CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước
NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách cơ chế thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước về ngân hàng. Đặc biệt là các văn bản pháp quy về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số, lĩnh vực thanh toán điện tử…Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán kinh doanh Thương mại, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ thanh toán kinh doanh Thương mại mới, dịch vụ trung gian
thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.
Thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán thế hệ mới, tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và tốc độ thanh toán cho các hệ thống thanh toán Việt Nam, tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn, bảo mật đối với hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.
NHNN cần có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ tiện ích.NHNN có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tích hợp hệ thống CNTT giữa các NHTM, nhằm tăng cường khả năng liên kết của các NHTM trong nước. NHNN cần thực hiện sớm hơn hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tư vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế nhanh chóng hơn, đồng thời hạn chế tối đa lượng tiền mặt trong lưu thông.
NHNN đầu mối kiến nghị đến Chính phủ để có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong dân chúng. Hiện nay, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán lưu thông chủ yếu trong người dân. Nhiều Doanh nghiệp nhỏ vẫn dùng tiền mặt để thực hiện thanh toán, giao dịch, trả lương...
Do đó, Nhà nước cần có quy định cụ thể, mạnh mẽ trong việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt; có quy chế, chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng thanh toán/giao dịch không qua tài khoản của các doanh nghiệp nhằm lách thuế/trốn thuế…Có như vậy, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt mới được triển khai rộng rãi, phát triển các dịch vụ NHBL hiện đại, thuận tiện cho khách hàng
Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về
hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.
Tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và những kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Trong bối cảnh hiện nay, chỉ khi có một nền tảng CNTT tiên tiến, hiện đại, ngân hàng mới có thể tự tin trong cuộc đua phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngân hàng số để cạnh tranh khi mà cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra, thay đổi hàng ngày trong mọi lĩnh vực. Vietinbank mới đây đã chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi Core Banking, tạo tiền đề để phát triển, bứt phá trong việc cung cấp các SPDV tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, với quy mô về khách hàng rất lớn cùng với mạng lưới rộng khắp (hơn 1000 điểm giao dịch, 155 chi nhánh, 10 khối/ban trên TSC, nhiều công ty con..) đòi hỏi NHCT phải tiếp tục đổi mới, nâng cấp hệ thống, hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, rút ngắn thời gian tác nghiệp, xử lý giao dịch; đồng bộ hóa các hệ thống dữ liệu khách hàng phục vụ cho công tác quản lý khách hàng hiệu quả tại các đơn vị, chi nhánh. Xây dựng các hệ thống báo cáo đơn giản, đa chiều nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong công tác phân tích, báo cáo số liệu kinh doanh. Tăng dung lượng đường truyền số liệu, các thiết bị bảo mật, chế độ bảo mật thông tin và bảo đảm an toàn các giao dịch qua Internet hoặc các giao dịch qua hệ thống ngân hàng điện tử. Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng của những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng thường xuyên.
Đối với lĩnh vực thanh toán, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Do vậy, thách thức chung cho toàn bộ ngành Ngân hàng
Việt Nam và nói riêng cho lĩnh vực thanh toán trong bối cảnh CMCN 4.0 chính là vấn đề an toàn cho hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán và vấn đề bảo mật thông tin, về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin. Vì vậy, Vietinbank cần nhanh chóng cải tiến, hoàn thiện hệ thống CNTT hiện đại của mình.
- Tinh giản quy trình nghiệp vụ tín dụng, giảm bớt các khâu trung gian gây kéo dài thời gian thực hiện nghiệp vụ; chuyên môn hoá cao để đảm bảo kiểm soát rủi ro và nâng cao năng suất lao động nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo không làm kéo dài thời gian tác nghiệp giữa các bộ phận. Nghiên cứu các ứng dụng CNTT hiện đại nhằm giảm bớt sự tham gia của con người như Robot giúp các chi nhánh tăng cường thời gian bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng hệ thống sản phẩm tín dụng đục lỗ; hạn chế sự tham gia của con người nhằm nâng cao năng suất lao động; tiết kiệm thời gian và kiểm soát rủi ro.
Đối với các đối tượng khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn số tiền nhỏ, mục đích vay tiêu dùng, cần giảm thiểu các loại hồ sơ yêu cầu; quy định bộ tiêu chí thời gian xử lý hồ sơ cạnh tranh với thị trường; ngoài ra, phát triển thêm các kênh cho vay online với điều kiện đơn giản để thu hút thêm khách hàng.
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, phát triển các kênh online như mở tài khoản online- định danh điện tử, gửi tiết kiệm online để khắc phục hạn chế về mạng lưới hoạt động và kênh phân phối.
- Xây dựng biểu phí dịch vụ có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong quá trình phát triển dịch vụ.
- Xây dựng bộ sản phẩm chuyên biệt hơn nữa dành cho mọi đối tượng khách hàng, ví dụ sản phẩm cho vay không TSBĐ dành cho khách hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn; sản phẩm vay tiêu dùng thấu chi dành cho đối tượng cán bộ công nhân viên có thu nhập đều hàng tháng; hay các sản phẩm liên kết với các kênh thanh toán/
mua sắm với nhiều ưu đãi để thúc đẩy chi tiêu dành cho đối tượng khách hàng trẻ….
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức chi nhánh theo hướng ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.