Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.1.5. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế

1.1.5.1. Đối với nền kinh tế - xã hội

Góp phần khai thác các nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả:

Dịch vụ NHBL góp phần huy động hiệu quả nguồn nhân lực trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động chi trả kiều hối, chuyển tiền và kinh doanh ngoại tệ… đồng thời bằng nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽ sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động đó vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thông qua nghiệp vụ tín dụng. Dịch vụ NHBL giúp giảm việc thanh toán bằng tiền mặt, từ đó làm giảm chi phí xã hội và đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ.

Góp phần làm giảm chi phí xã hội và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chủ thể khác: dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ đưa các sản phẩm dịch vụ đến gần hơn với người sử dụng và trong thời gian ngắn hơn và như vây sẽ giảm được các chi phí xã hội không cần thiết. Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ đã giúp các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được các nguồn vốn vay giá rẻ, góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chủ thể này. Dịch vụ NHBL đã và đang tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển.

Các dịch vụ thẻ, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn…gắn với các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, du lịch, giao thông vận tải…. Công nghệ ngân hàng càng phát triển thì sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thanh toán của các ngành dịch vụ có liên quan khác.

Giúp tạo thói quen sử dụng và thích nghi dần với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại: Để phát triển có hiệu quả các sản phẩm kinh doanh ngân hàng bán lẻ, buộc ngân hàng thương mại phải ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ của mình. Chính vì thế, phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ đã góp phần đưa công nghệ vào cuộc sống và giúp các chủ thể là các khách hàng quen sử dụng và thich nghi thích nghi dần với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ sử dụng của một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư.

Góp phần vào việc quản lý vận hành nền kinh tế có hiệu quả hơn: Khi đẩy

mạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ sẽ thu hút được phần lớn các khách hàng và các hoạt động của các khách hàng này đều thông qua ngân hàng. Chính vì thế các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thêm công cụ để kiểm soát và điều hành nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc thanh toán qua ngân hàng góp phần chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.

1.1.5.2. Đối với khách hàng

Dịch vụ NHBL hỗ trợ tích cực cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận các nguồn lực tài chính một cách nhanh chóng và đơn giản, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá; góp phần phát triển kinh tế gia đình và xã hội

Dịch vụ NHBL giúp người dân được tiết kiệm chi phí (chi phí đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ, chi phí thông tin và thời gian khi sử dụng dịch vụ) trong hoạt động hàng ngày dựa trên công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú, nhiều tiện ích.

Được tiếp cận với các sản phẩm hiện đại: Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy xa lạ với những khái niệm ngân hàng tự động, ngân hàng không người, ngân hàng ảo.

Được đa dạng hóa sự lựa chọn của mình: Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tạo ra hàng loạt sản phẩm phong phú đa dạng, chính điều này đã giúp các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Được sử dụng hàng loạt các sản phẩm tiện ích: Một trong những yếu tố quan trọng mà hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ hướng tới đó chính là tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đem lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, thông qua hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích, phù hợp với mình nhất.

Được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ có giá thành thấp: Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nói chung, buộc các ngân hàng phải nghiên cứu ra các

sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt và giá thành thấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Chính điều này, đã giúp cho các đối tượng khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá thành thấp.

1.1.5.3. Đối với ngân hàng

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một trong những hoạt động cần thiết nhằm thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Điều này được thể hiện ở các điểm căn bản sau:

Giúp các ngân hàng thương mại thay đổi cơ cấu thu nhập và lợi nhuận kinh doanh theo hướng tích cực hơn. Việc phát triển ngày càng mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ, giảm sự phụ thuộc và nguồn thu từ lãi (huy động và cho vay); góp phần vào một cơ cấu thu nhập ổn định và bền vững, là điều mà các ngân hàng thương mại hiện nay đều đang hướng tới.

Đem lại nguồn thu ổn định và ít rủi ro: Kinh doanh ngân hàng bán lẻ có số lượng khách hàng lớn, mỗi khách hàng đều đem lại nguồn thu nhất định cho ngân hàng thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: gửi tiền tiết kiệm, vay tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác.... Nguồn thu từ các khách hàng này thường ổn định, bởi các khách hàng riêng lẻ thường ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế. Trường hợp có khó khăn xảy ra thì không xảy ra với tất cả các khách hàng mà chỉ ở một vài khách hàng với số dư không lớn. Do vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là điều kiện cần thiết nhằm đem lại nguồn thu ổn định và ít rủi ro cho ngân hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ hướng đến đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình là một trong những thành phần hết sức đa dạng phức tạp, từ đặc điểm tâm lý, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người/hộ gia đình, phân bố vùng miền. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng trên, đòi hỏi ngân hàng nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm trên của các khách hàng nhằm tạo ra được các sản phẩm phù hợp thích ứng với từng đối tượng khách hàng nhằm đem lại lợi ích nhiều nhất cho ngân hàng. Chính vì thế

phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Mở rộng mạng lưới và phát triển nền tảng khách hàng: Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ hướng đến các đối tượng khách hàng đông đảo là: các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ tại các vùng miền trên đất nước. Do vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ cần thiết phải thiết lập hệ thống mạng lưới rộng lớn và trải khắp trên các địa bàn đất nước nhằm quảng bá, đưa sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Đồng thời, với số lượng đông đảo các đối tượng khách hàng mà hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ hướng tới sẽ tạo nên một nền tảng khách hàng vững chắc. Cả hai điều này, đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho ngân hàng, giúp ngân hàng lớn mạnh về quy mô và hoạt động kinh doanh trên cơ sở nền tảng khách hàng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)