Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi 3 nhánh hà giang (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 2 30 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang

2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua tiêu chí định lượng

2.2.2.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh sự tăng

trưởng (%) 2019 2020 2021 2020/

2019

2021/

2020 BIDV SmartBanking 20.535 27.398 30.454 33,42 11,15

BIDV Bankplus 564 572 578 1,42 1,05

BIDV Business Online 219 234 241 6,85 2,99

BIDV Mobile 88 96 98 9,09 2,08

BIDV iBank 48 82 235 70,83 186,59

Dịch vụ thẻ 28.860 32.450 37.982 12,44 17,05

BSMS 25.543 28.811 33.246 12,79 15,39

Tổng cộng 75.857 89.643 102.834 18,17 14,72

Nguồn: BIDV Chi nhánh Hà Giang (2019-2021)

Số liệu cho thấy, tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2019, số khách hàng là 75.652 khách hàng, đến năm 2020 số khách hàng là 89.423 (tăng 18,20% so với năm 2019) và đạt 102.533 khách hàng vào năm 2021 (tăng 14,66% so với năm 2020).

Luận văn tiếp tục đi sâu phân tích tình hình phát triển số lượng khách hàng cho từng loại dịch vụ NHĐT tại BIDV Chi nhánh Hà Giang trong giai đoạn 2019 – 2021. Số liệu cho thấy, dịch vụ thẻ đang được nhiều khách hàng sử dụng nhất trong các dịch vụ NHĐT được cung ứng bởi Chi nhánh. Trong khi đó, các dịch vụ NHĐT khác như BIDV SmartBanking, BIDV iBank, BSMS chứng kiến mức tăng trưởng khách hàng lớn qua các năm. Cơ cấu cụ thể số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của Chi nhánh được thể hiện qua hình 2.3.

Hình 2.3: Cơ cấu số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

2019 2020 2021

BSMS 33.67% 32.14% 32.33%

Dịch vụ thẻ 38.05% 36.20% 36.94%

BIDV iBank 0.06% 0.09% 0.23%

BIDV Mobile 0.12% 0.11% 0.10%

BIDV Business Online 0.29% 0.26% 0.23%

BIDV Bankplus 0.74% 0.64% 0.56%

BIDV SmartBanking 27.07% 30.56% 29.61%

BIDV SmartBanking

BIDV SmartBanking là dịch vụ NHĐT, vừa được ngân hàng nâng cấp trong những năm gần đây. Đây là dịch vụ có mức tăng trưởng tốt, với 33,42% năm 2020 và 11,15% năm 2021, và đạt 30.454 khách hàng sử dụng vào năm 2021, chiếm đến 29,61% trong tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của Chi nhánh. Đây được xem là dịch vụ trọng yếu, có tầm quan trọng của BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Hà Giang nói riêng trong việc phát triển NHĐT, đặc biệt là đối với KHCN.

Sự tăng trưởng vượt bậc của dịch vụ BIDV SmartBanking xuất phát từ chiến lược phát triển dịch vụ này của HSC và cả của Chi nhánh. Trong đó, dịch vụ BIDV SmartBanking không ngừng được BIDV cập nhật những tiện ích, công nghệ mới nhất của ngân hàng. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế - xã hội; trong đó, đại dịch đã làm thay đổi nền tảng vận hành hệ thống dịch vụ ngân hàng, nổi bật là thanh toán phi tiền mặt đã tăng mạnh. Khách hàng chuyển sang sử dụng các ứng dụng ngân hàng di động để mua sắm online, thanh toán hóa đơn.

BIDV Bankplus

BIDV BankPlus là dịch vụ ngân hàng số được BIDV triển khai kết hợp cùng với Viettel, được dành riêng cho KHCN sử dụng sim Viettel. Dịch vụ này không có sự phát triển tốt, khi tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng hằng năm chưa tới 1,5%/năm, đạt 578 khách hàng vào năm 2021, và chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 0,56% trong tổng số khách hàng. Mặc dù đây là dịch vụ được BIDV miễn phí đăng ký và phí duy trì, tuy nhiên, dịch vụ này chịu sự cạnh tranh của chính các dịch vụ ngân hàng NHĐT khác của BIDV, với tính năng ưu việt như BIDV SmartBanking.

Trong khi đó, tập đoàn Viettel cũng phát triển dịch vụ fintech riêng là Viettel Pay, có thể kết nối với rất nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, với những tiện ích và khuyến mãi vượt trội, khiến dịch vụ BankPlus không thật sự hấp dẫn đối với khách hàng.

BIDV Business Online

BIDV Business Online là dịch vụ NHĐT được triển khai dành cho KHDN, để thực hiện các giao dịch trên nền tảng internet, cụ thể là tại website của dịch vụ.

Dịch vụ này có số lượng khách hàng đăng ký sử dụng không nhiều, bởi dành riêng cho đối tượng KHDN (vốn ít hơn nhiều so với KHCN). Năm 2021, dịch vụ Business Online có 241 khách hàng (tăng 2,99%), chiếm tỷ trọng 0,23%. Mức tăng thấp trong năm 2021 là do thực hiện theo chủ trương của HSC, lộ trình trong những năm tiếp theo, BIDV sẽ dừng cung cấp dịch vụ BIDV Business Online và BIDV Mobile cho KHDN, mà chỉ tập trung cung cấp một nền tảng NHĐT thống nhất là BIDV iBank cho KHDN. Do đó, những khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ BIDV Business Online trong năm 2021 đều được các giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng tư vấn, hướng dẫn đăng ký dịch vụ BIDB iBank để sử dụng dịch vụ được thuận tiện nhất.

BIDV Mobile

BIDV Mobile cũng là dịch vụ ngân hàng số dành cho KHDN, với tính năng tương tư như BIDV Business Online, nhưng được triển khai trên nền tảng điện thoại thông minh. Dịch vụ này cũng chứng kiến mức tăng trưởng chậm đi trong năm 2021, với mức tăng 2,08% so với năm 2020, đạt 98 KHDN đăng ký sử dụng. Tương tự như dịch vụ BIDV Business Online, HSC cũng chỉ đạo các Chi nhánh thành viên ngừng tư vấn cho KHDN sản phẩm này, mà chủ yếu tập trung cho sản phẩm BIDV iBank, do đó, số lượng KHDN đăng ký sử dụng dịch vụ này trong năm 2021 gần như không tăng đáng kể.

BIDV iBank

Mặc dù mới triển khai từ tháng 10/2018, nhưng dịch vụ BIDV iBank, dịch vụ được Chi nhánh xem là dịch vụ chiến lược dành cho KHDN, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, từ 48 KHDN năm 2019, lên đến 235 KHDN vào năm 2021 (tăng 186,59% so với năm 2020). Đây là dịch vụ có nhiều tính năng vượt trội mà BIDV triển khai, trong đó đặc biệt là việc kết nối với các phần mềm quản trị hệ thống của KHDN, cho phép KHDN thực hiện các giao dịch với BIDV ngày trên

phần mềm nội bộ của KHDN. Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng có sự tăng trưởng từ 0,06% năm 2019 lên thành 0,23% năm 2021.

Dịch vụ thẻ

Thẻ ngân hàng là một trong những dịch vụ thế mạnh của HSC nói chung và BIDV Chi nhánh Hà Giang nói riêng. Hiện tại, BIDV Chi nhánh Hà Giang đang triển khai 4 loại thẻ ghi nợ nội địa, 5 loại thẻ ghi nợ quốc tế và 10 loại thẻ tín dụng quốc tế.

Bảng 2.5: Số lƣợng thẻ phát hành của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2019 2020 2021

So sánh sự tăng trưởng

(%) Giá

trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2020/

2019

2021/

2020 Tổng số thẻ

phát hành 28.860 100,0 32.450 100,0 37.982 100,0 12,44 17,05 Thẻ ghi nợ nội

địa 27.402 94,9 30.722 94,7 35.895 94,5 12,12 16,84 Thẻ ghi nợ quốc

tế 1.269 4,4 1.536 4,7 1.831 4,8 21,04 19,21

Thẻ tín dụng

quốc tế 189 0,7 192 0,6 256 0,7 1,59 33,33

Nguồn: BIDV Chi nhánh Hà Giang (2019-2021) Với sự đa dạng và phong phú, sản phẩm thẻ của BIDV Chi nhánh Hà Giang đang có ưu thế nhất định đối với các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn, góp phần thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này. Năm 2019, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Chi nhánh đạt 28.864 khách hàng, đến năm 2020, con số này đã tăng lên thành 32.450 khách hàng (tương ứng tăng 12,44% so với năm 2019) và đạt 37.962 khách hàng vào năm 2021 (tương ứng tăng đến 17,05% so với năm 2020).

Số khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Chi nhánh chiếm hơn 36% trong tổng số khách hàng sử dụng dich vụ NHĐT, mặc dù có giảm nhẹ từ mốc 38,05% năm 2019 xuống còn 36,94% năm 2021.

Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thẻ phát hành của Chi nhánh, đạt hơn 94,5% trong giai đoạn 2019-2021. Trong khi tỷ trọng thẻ ghi nợ quốc tế chỉ chiếm 4,7%. Thẻ tín dụng quốc tế có tỷ lệ phát hành còn thấp hơn, với 0,7% trong năm 2021. Điều này là bởi đa phần nhu cầu của khách hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đối với dịch vụ thẻ chủ yếu ở mức cơ bản, như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và trong các giao dịch nội địa là chủ yếu. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang còn nhiều khó khăn, phần lớn khách hàng ở vùng nông thôn, miền núi, nhu cầu chi tiêu tín dụng cũng không thật sự cao.

Một điểm đáng lưu ý là thẻ phát hành của Chi nhánh chủ yếu dành cho KHCN. Điều này phản ánh đúng với thực trạng của Chi nhánh, khi hầu hết các sản phẩm thẻ của Chi nhánh đều được triển khai cho KHCN, vốn là đối tượng trọng tâm của các NHTM ở bất cứ thị trường nào. Đối với khách hàng tổ chức, hiện Chi nhánh đang cung ứng các dịch vụ thẻ là: BIDV MasterCard Business; BIDV Visa Business. Tuy nhiên, với đặc thù các doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các KHDN này thường chỉ đăng ký dịch vụ thẻ trả lương qua tài khoản, chứ ít khi đăng ký các loại thẻ trên bởi nhu cầu thấp. Bên cạnh đó, thời gian qua, BIDV Chi nhánh Hà Giang cũng chỉ triển khai các chương trình quảng bá, khuyến mãi đối với dịch vụ thẻ dành cho KHCN. Đối với khách hàng tổ chức, Chi nhánh ít quan tâm và không có chương trình quảng bá nào, chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp tự tìm đến đăng ký khi có nhu cầu, hoặc do sự giới thiệu của cán bộ nhân viên Chi nhánh là chủ yếu.

Hiện tại, Chi nhánh đang có 1 Trụ sở chính và 6 PGD, cùng với 8 máy ATM và 56 POS đang triển khai trên địa bàn. Đây là mạng lưới quan trọng hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ thẻ và các dịch vụ NHĐT khác. Chi nhánh có số lượng PGD đứng thứ hai trên địa bàn, tuy nhiên, số lượng ATM và số máy POS đứng thứ ba trên địa bàn, xếp sau Agribank và Vietinbank. Đa phần các máy ATM và POS của Chi nhánh lại tập trung tại trung tâm thành phố Hà Giang, một số ít tập trung tại các trung tâm huyện lân cận, khiến cho khách hàng gặp những bất tiện nhất định khi đến các máy

ATM hoặc cửa hàng có máy POS để tiến hành thực hiện giao dịch. Trong thời gian tới, BIDV Chi nhánh Hà Giang cần phát huy và triển khai thêm các địa điểm đặt máy POS, cũng như nghiên cứu mở rộng thêm các PGD, các điểm đặt máy ATM để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng hơn nữa trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.6: Thống kê số Chi nhánh, PGD, máy ATM, máy POS của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến thời điểm 31/12/2021

Chỉ tiêu Chi nhánh PGD ATM POS

BIDV Hà Giang 1 6 8 55

Agribank Hà Giang 12 7 26 138

Vietinbank Hà Giang 1 4 16 135

LienvietPostbank Hà Giang 1 5 8 12

Nguồn: NHNN tỉnh Hà Giang (2021)

BSMS

Dịch vụ BSMS chứng kiến mức tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm 2019, số khách hàng sử dụng dịch vụ này là 25.543, đến năm 2020 là 28.811 (tăng 12,79%) và đạt 33.246 khách hàng vào năm 2021 (tương ứng tăng 15,39% so với năm 2020). Đây cũng là dịch vụ có số lượng khách hàng sử dụng cao thứ hai trong các dịch vụ NHĐT, chiếm tỷ trọng lên đến 32,42% vào năm 2021.

Trên thực tế, dịch vụ BSMS là một dịch vụ NHĐT được khách hàng đăng ký sử dụng kèm theo với các dịch vụ NHĐT khác, đặc biệt là dịch vụ thẻ. Tiện ích lớn nhất mà khách hàng sử dụng trên dịch vụ này là để nhận những thông tin biến động về số dư tài khoản và những thông báo khác của ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2021, dịch vụ này đang được Chi nhánh triển khai với mức thu phí dịch vụ 9.000 VNĐ/tháng/số điện thoại (chưa VAT), miễn phí đăng ký.

Tuy nhiên, có thể thấy dư địa phát triển sản phẩm này vẫn còn để Chi nhánh có thể khai thác. Theo đó, số lượng sử dụng dịch vụ thẻ của Chi nhánh năm 2021 là 37.681 khách hàng, trong khi có 33.246 khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS, số khách hàng có sử dụng dịch vụ thẻ nhưng chưa đăng ký dịch vụ BSMS chiếm hơn 12%. Do đó, Chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể, triển khai các chương trình

chăm sóc, khuyến mãi dành cho những khách hàng đã sử dụng dịch vụ thẻ và đăng ký thêm dịch vụ SMS Banking.

2.2.2.2. Doanh số giao dịch dịch vụ ngân hàng điện tử

Số liệu cho thấy, doanh số của dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh có sự gia tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2019, doanh số giao dịch của dịch vụ NHĐT đạt 1.536,4 tỷ đồng, đến năm 2020 là 1.963,1 tỷ đồng (tương ứng tăng 27,77% so với năm 2019) và đạt 2.484,7 tỷ đồng vào năm 2021 (tương ứng tăng 26,57% so với năm 2020). Điều này cho thấy sự phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang trong những năm qua.

Bảng 2.7: Doanh số giao dịch dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2019 2020 2021 So sánh sự tăng

trưởng (%) Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2020/

2019

2021/

2020 Doanh số giao

dịch 1.536,4 100,0 1.963,1 100,0 2.484,7 100,0 27,77 26,57 BIDV

SmartBanking 456,9 29,7 653,3 33,3 782,2 31,5 42,99 19,73 BIDV

Bankplus 1,2 0,1 1,2 0,1 1,3 0,1 - 8,33

BIDV Business

Online 38,7 2,5 39,3 2,0 41,5 1,7 1,55 5,60

BIDV Mobile 10,4 0,7 11,2 0,6 12,8 0,5 7,69 14,29 BIDV iBank 72,5 4,7 154,3 7,9 343,7 13,8 112,83 122,75 Dịch vụ thẻ 956,4 62,2 1.103,3 56,2 1.302,6 52,4 15,36 18,06

BSMS 0,3 0,02 0,5 0,03 0,6 0,02 66,67 20,00

Nguồn: BIDV Chi nhánh Hà Giang (2019-2021)

Dịch vụ thẻ có doanh số giao dịch tăng trưởng nhanh qua các năm, từ 956,4 tỷ đồng năm 2019 lên đến 1.302,6 tỷ đồng năm 2021 (tăng 18,06% so với năm 2020).

Dịch vụ thẻ tiếp tục là dịch vụ NHĐT có mức doanh số cao nhất trong tổng doanh số của Chi nhánh, với tỷ trọng trong giai đoạn 2019- 2021 luôn chiếm quanh mốc 50-60%. Mặc dù đã có sự sụt giảm từ mốc 62,2% năm 2019 xuống còn 52,4% năm 2021.

Sự sụt giảm doanh số của dịch vụ thẻ là bởi sự gia tăng nhanh chóng doanh số giao dịch của các dịch vụ khác, đặc biệt là dịch vụ BIDV SmartBanking. Tỷ trọng doanh số giao dịch của BIDV SmartBanking đã tăng từ mốc 29,7% năm 2019 lên đến 31,5% năm 2021. Năm 2021, doanh số giao dịch của dịch vụ BIDV SmartBanking đạt đến 782,2 tỷ đồng (tăng hơn 19,73% so với năm 2020), chủ yếu xuất phát từ nhu cầu sử dụng dịch vụ này của người dân, khách hàng tăng đột biến để thanh toán hóa đơn, dịch vụ, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen thanh toán của người dân. Dịch vụ BIDV iBank cũng chứng kiến mức tăng trưởng nhanh chóng, đạt 343,7 tỷ đồng vào năm 2021 (tăng 122,75% so với năm 2020), tỷ trọng dịch vụ này trong tổng doanh số giao dịch dịch vụ NHĐT cũng tăng từ 4,7% năm 2019 lên 13,8% năm 2021.

Trong khi đó, dịch vụ BIDV Business Online và BIDV Mobile là hai dịch vụ có tỷ trọng giao dịch giảm dần qua các năm. Dịch vụ BIDV Business Online giảm từ 2,5% năm 2019 xuống còn 1,7% năm 2021. Dịch vụ BIDV Online giảm từ 0,7%

xuống còn 0,5% trong giai đoạn tương tự. Chủ yếu là do chỉ đạo của HSC, cũng như chiến lược phát triển NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang không còn chú trọng đến hai sản phẩm này.

Dịch vụ BSMS mặc dù có số lượng khách hàng sử dụng lớn, nhưng doanh số giao dịch không đáng kể, bởi đa phần khách hàng sử dụng dịch vụ này chỉ để nhận thông tin về biến động tài khoản, dịch vụ này phát sinh doanh số chủ yếu do một số khách hàng nạp tiền điện thoại di động trả trước và trả sau. Tỷ trọng giao dịch của dịch vụ này chỉ đạt chưa tới 0,02% trong năm 2021.

Dịch vụ Bankplus do chưa có nhiều khách hàng sử dụng, nên doanh số giao

dịch chỉ chiếm một tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 1% trong tổng doanh số giao dịch dịch vụ NHĐT trong năm 2020.

2.2.2.3. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử

Thu nhập của dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang ghi nhận sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2019– 2021. Năm 2019, tổng thu nhập từ dịch vụ này của Chi nhánh là 4,623 tỷ đồng, đến năm 2019 là 5,200 tỷ đồng (tăng 12,48% so với năm 2019) và đến năm 2021 đạt 6,608 tỷ đồng (tăng 16,69% so với năm 2020). Chi tiết tình hình thu nhập từng dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021 được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.8: Thu nhập từ dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: tỷ đồng Dịch vụ 2019 2020 2021 So sánh sự tăng trưởng (%)

2020/2019 2021/2020

Tổng thu nhập 4,623 5,200 6,068 12,48 16,69

BIDV SmartBanking 0,782 0,986 1,125 26,09 14,10

BIDV Bankplus 0,035 0,038 0,041 8,57 7,89

BIDV Business Online 0,124 0,127 0,132 2,42 3,94

BIDV Mobile 0,065 0,068 0,073 4,62 7,35

BIDV iBank 0,032 0,076 0,159 137,50 109,21

Dịch vụ thẻ 2,132 2,337 2,646 9,62 13,22

BSMS 1,453 1,568 1,892 7,91 20,66

Nguồn: BIDV Chi nhánh Hà Giang (2019-2021) Theo đó, dịch vụ thẻ vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập từ dịch vụ NHĐT, lên tới 43,6% vào năm 2021. Tiếp đến là dịch vụ BSMS với hơn 31%, dịch vụ BIDV SmartBanking với gần 18,5%, BIDV iBank chiếm 2,6%.

Các dịch vụ khác như dịch vụ BIDV Mobile và Bankplus chiếm lần lượt là 1,2% và 0,7% tổng thu nhập dịch vụ NHĐT. Cơ cấu cụ thể chi tiết tỷ trọng thu từng dịch vụ

NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang được thể hiện trong hình 2.4.

Hình 2.4: Cơ cấu thu nhập dịch vụ NHĐT của BIDV Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Nguồn: BIDV Chi nhánh Hà Giang (2019-2021) Tỷ trọng của các dịch vụ thẻ, BIDV SmartBanking, dịch vụ BSMS trong tổng thu nhập từ dịch vụ NHĐT cho thấy các dịch vụ ngân hàng NHĐT này đang dần khẳng định được vị thế của mình đối với các dịch vụ của Chi nhánh, phản ánh được nhu cầu sử dụng các dịch vụ này trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cũng như sự phát triển hạ tầng công nghệ viễn thông và điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, dịch vụ NHĐT chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của BIDV Chi nhánh Hà Giang, với tỷ trọng 2,58% năm 2019, 2,49% năm 2020 và 2,45% năm 2021. Điều này cho thấy, tại BIDV Chi nhánh Hà Giang, hoạt động cho vay và điều chuyển vốn vẫn là hoạt động chủ đạo trong việc tạo ra thu nhập. Mặc dù vậy, Chi nhánh cần có những giải pháp để phát triển thêm dịch vụ NHĐT, không chỉ vì mục đích gia tăng thu nhập của dịch vụ này, mà bởi phát triển dịch vụ NHĐT sẽ là nền tảng để cho Chi nhánh có điều kiện triển khai các hoạt động ngân hàng khác của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

2019 2020 2021

BSMS 31.4% 30.2% 31.2%

Dịch vụ thẻ 46.1% 44.9% 43.6%

BIDV iBank 0.7% 1.5% 2.6%

BIDV Mobile 1.4% 1.3% 1.2%

BIDV Business Online 2.7% 2.4% 2.2%

BIDV Bankplus 0.8% 0.7% 0.7%

BIDV SmartBanking 16.9% 19.0% 18.5%

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi 3 nhánh hà giang (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)