CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BÁN CHÉO SẢN PHẨM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Tây
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2019-2021
* Về huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM nói chung và Agribank Hà Tây nói riêng, có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Tây cũng nhƣ đối với xã hội. Kết quả đối với nghiệp vụ này là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng những nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thì công tác huy động đƣợc đặt lên hàng đầu. Nguồn vốn huy động không những đóng vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến quy mô, sự ổn định trong kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1. Huy động vốn giai đoạn 2019-2021 tại Agribank Hà Tây
Đơn vị: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)
2020/2019 2021/2020 Huy động vốn cuối ỳ 2.438 2.895 3.746 19 29
Phân theo đối tƣợng
Huy động vốn dân cƣ 1.381 1.659 2.200 20 33
Tỷ trọng (%) 57 57 59
Huy động vốn tổ chức kinh tế 346 542 875 57 61
Tỷ trọng (%) 14 19 23
Huy động vốn định chế tài
chính 711 694 671 -2 -3
Tỷ trọng (%) 29 24 18
Phân theo loại tiền
Huy động vốn VNĐ 2.386 2.829 3.671 19 30
Tỷ trọng (%) 98 98 98
Huy động vốn bằng ngoại tệ 52 66 75 27 14
Tỷ trọng (%) 2 2 2
Phân theo ỳ hạn
Huy động vốn ngắn hạn 1.447 1.776 2.452 23 38
Tỷ trọng (%) 59 61 65
Huy động vốn trung dài hạn 991 1.119 1.294 13 16
Tỷ trọng (%) 41 39 35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2019,2020,2021 của Agribank Hà Tây) Dễ dàng nhận thấy vốn huy động của Agribank Hà Tây tăng rất ổn định trong giai đoạn 2019-2021, xu hướng năm sau cao hơn năm trước (tăng 19% từ 2.438 tỷ
đồng năm 2019 lên 2.895 tỷ đồng năm 2020, và tăng 29% trong năm 2021) lên mức 3.746 tỷ đồng. Bình quân hàng năm tăng trưởng từ 20% đến 30%. Việc tăng trưởng vốn huy động đó thể hiện chính sách đa dạng các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức trả lãi, nhiều kỳ hạn gửi với mức lãi suất hấp dẫn cùng các chương trình tham gia dự thưởng, tặng quà của Chi nhánh. Bên cạnh đó với uy tín và thương hiệu của Agribank Hà Tây cũng tạo cho khách hàng thêm nhiều niềm tin trong việc gửi tiền và giao dịch với Agribank Hà Tây. Huy động vốn dân cƣ tại Agribank Hà Tây luôn chiếm tỷ trọng trung bình hàng năm là 58% so với tổng nguồn huy động.
Dựa trên số liệu và biểu đồ bảng 2.1 cho thấy Agribank Hà Tây phần lớn huy động vốn từ các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên trong giai đoạn 2019-2021, tỷ lệ huy động vốn từ các khách hàng cá nhân cũng nhƣ khách hàng tổ chức kinh tế không có nhiều biến động, tạo ra một sự ổn định nhất định cho nguồn tiền của Chi nhánh.
Sang năm 2021, huy động vốn từ khách hàng dân cư đã có sự tăng trưởng nhất định lên 2.200 tỷ đồng (tăng 33% so với năm 2020). Trong quá trình hoạt động của Agribank Hà Tây luôn chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với các khách hàng cá nhân có số tiền nhàn rỗi, bên cạnh đó là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính có tiềm lực tài chính mạnh và có nguồn tiền nhàn rỗi. Đây là một điều kiện tốt nhằm duy trì đƣợc mối quan hệ với khách hàng, tạo nền khách hàng và nền huy động vốn bền vững.
Nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Hà Tây chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm mức trung bình hàng năm là 68% tổng nguồn huy động. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhƣng lại chƣa mang tính ổn định cao cho ngân hàng trong khả năng thanh khoản. Mặt khác, theo quy định của Thông tƣ 22/2019/TT- NHNN thì các ngân hàng thương mại chỉ sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.
Khi nền kinh tế đi vào ổn định thì các nhà đầu tƣ lại tiếp tục đầu tƣ vào các dự án, còn người dân thì có nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà ở, mua bất động sản,…
nhiều hơn nhất là các hàng hóa xa xỉ nên nhu cầu vốn dài hạn là rất lớn. Vì vậy, Agribank Hà Tây cần tăng cường hơn các giải pháp nhằm tăng nguồn huy động trung và dài hạn đảm bảo cho các hoạt động chung.
* Về hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2019-2021, dƣ nợ cho vay của Agribank Hà Tây đã không ngừng tăng lên qua các năm, xu hướng các năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2019-2021, dư nợ hàng năm tăng trưởng bình quân 40% dù Agribank Hà Tây hứng chịu không ít ảnh hưởng toàn cầu từ đại dịch Covid-19. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Hà Tây.
Dư nợ cho vay cuối kỳ năm 2019 đạt 2.274 tỷ đồng, năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến lên 3.650 tỷ đồng (tăng 61% so với năm 2019), sang năm 2021 mức tăng trưởng ở mức 18% đạt 4.310 tỷ đồng. Năm 2020 tác động của đại dịch Covid-19 manh nha ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, các chính sách giảm lãi suất, mở rộng hạn mức cho vay của Chính phủ và NHNN nhằm thúc đẩy nền kinh tế đã làm dƣ nợ của Agribank Hà Tây tăng đột biến. Việc tăng trưởng nhanh năm 2020 tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng doanh nghiệp với các gói ƣu đãi lãi suất từ ngành NH nói chung và Agribank Hà Tây nói riêng. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Agribank Hà Tây luôn ở mức trung bình hàng năm là 79% tổng dƣ nợ.
Bảng 2.2. Cơ cấu dƣ nợ cho vay tại Agribank Hà Tây giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)
2020/2019 2021/2020
Dƣ nợ cuối ỳ 2.274 3.650 4.310 61 18
Phân theo ỳ hạn
Dƣ nợ ngắn hạn 986 1.739 1.925 76 11
Tỷ trọng (%) 43 48 45
Dƣ nợ trung, dài hạn 1.288 1.911 2.385 48 25
Tỷ trọng (%) 57 52 55
Phân theo đối tƣợng
Dƣ nợ cho vay cá nhân 319 891 1.003 179 13
Tỷ trọng (%) 14 24 23
Dƣ nợ cho vay doanh
nghiệp 1.955 2.759 3.307 41 20
Tỷ trọng (%) 86 76 77
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2019,2020,2021 của Agribank Hà Tây)
Trong khi hiện nay với chiến lược quyết tâm tăng trưởng dư nợ theo chỉ đạo của Hội sở Agribank, mở rộng cho vay bán lẻ của Agribank Hà Tây thì Agribank Hà Tây cũng đã có những điều chỉnh tăng trưởng tín dụng nhất định. Từ năm 2020, Chi nhánh đã tập trung cho vay cá nhân với mức tăng trưởng 179% so với năm 2019 (từ 319 tỷ đồng lên 891 tỷ đồng). Việc thay đổi trên đã làm thay đổi tỷ trọng cho vay cá nhân năm 2019 từ 14% lên 24% năm 2020 và 23% năm 2021.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ và ngày càng gay gắt của các ngân hàng lâu năm khác trên cùng địa bàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động cho vay cá nhân của Agribank Hà Tây.
Trong khi đó, theo kế hoạch chung của Agribank Hà Tây thì đến năm 2022 tỷ lệ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại các Chi nhánh toàn hệ thống phải đạt mức 28%/tổng dƣ nợ cho vay, nhƣ vậy Agribank Hà Tây sẽ còn phải phấn đấu hơn nữa nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng dư nợ chung theo chỉ tiêu của Hội sở Agribank và kế hoạch của Agribank Hà Tây xây dựng.
Xét về cơ cấu dƣ nợ theo thời gian, nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy tỷ trọng cho vay ngắn đạt tỷ lệ trung bình trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, luôn xấp xỉ 50%.
Cho vay trung dài hạn luôn đạt mức trung bình hàng năm là 55% so với tổng dƣ nợ cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn biến động không đồng đều qua các năm. Điều đó cho thấy Agribank Hà Tây sẽ phải có những điều chỉnh, biện pháp trong tương lai nếu muốn đạt đƣợc chỉ tiêu phát triển bền vững.
Đối với cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng, có thể thấy phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu dƣ nợ của Agribank Hà Tây vẫn là đối tƣợng KHDN, trung bình chiếm đến 80% tổng dƣ nợ giai đoạn 2019-2021. Trong giai đoạn 2019-2021, bám sát theo những chính sách của Đảng, Chính phủ và Agribank về hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, Agribank Hà Tây đã tung ra nhiều gói hỗ trợ, ƣu đãi lãi suất, miễn, giảm lãi, cơ cấu thời hạn trả nợ cho các đối tƣợng khách hàng, trong đó có phân khúc KHCN bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Điều này thể hiện rõ qua tỷ trọng cho vay đối tƣợng KHCN từ năm 2019 chỉ đạt 14% trên tổng dƣ nợ, đã tăng lên 24%
vào năm 2020 và 23% vào năm 2021.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Agribank Hà Tây luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương. Với lợi thế về mạng lưới, Agribank Hà Tây không ngừng mở rộng thị phần cho vay trên địa bàn. Tổng dƣ nợ năm sau cao hơn năm trước, từ chỗ chỉ có 2.274 tỷ đồng năm 2019, thì đến năm 2020, dƣ nợ cho vay đạt đƣợc 3.650 tỷ đồng và năm 2021 là 4.310 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định, Agribank Hà Tây đã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng, ngành nghề khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Việc thu hút khách hàng vay vốn đƣợc gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài nên tình hình sử dụng vốn năm qua có sự tăng trưởng. Để có được sự tăng trưởng ổn định đồng đều trở lại trong các năm tiếp theo, Agribank Hà Tây cần chủ động tích cực đột phá trong các giải pháp.
* Về hoạt động dịch vụ
Tổng thu dịch vụ của Agribank Hà Tây cũng tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2019-2021: năm 2019 đạt 31 tỷ đồng, năm 2020 đạt 41 tỷ đồng, và năm 2021 đạt 71 tỷ đồng. Mức tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 là 32%, mức tăng trưởng năm 2021 so với năm 2020 là 73%.
Thu dịch vụ ròng năm 2021 có sự tăng trưởng đột biến so với các năm trước lên 71 tỷ (tăng 73% so với năm 2020) do trong năm Agribank Hà Tây có tập trung cho vay một số doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều dịch vụ chuyển tiền, đồng thời cũng thu hút đƣợc nhiều các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng các dịch vụ thanh toán của Agribank Hà Tây. Đây là hướng đi mới Agribank Hà Tây đã triển khai thành công nhằm tăng thu dịch vụ, tăng lợi nhuận. Trong những năm tiếp theo, Agribank Hà Tây sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh trên. Các sản phẩm thu dịch vụ khác tăng đều và ổn định qua các năm.
Bảng 2. 3. Hoạt động dịch vụ tại Agribank Hà Tây giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)
2020/2019 2021/2020
Tổng thu nhập 305 443 601 45 36
Dịch vụ ròng 31 41 71 32 73
Tỷ trọng (%) 10,2 9,3 11,8
Dịch vụ bảo lãnh 3 5 9 67 80
Tỷ trọng (%) 1,0 1,1 1,5
Dịch vụ phí tín dụng 1 1 1 0 0
Tỷ trọng (%) 0,3 0,2 0,2
Dịch vụ tài trợ thương mại 2 5 8 150 60
Tỷ trọng (%) 0,7 1,1 1,3
Dịch vụ thẻ 1 2 3 100 50
Tỷ trọng (%) 0,3 0,5 0,5
Dịch vụ Ngân hàng điện tử 1 1 1 0 0
Tỷ trọng (%) 0,3 0,2 0,2
Dịch vụ bảo hiểm 1 2 1 100 -50
Tỷ trọng (%) 0,3 0,5 0,2
Kinh doanh ngoại tệ và phái
sinh 2 3 3 50 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2019,2020,2021 của Agribank Hà Tây) Tổng thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng cao nhất là trung bình 10,4%/năm, dịch vụ bảo lãnh chiếm trung bình 1,2%/năm, dịch vụ tài trợ thương mại chiếm tỷ trọng trung bình 1,0%/năm, dịch vụ thẻ chiếm tỷ trọng 0,4%/năm, dịch vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng trung bình 0,3%/năm, dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ phí tín dụng chiếm tỷ trọng thấp nhất trung bình 0,2%/năm.
* Về kết quả kinh doanh
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động inh doanh Agriban Hà Tây giai đoạn 2019- 2021
Đơn vị: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)
2020/2019 2021/2020
1. Tổng thu nhập 305 443 601 45 36
Thu nhập từ lãi vay 136 215 262 58 22
Thu nhập từ bán vốn FTP 108 146 211 35 45
Thu dịch vụ ròng 31 41 71 32 73
Thu nợ hạch toán ngoại bảng 19 22 31 16 41
Thu khác 11 19 26 73 37
2. Tổng chi phí 235 322 402 37 25
Chi huy động vốn 96 136 161 42 18
Chi mua vốn FTP 88 115 144 31 25
Chi nhân viên 15 18 22 20 22
Chi tài sản 5 8 12 60 50
Chi quản lý công vụ 6 9 11 50 22
Chi trích DPRR 22 31 43 41 39
Chi khác 3 5 9 67 80
3. Lợi nhuận trước thuế 70 121 199 73 64
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2019,2020,2021 của Agribank Hà Tây) Trong giai đoạn 2019-2021, tổng thu nhập của Agribank Hà Tây không ngừng gia tăng. Bình quân giai đoạn 2019-2021, tổng thu nhập của Agribank Hà Tây tăng 40%. Cụ thể năm 2019 đạt 305 tỷ đồng, năm 2020 đạt 443 tỷ đồng, tăng 138 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng 45%. Trong đó tập trung nhiều tại khoản mục Thu nhập từ lãi vay (215 tỷ đồng), Thu nhập từ bán vốn FTP (146 tỷ đồng). Năm 2021 tổng thu nhập của Chi nhánh là 601 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng 36%. Năm 2021, cũng vẫn là các khoản thu từ Thu nhập từ lãi vay
(262 tỷ đồng) và Thu nhập từ bán vốn FTP (211 tỷ đồng) là lớn nhất nhƣng Thu dịch vụ ròng lại là khoản mục có mức tăng trưởng cao nhất so với năm 2020 (tăng trưởng 73%).
Tổng chi phí hoạt động của Agribank Hà Tây giai đoạn 2019-2021 cũng tăng đều qua các năm. Bình quân tăng trưởng 31%, cụ thể, năm 2019 tổng chi phí là 235 tỷ đồng. Năm 2020, chi phí tăng lên 322 tỷ đồng và năm 2021 con số đó là 402 tỷ đồng. Tốc độ tăng của chi phí nhanh nhưng lợi nhuận trước thuế qua các năm tại Chi nhánh cũng luôn tăng trưởng. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt là 70 tỷ đồng. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 121 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương 73%. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế tăng lên 199 tỷ đồng, tương đương 64%. Số liệu cho thấy qua 3 năm hoạt động, Chi nhánh đã hoạt động tốt, ổn định và sinh lời