G., 2012. Nguyên lý tiếp thị (Lại Hồng Vân dịch). Hà Nội: NXB Lao động xã hội.
[5] Lưu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
[6] McCarthy, 1998. Marketing cản bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê [7] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nguyên lý Marketing. TP
HCM: NXB ĐHQG TP.HCM.
[8] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, 2014. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014. Định hướng, mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2015. Đồng Nai, 12/01/2015.
[9] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, 2015. Báo cáo kết quả hoạ ộ ki h doa h ăm 2015, phươ hướng nhiệm vụ ăm 2016. Đồng Nai, 12/01/2016.
[10] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, 2016. Báo cáo kết quả hoạ ộ ki h doa h ăm 2017, phươ hướng nhiệm vụ ăm 2017. Đồng Nai, 13/01/2017.
[11] Nguyễn Mạnh Hoài Bắc, 2014. Một số giải pháp hoàn thiện hoạ ộng marketing tại Ngân hàng TMCP Cô hươ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
[12] Nguyễn Thị Liên Diệp và cộng sự, 2005. Marketing că bản. TP.HCM: NXB Thống kê.
[13] Nguyễn Thị Minh Hiền và Vũ Thu Hương, 2008. Nâng cao hiệu quả Marketing theo mô hình 7P của â hà hươ mại Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 78, trang 27-34.
[14] Trịnh Quốc Trung, 2011. Marketing ngân hàng. NXB Lao động Xã hội.
[15] Trương Quang Thông, 2010. Quản Trị â hà hươ mại. TP.HCM: NXB Tài chính.
Tài liệu tiếng anh:
[16] Akroush, M.N., 2011. The 7P classification of the service marketing mix revisited: an impirical assessment of their generalisability, applicability and effect on performance- evidence from Jordan's services organisation. Jordan journal of business administration, 7 (1): 116-148.
[17] Bitner MJ, Booms BH (1981). Marketing Strategies and Organization Structure for Service Firms. In Donnelly JH, George W R. (Eds), Marketing of Services, Conference Proceedings: American Marketing Association, Chicago, IL, pp. 47-52
[18] Swaim R.W., 2010. The Strategic Drucker: Growth Strategies and Marketing Insights from the works of Peter Drucker. John Wiley and Sons (Asia), Pte
Các website:
http://www.Agribank.com.vn http://www.Bidv.com.vn http://www.Dongnai.gov.vn http://www.Sacombank.com.vn http://www.Vietcombank.com.vn http://www.Vietinbank.com.vn