CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics từ các quốc gia
Để đạt được những thành tựu trong lĩnh vực Logistics như ở thời điểm hiện tại, đầu tiên, phải kể đến sự nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc, rất quan tâm và đầu tư một cách bài bản vào cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát triển trên thế giới. Cơ sở hạ tầng logistics thường xuyên được cải thiện và đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm. Hệ thống này bao gồm đường cao tốc, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Hệ thống đường cao tốc ở Trung Quốc có chức năng “xương sống” trong hệ thống giao thông tại quốc gia tỷ dân này. Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, tổng chiều dài đường sắt cao tốc tại Trung Quốc tính đến cuối năm 2020 lên đến 38.000 km.
Cảng nước sâu Yangshan ở Thượng Hải là một tổ hợp cảng chuyên dụng container có khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn với khoản đầu tư lên tới 50 tỷ USD. Đây là cảng nước sâu lớn nhất thế giới với 20 km cầu cảng cùng 50 bến neo tàu, Yangshan có khả năng vận chuyển 25 triệu container mỗi năm. Về đường hàng không, theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), kể từ ngày 19/01/2018, các quy định mới cho phép các công ty nhà nước và tư nhân đầu tư độc lập hoặc cùng nhau trong ngành hàng không chính thức có hiệu lực.
Bảng 1.1: Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics Trung Quốc
Chỉ tiêu Trung Quốc Việt Nam
Cảng hàng không (cảng) 467 22
Sân bay trực thăng (sân bay) 35 1
Đường ống (km):
- Dầu - Gas
- Các sản phẩm hóa dầu
26.334 17.240 6.106
49 510 206
Đường sắt (km) 75.438 2.600
Đường bộ (km) 1.870.661 222.179
Đường sông (km) 124.000 17.702
(Nguồn: The World Fact Book 2020)
b. Chính sách phát triển dịch vụ Logistics của Chính phủ
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, một số hạn chế về đầu tư từ nước ngoài dần được loại bỏ, môi trường logistics Trung Quốc được cải thiện, nhà khai thác logistics nước ngoài được phép tham gia hầu hết các khía cạnh của thị trường logistics Trung Quốc. Thị trường đầy hứa hẹn này đã thu hút và khuyến khích rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ logistics tại nước ngoài đến đầu tư, có thể kể đến là:
- Doanh nghiệp 3PL quốc tế như : DHL, Exel, Panalpina, TNT, UPS, Kuehne&Nagel, Schenker, và FedEx.
- Doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống tàu biển: Maersk Logistics, OOCL Logistics, NYK Logistics, Hanjin Logistics, K-Line Logistics và APL Logistics.
Chính phủ Trung Quốc luôn khuyến khích cách doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống logistics, kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư hệ thống logistics quốc gia. Đây là chính sách quan trọng để Trung Quốc có thể thu hút nguồn vốn lớn vào đầu tư cho hệ thống logistics quốc gia. Các lĩnh vực đầu tư lớn của Trung Quốc đều có sự góp mặt của kinh tế tư nhân, như hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, hệ thống kho bãi, trung tâm logistics,... Thị trường logistics của Trung Quốc được quản lý bởi Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, hoạt động kho bãi và trung
tâm logistics được chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Bảng 1.2: Chính sách hệ thống logistics quốc gia Trung Quốc
Các hoạt động logistics Các thành phần doanh nghiệp tham gia
Cơ quan quản lý
Giao nhận Khuyến khích MOFTEC.CAAC
Vận chuyển đường bộ Khuyến khích MOFTEC.MOC
Vận chuyển đường biển Hạn chế MOFTEC.MOC
Vận chuyển đường không Quản lý chặt MOFTEC. CAAC
Khai thuê hải quan Quản lý chặt MOFTEC. GAC
Dịch vụ kho bãi Khuyến khích MOFTEC. MOC
Trung tâm logistics Khuyến khích MOFTEC. MOC
(Nguồn: China’s Logistics industry holds a golden opportunity 2019)
c. Áp dụng công nghệ thông minh trong lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ Sự bùng nổ của nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc là động lực cho sự phát triển dịch vụ logistics. Sự tăng trưởng liên tục của tổng thể nền kinh tế Trung Quốc đã giúp tạo ra những nhu cầu ngày càng tăng cho các dịch vụ logistics trọn gói.
Báo cáo chung của hãng kiểm toán KPMG và tập đoàn Alibaba ước tính giá trị của thị trường bán hàng trực tuyến của Trung Quốc đạt khoảng 2.000 tỉ nhân dân tệ. Rõ ràng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử cùng với sự phổ biến của các trang mua sắm điện tử tại Trung Quốc đã mang lại những cơ hội phát triển lớn hơn cho ngành dịch vụ logistics của đất nước tỷ dân này.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics từ Singapore a. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Với lợi thế là một điểm trung chuyển hàng hóa truyền thống được các thương nhân thế giới ưa chuộng từ thế kỷ 19 cùng với việc kế thừa hạ tầng cảng được Anh tạo dựng, Singapore đã phát triển hệ thống cảng biển và trở thành cảng sôi động nhất khu vực.
Hiện nay, cảng biển Singapore sử dụng công nghệ cấp phép điện tử để tàu có thể ra vào nhanh hơn. Ngoài ra, Singapore cũng dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Chính vì thế, cảng biển Singapore trở thành một trong những cảng container sầm uất nhất trên thế giới và trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn được xếp vào loại nhất, nhì thế giới.
Bảng 1.3: Top 10 cảng biển có số lượng hàng hóa container thông qua cao nhất tính đến năm 2021 (Đơn vị: triệu TEU)
Thứ hạng
Tên cảng Quốc gia Sản lượng 2021 (triệu TEU)
Sản lượng 2020 (triệu TEU)
% Tăng trưởng
1 Shanghai Trung Quốc 47.03 43.50 8.1%
2 Singapore Singapore 37.47 36.87 1.6%
3 Ningbo- Zhoushan
Trung Quốc 31.08 28.73 8.2%
4 Shenzhen Trung Quốc 28.76 26.55 8.3%
5 Guangzhou Trung Quốc 24.18 23.19 4.3%
6 Qingdao Trung Quốc 23.70 22.00 7.7%
7 Busan Hàn Quốc 22.69 21.82 4.0%
8 Tianjin Trung Quốc 20.26 18.3 6 10.4%
9 Los Angeles Mỹ 20.06 17.33 15.8%
10 Hong Kong Trung Quốc 17.79 17.33 2.7%
(Nguồn: Global Maritime Hub, 2021)
Song song với cảng biển, Singapore cũng đặt ưu tiên cho phát triển vận tải hàng không. Từ năm 1971, Singapore đã đầu tư xây dựng sân bay mới là Changi Airport.
Đến nay sân bay quốc tế Changi với Trung tâm Logistics hàng không Singapore
ALPS (Airport Logistics Park of Singapore - còn gọi là Công viên Logistics Changi) trở thành biểu tượng cho logistics hàng không Singapore. Cảng hàng không quốc tế Changi phục vụ 1.010 hãng hàng không trên thế giới với 5.600 chuyến bay hàng tuần; sân bay Changi có tần suất bay lớn thứ 7 thế giới. Bên cạnh đó là hệ thống giao thông đường bộ phát triển, trung bình mỗi ngày hơn 50 triệu tấn hàng hóa các loại được vận chuyển trên các tuyến giao thông huyết mạch của Singapore để tập kết tại các kho hàng.
Bảng 1.4: So sánh điểm số hạ tầng cơ sở của Singapore và một số nước trong đánh giá LPI của World Bank
Năm Singapore Đức ThụyĐiển Anh Hoa Kỳ Nhật Bản
2010 4,22 4,34 4,03 3,95 4,07 4,19
2012 4,15 4,26 4,13 3,95 4,14 4,11
2014 4,28 4,32 4,09 4,16 4,18 4,16
2016 4,20 4,44 4,27 4,21 4,15 4,10
2018 4,06 4,37 4,24 4,03 4,05 4,25
(Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report 2010, 2012, 2014, 2016,2018 World Bank)
b. Chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty vận tải và logistics
Singapore chủ động khuyến khích các công ty đa quốc gia (MNCs) và một số các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại Singapore, xây dựng các trung tâm phân phối khu vực và toàn cầu tại Singapore với nhiều ưu đãi như giảm thuế đối với khoản thu lợi nhuận, miễn thuế đối với đầu tư mạo hiểm…Đặc biệt, Chính phủ Singapore còn có chương trình ưu đãi đặc biệt như miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm, hay được hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container... Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn có chương trình hỗ trợ ngành hàng hải đối với các lĩnh vực có giá trị gia tăng và có hàm lượng chất xám, bao gồm: vận hành tàu, môi giới tàu, hỗ trợ tài chính thuê mua tàu, pháp luật hàng hải, kế hoạch phát triển cảng biển, kinh tế cảng, định giá và marketing, bảo hiểm hàng hải, thủy quân và thủy thủ đoàn.
c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và khai thác cảng
Hệ thống logistics của Singapore được điều hành thông qua: TradeXchange;
TradeNet, Cargo Community Network, Efreight, Portnet… Từ năm 1989, Singapore đã đưa vào thực hiện TradeNet để đơn giản hoá các thủ tục xuất- nhập khẩu cũng như các yêu cầu đối với doanh nghiệp. TradeNet thay thế các quy trình bằng giấy tờ trước đây và là phương tiện để thực hiện cơ chế “Một cửa” trong thông quan và giải phóng hàng. Hiện nay, TradeNet xử lý hơn 9 triệu giao dịch/ năm, giảm thời gian thông quan giảm từ 2- 4 ngày xuống dưới 10 phút, chi phí ước tính giảm xuống còn 2,88 USD cho một giao dịch (VCC, 2015).
d. Đầu tư đào tạo nhân lực
Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng đến các chính sách về giáo dục, đào tạo, thu hút nhân tài logistics. Bằng các chính sách tuyển dụng mở cửa, cơ chế lương cao, thuế thu nhập thấp, được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singapore, nguồn nhân lực logistics của Singapore đã phát triển đáng kể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hợp tác với các thương hội, hiệp hội mở các cuộc triển lãm, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics. Singapore cũng liên tục tổ chức các hoạt động như cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu Logistics cho sinh viên, thành lập học viện Logistics châu Á- Thái Bình Dương và phát triển học viện này thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Logistics hàng đầu châu Á, thành lập viện nghiên cứu Logistics Singapore nhằm phát triển chiến lược và chương trình đào tạo Logistics.